Sự tương đồng trong cách nói khiêm nhường 1 Đối tượng giao tiếp

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm (Trang 41 - 47)

TRONG CÁCH NÓ

2.1.2 Sự tương đồng trong cách nói khiêm nhường 1 Đối tượng giao tiếp

2.1.2.1 Đối tượng giao tiếp

1 Mối quan hệ trên – dưới:

Địa vị: cấp trên – cấp dưới; giáo viên – học sinh Tuổi tác: người trên – người dưới

Trong quá trình giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới, người trên và người dưới, thầy giáo với học sinh…thì người nói phải ý thức được bản thân đang ở vị trí nào trong mối quan hệ đã được thiết lập. Từđó, có sự lựa chọn các hình thức giao tiếp phù hợp để làm tốt đẹp các mối quan hệ. Bởi vì mối quan hệ “trên - dưới” là một trong những mối quan hệ thường gặp trong xã hội. Đặc biệt, nó được thể hiện khá rõ trong cách sử dụng các hình thức giao tiếp với việc biểu hiện cách nói tôn kính và cách nói khiêm nhường của người nói. Theo đó, người nói sẽ sử dụng cách nói tôn kính khi nói vềđối tượng giao tiếp (hoặc nhân vật được nhắc đến) và sử dụng cách nói khiêm nhường khi nói về bản thân và những sự việc, trạng thái có liên quan đến bản thân người nói. Đây là điểm tương đồng cơ bản về mặt ý nghĩa trong cách nói khiêm nhường giữa tiếng Nhật và tiếng Việt.

Ví d 1: Kacho: “Watashi wa korekara tsusansho e itte kuru kara, shacho ga omie

ni nattara so moshi agete kurenai ka”.

(Trưởng ban: Từ bây giờ, tôi sẽ đi đến bộ Thương mại và Công nghiệp, nếu ông giám đốc đến xin cô hãy nói như vậy giùm tôi).

Hisho: “Kashikomarimashita. Sono youni moushiagemasu”. (Thư ký: Thưa vâng. Tôi sẽ nói như vậy)

Đây là đoạn hội thoại giữa trưởng ban và thư ký. Theo đó, khi nhắc đến nhân vật cấp trên khác (shacho – giám đốc) thì sử dụng cách nói tôn kính “omie ni naru - đến”.

Khi nói về hành động của mình, người thư ký sử dụng cách nói khiêm nhường “moushiageru – nói”.

Ví d 2: Senpai: “Yuube sono chihou de ookiina jiko ga atta no wo shitteru?” (Tiền bối: Anh có biết tối qua ở vùng đó có một tai nạn lớn không?)

Kohai: “Hai, zonjite orimasu. Saikin wa jiko ga ooi desu ne”. (Hậu bối: Vâng, tôi biết. Gần đây tai nạn nhiều quá nhỉ)

Mối quan hệ trên - dưới cũng được xét đến ở hai vai giao tiếp “tiền bối - hậu bối”, trong đó, tiền bối là những người có kinh nghiệm nhiều hơn hậu bối (có thể tuổi lớn hơn). Do đó, khi nói chuyện, hậu bối phải sử dụng cách nói tôn kính với tiền bối và khiêm nhường bản thân. Trong ví dụ trên, hậu bối đã sử dụng cách nói khiêm nhường “zojite orimasu - biết” (khiêm nhường của shiru) nhằm đề cao và tôn kính tiền bối một cách gián tiếp.

