TRONG CÁCH NÓ
2.2.1 Sự khác biệt trong cách nói tôn kính 1 Đối tượng giao tiếp
2.2.1.1 Đối tượng giao tiếp
Mối quan hệ trong – ngoài:
Ý thức về mối quan hệ “trong” – “ngoài” biểu hiện văn hóa Nhật Bản. Hơn thế nữa, nó còn biểu hiện tâm lý của người Nhật và văn hóa ngôn từ của nước Nhật. Đồng thời, đây còn là một trong những đặc trưng trong cách suy nghĩ của dân tộc Nhật Bản. Do đó, khi tiếp xúc với người Nhật cần phải hiểu được vai trò của các mối quan hệ trong xã hội Nhật, đặc biệt là mối quan hệ “trong – ngoài”. Để hiểu được cách biểu hiện cụ thể của mối quan hệ này cần xét đến cách biểu hiện của nó trong cách nói kính ngữ. Theo đó, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa người nói với đối tượng giao tiếp mà có cách nói tôn kính hoặc khiêm nhường khác nhau. Trong xã hội Nhật Bản, ý thức về tập đoàn tồn tại phổ biến nhất. Vì thế, dựa vào cách giao tiếp và cách hành động trong tập đoàn có thể thấy được ý thức về mối quan hệ “trong – ngoài”. Theo đó, những người thuộc về tập đoàn (bao gồm những người trong gia đình, người trong công ty, người trong nhóm của người nói) sẽ hình thành nên mối quan hệ “bên trong”. Và những người còn lại (người không quen thân,
người lạ, người của công ty khác, người của nhóm khác nhóm của người nói) sẽ hình thành nên mối quan hệ “bên ngoài”.
Cách nói tôn kính chịu sự ảnh hưởng của ý thức tập đoàn – ý thức “trong – ngoài” được thể hiện rõ nhất trong môi trường giao tiếp gia đình và công ty. Tuy nhiên, cách nói này trong tiếng Nhật và tiếng Việt có một sốđiểm khác nhau cơ bản như sau:
Gia đình Nhật Bản:
Trong gia đình Nhật Bản, khi muốn nói chuyện về những thành viên trong gia đình thì không được sử dụng hình thức xưng hô lịch sự như “otosan” (bố), “okasan” (mẹ)…Cách sử dụng đúng sẽ là “chichi” (bố), “haha” (mẹ) (đây là những hình thức xưng hô khiêm nhường). Do đó, nếu muốn thể hiện ý kính trọng với bố / mẹ của đối tượng giao tiếp thì nhất thiết phải sử dụng cách nói tôn kính là “otosan / otosama”, “okasan / okasama”. Vì thế, cách nói tôn kính đối tượng giao tiếp được người Nhật sử dụng đối với những thành viên không thuộc gia đình. Cách nói này nhằm thể hiện ý kính trọng, đề cao đối tượng giao tiếp. (Cách nói “Otosan / okasan” hiện nay thường được xưng hô giữa những thành viên trong gia đình). Tuy nhiên, khi giao tiếp trong gia đình, người Nhật lại chọn hình thức nói thân mật cho dù đó có là ông / bà / bố / mẹ…những người bậc bề trên (sử dụng hình thức động từ hoặc danh từở thể thường Futukei). Hình thức giao tiếp bằng cách nói thông thường, thân mật này là hình thức không cần phải diễn đạt sự tôn kính, chỉ được dùng trong gia đình và giữa bạn bè.
Ví dụ:
Con: “Nee, okasan, otosan wa nannji goro kaeru no?” (Mẹơi, khoảng mấy giờ thì bố về vậy?)
Mẹ: “Sou ne, konban wa 10 ji goro ni naru t omou wa”. (Để xem nào, mẹ nghĩ chắc khoảng vào lúc 10 giờ tối nay).
Trong ví dụ trên, người con đã sử dụng động từ ở thể thông thường là “kaeru” (về) để hỏi người mẹ. Nếu là động từ tôn kính sẽ trở thành “okaeri ni narimasu”. Trước đây, đặc biệt là thời tiền chiến, trong gia đình con cái phải dùng kính ngữ khi
nói với cha mẹ nhưng hiện nay phần lớn sử dụng cách nói ở thể thông thường, thân mật.