2 Mối quan hệ trong – ngoài:

Trong trường hợp nhắc đến những người thân trong gia đình, người Nhật và người Việt ưu tiên sử dụng cách nói khiêm nhường và biểu hiện thái độ khiêm tốn. Chẳng hạn, trong cách xưng hô chồng - vợ, nếu nhắc đến chồng / vợ của người nói trong quá trình giao tiếp thì hình thức xưng hô khiêm nhường sẽ là: tsuma / kanai

(vợ tôi, bà xã tôi, nhà tôi), otto (chồng tôi, ông xã tôi, nhà tôi)…Trong khi đó, cách xưng hô tôn kính với chồng / vợ của đối tượng giao tiếp sẽ là: shujin (chồng chị ),

okusan (vợ anh)…Nếu trong trường hợp được người đối thoại khen là: “Otaku no okusan wa ryouri ga ojouzu desu ne” (Vợ anh nấu ăn ngon quá nhỉ) thì người chồng sẽ không trả lời là: “Sounan desu yo. Totemo jouzu de, pro no ryourijin no you desu” (Vâng, đúng vậy. Vợ tôi nấu anh ngon lắm, giống như nhà đầu bếp chuyên nghiệp). Câu trả lời đúng sẽ phải mang tính chất và biểu hiện của sự khiêm nhường: “Iie, madamada desu. Motto gabaranaito…” (Ồ, không đâu, nhà em còn phải cố gắng nhiều hơn nữa). Tương tự như vậy, nếu nhưđược khen: “Okosan wa yoku benkyou ga dekimasu ne” (Con chị học hành giỏi quá nhỉ) thì người mẹ sẽ không trả lời là: “Arigatou gozaimasu. Honto ni yoiko desu” (Vâng, cám ơn chị. Con tôi đúng thật là

môt đứa trẻ giỏi). Câu trả lời đúng cần phải thê hiện sự khiêm tốn: “Ieie, mada mada heta desu” (Ồ, không đâu, không đâu, con tôi vẫn còn dở lắm) hoặc “Mousukoshi benkyou shite kureru to iindesu ga…” (Giá mà con tôi nó học hành chăm chỉ một chút thì tốt biết mấy…).

3 Mối quan hệ thân – sơ:

Trong trường hợp giao tiếp mà mối quan hệ giữa người nói với đối tượng giao tiếp vẫn tồn tại một “khoảng cách” (mối quan hệ không thân thiết), thì khi nói chuyện về bản thân hoặc nhắc đến những sự việc, yếu tố liên quan đến người nói thì nhất thiết phải sử dụng hình thức nói khiêm nhường.

Ví d: A: Otaku no minasama okawari naku osugoshi de irasshaimasu ka.

(Mọi người trong gia đình anh vẫn bình thường, không có gì thay đổi cả chứ) B: Okagesama de mina genki ni kurashite orimasu.

(Nhờ trời mà mọi người trong gia đình tôi vẫn sinh sống khỏe mạnh)

Người A khi hỏi người B đã sử dụng những hình thức biểu hiện của cách nói tôn kính là: Otaku (nhà, gia đình – kính ngữ của Ie / uchi), minasama (mọi người – kính ngữ của mina), ~ de irasshaimasu (thì – kính ngữ của desu). Vì câu hỏi có liên quan đến gia đình nên người B trả lời bằng hình thức biểu hiện khiêm nhường: kurashite orimasu (sống – khiêm nhường của động từ kurashite imasu).

2.1.2.2 Hoàn cnh giao tiếp

Trong giao tiếp, khi nói về những vấn đề và sự việc liên quan đến bản thân mình, người nói thường lựa chọn những hình thức xưng hô khiêm nhường. Chẳng hạn,

Khi nói về nghề nghiệp, người nói thường sử dụng những cách nói như sau:

- Tôi là chủ tịch một công ty rất nhỏ.

- Tôi giữ một chức vụ rất nhỏ.

- Tôi không chắc lắm là tôi có thể làm được điều này.

Các phát ngôn kiểu này có nguồn gốc từ sự khiêm nhường, là nét tính cách văn hoá truyền thống của hai quốc gia Việt - Nhật. Tuy nhiên, những cách xưng hô khiêm nhường này rất dễ gây hiểu lầm nhất là khi người nghe là người phương Tây – đó là những người có cách giao tiếp văn hoá khác hẳn, những người có thể có những phát ngôn kiểu như: “Tôi có một công ty rất lớn”; “Tôi rất tự hào về...”.