Ngay từ xa xưa, người Nhật đã có ý thức về sự phân chia mối quan hệ bên trong – bên ngoài gia đình một cách rõ ràng. Theo đó, họ phân biệt những đối tượng giao tiếp thuộc mối quan hệ bên trong – bên ngoài rõ ràng bằng cách: lấy bản thân làm trung tâm, sau đó tạo thành “những chiếc vòng” để tách biệt với những người xung quanh. Do đó, họđã có “căn cứ” để phân biệt được đâu là “bên trong” (những người trong gia đình, những người có quan hệ huyết thống) và đâu là “bên ngoài” (những người không thuộc quan hệ huyết thống). Chính vì thế, mối quan hệ bên trong và bên ngoài đã góp phần ảnh hưởng đến quyết định trong mọi hành động cũng như biểu hiện ngôn ngữ, tâm lý và cách suy nghĩ của người Nhật. Do đó, khi giao tiếp với người Nhật, có thể căn cứ vào cách sử dụng cách nói tôn kính của họ mà thấy được sự phân biệt rõ ràng mối quan hệ “bên trong – bên ngoài”.
Khi nói chuyện về gia đình mình (uchi – bên trong) với người hàng xóm (soto – bên ngoài) thì có sự khác nhau trong cách gọi tên của các thành viên trong gia đình.
Watashi no kazoku (uchi) Gia đình người nói (Bên trong) Aite no kazoku (soto) Gia đình đối tượng giao tiếp (Bên ngoài) Chichi Otosama (bố) Haha
A kazoku Aite no Okasama
(mẹ) Shujin Goshujin (chồng) Kanai Okusama (vợ) Kodomo Keigo (Kính ngữ) Keigo (Kính ngữ) Okosan (con)
Musuko Musukosan (con trai) Musume Watashi(Người nói) Keigo (Kính ngữ) Aite (Đối tượng
giao tiếp) Musumesan, Ojousan
(con gái)
Hình 2.2.1.1.1: Hình vẽ thể hiện các hình thức xưng hô trong gia đình người nói và hình thức xưng hô gia đình của đối tượng giao tiếp
Hình vẽ trên cho thấy sự khác biệt trong cách xưng hô giữa gia đình người nói với gia đình của đối tượng giao tiếp. Theo đó, cột đầu tiên là cách xưng hô khiêm nhường khi nói chuyện về gia đình mình với người khác.
Ví dụ:
A: “Go ryoshin wa ogenki de irassaimasu ka?” (Song thân của anh có khỏe không?)
B: “Hai, okagesama de, chichi wa genki ni shite orimasu ga, haha wa saikin ryumachi gimi de, achikochi itai to moushite orimasu”.
(Vâng, nhờ trời cha tôi vẫn khỏe, nhưng mẹ tôi dạo gần đây vì bị phong thấp nên đau nhức khắp mình).
Đoạn hội thoại trên, vì người A hỏi thăm về bố mẹ của người B nên sử dụng cách nói tôn kính (Goryoushin / Ogenki– thêm tiếp đầu ngữ O vào trước danh từ). Người B vì trả lời về bố, mẹ mình nên sử dụng cách nói khiêm nhường (chichi – khiêm nhường của otosama, haha – khiêm nhường của okasama, cách chia động từ có đuôi orimasu – khiêm nhường của imasu). Cột bên phải là cách xưng hô tôn kính khi nói chuyện về các thành viên trong gia đình đối tượng giao tiếp. Trong đó, dấu mũi tên chỉ hướng các mối quan hệ giao tiếp được thiết lập. Theo đó, khi “Watashi - người nói” nói chuyện với các thành viên trong gia đình thì sẽ không sử dụng cách nói tôn kính. Trong trường hợp nói chuyện với đối tượng giao tiếp hoặc đề cập đến các thành viên trong gia đình của họ thì nhất thiết phải sử dụng cách nói tôn kính.
Gia đình Việt Nam:
Trong gia đình Việt Nam truyền thống, những người có cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau tạo thành đơn vị cơ sở là gia đình và đơn vị cấu thành là gia tộc. Đối với người Việt Nam, gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó có vai trò quan trọng thậm chí còn hơn cả gia đình. Vì thế người Việt rất coi trọng các khái niệm liên quan đến gia tộc như trưởng họ, tộc trưởng, nhà thờ họ, từ đường…Theo đó, quan hệ huyết thống được xét theo quan hệ hàng dọc, theo thời gian. Nó là cơ sở của tính tôn ti. Người Việt có hệ thống tôn ti trực tiếp rất chi li, phân biệt rạch ròi tới chín thế hệ (gọi là cửu tộc). Đó là những mối quan hệ: kị / cố, cụ, ông, cha, tôi, con, cháu, chắt, chút. Vì cách phân chia mối quan hệ theo trật tự này mà trong gia đình người Việt, cách giao tiếp giữa các thành viên luôn được coi trọng. Những vai dưới (con, cháu, chắt, chút) sẽ sử dụng cách nói tôn kính với vai trên (kị / cố, cụ, ông, bà). Chẳng hạn, trước khi đi học, con / cháu phải chào người lớn: “Con chào bố / mẹ con đi học” hoặc “Cháu chào ông / bà cháu đi học”…Hay khi đi học về, người dưới cũng phải nói là: “Thưa ông / bà, cháu mới đi học về”, “Thưa bố / mẹ con mới đi học về”…Dựa vào cách sử dụng từ ngữ và cách nói của người Việt Nam có thể thấy được trật tự tôn ti trong gia đình đóng vai trò quan trọng chi phối cách giao tiếp của mỗi người. Cách nói tôn kính của người dưới đối với người trên được thể hiện bằng các cách nói có đầy đủ chủ ngữ - vị ngữđồng thời sử dụng những hình thức từ ngữ lịch sự, không thô tục. Chẳng hạn, như cách chào khi đi học về, nếu câu chào không có chủ ngữ là: “Mới đi học về” thì sẽ bị đánh giá là vô lễ, không tôn trọng người lớn tuổi, bậc bề trên trong gia đình. Bởi lẽ ngay từ thuở nhỏ, những đứa trẻ đã được người lớn dạy rằng: phải đi thưa về trình, nói năng có chủ ngữ - vị ngữ, không được nói trống không, ra đường gặp người lớn tuổi phải lễ phép khoanh tay chào hỏi…Khi người khác hỏi về gia đình mình thì phải lễ phép trả lời, nếu hỏi về vai bậc trên thì cũng phải trả lời bằng cách nói tôn kính, tránh trả lời trống không. Chẳng hạn, khi được hỏi: “Ba cháu đang làm ở đâu thế?” thì phải trả
lời là: “Dạ thưa, ba cháu đang làm ở công ty thiết kế ạ”. Trong cách trả lời này người nói đã sử dụng cách nói tôn kính dành cho hai đối tượng giao tiếp, đó là: người nghe và nhân vật được hỏi (người bố). Cách nói tôn kính trong tiếng Việt được sử dụng bằng cách thêm những từ có ý nghĩa kính trọng như: thưa, dạ thưa, bẩm…(đầu câu), ạ, vâng ạ…(cuối câu). Đặc biệt từ của tiếng Việt không biến đổi hình thái. Đặc điểm này sẽ chi phối các đặc điểm ngữ pháp khác. Chẳng hạn như việc sử dụng các cách nói tôn kính, trang trọng thì không thể biến đổi hình thức động từ hoặc danh từ tôn kính như trong tiếng Nhật. Do đó, điều quan trọng là phải lựa chọn từ ngữ và thay đổi cách thức xưng hô ở ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ ba của đối tượng tham gia giao tiếp cho phù hợp với từng đối tượng căn cứ vào tuổi tác và địa vị xã hội.
Cách xưng hô trong tiếng Việt khi tiếp xúc với bất cứ ai trong xã hội phần lớn đều sử dụng những danh từ dùng để chỉ người thân trong gia đình (như: thưa ông, thưa bà, bác, chú, anh, chị, cô, dì, mợ...) cho thấy người Việt lấy gia đình làm nơi khởi phát cho cộng đồng xã hội. Mặt khác, cách xưng hô trong tiếng Việt còn phản ánh cộng đồng con người biết trên dưới trật tự, phát huy dễ dàng những mối tình cảm thân thiết và cách cư xử lễ nghĩa linh động, gây ý thức về các đạo làm người trong nhiều mối tương giao riêng (đạo hiếu, đạo vợ - chồng, cha mẹ - con cái, đạo thầy - trò, đạo bằng hữu...).