Tuy có cùng đặc điểm văn hóa giống nhau (văn hóa Trung Quốc) nhưng so với người Triều Tiên và người Trung Quốc thì cách suy nghĩ và lối ứng xử của người Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với người Nhật Bản hơn. Chẳng hạn, khi mời khách dùng bữa hoặc uống nước, cho dù đó có là thức ăn hay đồ uống ngon đến thế nào đi chăng nữa thì cũng chỉ nên nói khiêm nhường là “Thật ngại quá, hôm nay bữa ăn (đồ uống) chẳng có gì cả. Xin mời dùng.” Hoặc khi tặng ai đó một món quà kỷ niệm rất đẹp và tuyệt vời thì cũng chỉ nên nói là “Đây là một món đồ không tốt lắm. Xin hãy nhận cho”. Hoặc trong trường hợp tặng quà hay mời người khác dùng bữa thì người Nhật và người Việt thường mở đầu bằng câu: “Chẳng có gì to lớn cả.

Đây chỉ là chút lòng thành của tôi”. Cách nói này trong ca dao, tục ngữ tiếng Việt được biểu hiện bằng câu: “Của ít lòng nhiều”; “Của cho không bằng cách cho”. Vì thế, có lẽ tính khiêm tốn, nhún nhường trong giao tiếp của người Việt Nam và người Nhật Bản ít có dân tộc nào có được. Đó là thói quen trong giao tiếp truyền thống của hai quốc gia Việt Nam – Nhật Bản. Thói quen này thể hiện sự tế nhị, ý tứ trong giao tiếp và khiêm tốn trong hành động của người nói. Tuy nhiên, hình thức xưng hô độc đáo này lại có phần khác biệt so với cách xưng hô của người nước ngoài, đặc biệt là người phương Tây. Trong trường hợp tặng cho ai đó một món ăn ngon hoặc một món quà lưu niệm đắt tiền, thông thường người phương Tây sẽ nói là: “Vì đây là một món ăn rất ngon nên xin hãy dùng thử.” hoặc “Đây là một món đồ rất tốt, xin hãy nhận lấy”. Tuy nhiên, cách nói này được xem là cách nói không khiếm nhã trong tiếng Nhật và tiếng Việt.

Trong xã hội Mỹ, mỗi cá nhân đều muốn thể hiện những điểm tốt, những việc làm của mình cho người khác nhưng trong xã hội Việt – Nhật lại hoàn toàn khác biệt. Điểm khác biệt cơ bản là do ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa và thói quen xưng hô tác động nên cách xưng hô của người Mỹ thường đề cao cái “tôi”, tôn thờ “chủ nghĩa cá nhân”. Trong khi đó, người Nhật và người Việt thường có thói quen xưng hô trong giao tiếp bằng một thái độ ý tứ, dè dặt và khiêm nhường, hạn chế tuyệt đối việc bộc lộ “cái tôi” quá mức. Điều này được gọi là “vẻđẹp của sự khiêm nhường” (kenjougo no bitoku). “Vẻđẹp của sự khiêm nhường” trong cách nói của người Nhật và người Việt chính là vẻđẹp được bộc lộ bằng tâm trạng muốn đề cao và tôn trọng vị trí của đối tượng giao tiếp bằng cách nhún nhường bản thân và những yếu tố liên quan đến bản thân của người nói.

2.1.2.3 Thái độ ca người nói

Cách nói khiêm nhường là cách nói đề cao đối tượng giao tiếp và nhân vật được nhắc đến trong đề tài nói một cách gián tiếp thông qua hình thức khiêm tốn bản thân và những sự việc, trạng thái liên quan đến người nói. Đó là cách thức chung của xưng hô lễ phép và xưng hô đúng mực. Cách thể hiện sự khiêm nhường trong giao tiếp là con đường để đạt được lịch sự chuẩn mực. Các biểu hiện về lịch sựđó chỉ có ý nghĩa thật sự khi người nói ứng xử và thể hiện bằng một thái độ chân thành. Người nghe có thể nhận biết sự chân thành trong cách nói của người nói qua những yếu tố kèm lời như thái độ, cử chỉ, động tác…Trong đó, thái độ khiêm nhường của người nói luôn được đánh giá cao. Chính vì vậy, nếu tỏ thái độ không chân thành thì cho dù người nói có cố gắng xưng hô khiêm nhường, đúng mực đến đâu đi chăng nữa cũng sẽ bộc lộ sự sáo rỗng, giả tạo trong lời nói. Trong trường hợp này, hiệu quả giao tiếp thường trái với sự mong đợi của người nói.

Như vậy, cho dù cách nói khiêm nhường có được diễn tả bằng những loại hình ngôn ngữ (tiếng Nhật và tiếng Việt) khác nhau đi chăng nữa thì điểm chung trong hiệu quả giao tiếp là thái độ khiêm nhường của người nói.

Ví d: khi khách hàng đến công ty nhưng lại xách theo một chiếc vali rất to nên gây khó khăn cho việc di chuyển. Người khách hàng gặp nhân viên và đề nghị giúp đỡ: Okyakusan: “Chotto sumimasen, toranku wo motteitadakenai deshou ka?”

(Khách hàng: Xin lỗi, anh có thể xách giùm tôi túi vaili này được không?) Shain: “Hai, ii desu yo. Omochisasete itadakimasu

(Nhân viên: Vâng, được ạ. Để tôi xách cho quý khách)

Tuy người nhân viên sử dụng hình thức nói khiêm nhường “Omochisasete itadakimasu” nhưng lại tỏ thái độ miễn cưỡng, không vui khi phải làm những việc mà không phải phận sự của mình. Người nhân viên đó vừa xách túi vừa nhăn nhó thể hiện rằng vì chiếc túi của khách hàng quá to nên đã làm anh ta mệt mỏi. Vì thế, khi nhìn vào thái độ giúp đỡ không nhiệt tình cho dù có sử dụng cách nói khiêm nhường của nhân viên thì người khách cũng không cảm thấy hài lòng. Do đó, từ thái độ và cử chỉ của nhân viên này mà có thể ảnh hưởng đến công việc ký kết hợp tác giữa người khách này và công ty nói trên. Trong bất cứ hình thức giao tiếp nào trong xã hội thì cách nói khiêm nhường luôn phải được thể hiện bằng một thái độ chân thành, khiêm tốn đúng mực. Hai yếu tố này là những yếu tố cơ bản trong việc thể hiện hành vi ứng xử và nhân cách của người nói cũng như đạt được hiệu quả giao tiếp trong các mối quan hệ. Hay trong trường hợp trao giải một cuộc thi về sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sau khi người dẫn chương trình công bố tác phẩm đoạt giải cao nhất trong cuộc thi thì tác giả của sản phẩm lên phát biểu ý kiến. Khi được mọi người khen ngợi về tác phẩm của mình, tác giả đó đã trả lời những câu như: “Minnasama ni homerarete, makoto ni arigatou gozaimasu. Watashi wa motto ganbatte orimasu.” (Cám ơn quý vị đã có lời khen về tác phẩm của tôi. Tôi còn cần phải cố gắng nhiều hơn nữa). Hay “Watashi no sakuhin wa yokunai tokoro ga sonzaishite orimasu” (Tác phẩm của tôi còn nhiều chỗ thiếu sót cần phải khắc phục). Tuy sử dụng những lời nói khiêm nhường nhưng người này lại tỏ thái độ coi thường khi lần lượt đi xem xét và thể hiện ý chê bai các tác phẩm khác. Chính hành động và thái độ kiêu ngạo của người này mà mọi người trong buổi lễ hôm ấy đã có những lời nhận xét không tốt về tính cách cũng như phẩm chất đạo đức của anh ta.

Do đó, khi nói chuyện hay hành động, trong mọi trường hợp người nói cũng cần phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời nói và thái độ khiêm nhường của mình để giữ gìn “vẻđẹp của sự khiêm nhường”.

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)