Trở lại tình huống trên, nếu xét trong trường hợp là người Nhật thì họ sẽ trả lời cho câu hỏi trên như sau: “Chichi wa ima sekkei kaisha de hataraite orimasu”. Trong đó, “chichi” (bố) và “hataraite orimasu” (làm việc) là những hình thức danh từ và động từ trong cách nói khiêm nhường. Như vậy, người Nhật khi nói về những thành viên trong gia đình sẽ lựa chọn hình thức nói khiêm nhường để tôn kính người đối thoại một cách gián tiếp. Trong khi đó, người Việt lại sử dụng cách nói tôn kính dành cho cả hai đối tượng: người đối thoại và nhân vật trong gia đình được nhắc đến. Cách thức giao tiếp này xuất phát từ nguyên tắc đạo đức truyền thống: “kính trên nhường dưới, kính lão đắc thọ”…của người Việt Nam. Chính vì vậy, cách thức
chung trong việc giao tiếp của người Việt đó là: nếu nhân vật giao tiếp hoặc đối tượng giao tiếp được nhắc đến là người bậc bề trên, đáng tuổi ông / bà / bố / mẹ / cô…của người nói thì sẽ ưu tiên lựa chọn cách nói tôn kính nhằm thể hiện ý kính trọng người lớn tuổi (dùng chung cho cả người trong gia đình, những người có quan hệ gần gũi với người nói - những người thuộc mối quan hệ “bên trong”).
Công ty Nhật Bản:
Trong xã hội Nhật Bản, mối quan hệ “bên trong – bên ngoài” tồn tại một cách phổ biến. Do đó, trong cách sử dụng cách nói tôn kính cũng biểu hiện ý nghĩa này. Đây được coi là cách biểu hiện điển hình nhất. Trong quan niệm về kính ngữ hiện đại của người Nhật thì không sử dụng hình thức kính ngữ đối với những người có quan hệ gần gũi với người nói. Kính ngữ chỉ được sử dụng với những người không quen biết, người trên hoặc những người không thân thiết…Cách suy nghĩ có sự phân biệt “bên trong – bên ngoài” này ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức giao tiếp của nhân viên trong công ty Nhật Bản. Chẳng hạn, cách nói của nhân viên với cấp trên là “Shacho san” (ngài giám đốc) là cách nói tôn kính bình thường. Tuy nhiên, nếu như có khách hàng hỏi là: “Shacho san wa irasshaimasu ka?” (Ngài giám đốc có ở đây không?) thì nếu nhân viên trả lời bằng câu: “Shacho san wa irassaimasen.”, đây là cách sử dụng cách nói tôn kính không đúng. Bởi vì đối với khách hàng “Shacho san” (ngài giám đốc) được nói tới là nhân vật có mối quan hệ “soto” (bên ngoài, không thuộc công ty của người đó) nên sử dụng cách nói với động từ tôn kính “irassaimasu” (hình thức lịch sự thông thường là imasu) là cách sử dụng đúng. Còn đối với người nói (nhân viên công ty) thì “ngài giám đốc” được nhắc đến là cấp trên của mình (có mối quan hệ bên trong, tức là thuộc công ty của người nói) thì phải sử dụng cách nói khiêm nhường.
Chính vì vậy, cách sử dụng đúng trong câu trả lời của người nhân viên ở phía trên sẽ là: “Shacho wa tadaima seki wo hazushite orimasu” (Giám đốc công ty chúng tôi vừa đi ra ngoài). Đây là cách nói có sử dụng hình thức khiêm nhường. Nếu so sánh với cách trả lời ở phía trên thì trong cách nói này, từ xưng hô “Shacho
san” của nhân viên đã lược bỏ hậu tố “san” (hình thức tôn kính). Thêm vào đó, thay vì sử dụng động từ tôn kính là “irassaimasu” thì biến đổi thành động từ khiêm nhường bằng cách chuyển từ động từ “hazushiteimasu” thành “hazushiteorimasu”. (Hình thức khiêm nhường của động từimasu là orimasu).
Tương tự, trong trường hợp của nhân viên trực điện thoại trong công ty, khi tiếp nhận điện thoại từ phía khách hàng thì sẽ có cách nói như sau:
……
Khách hàng: “Yamada to moshimasu. Sato kacho wo onegaiitashimasu”. (Tôi là Yamada. Xin vui lòng cho tôi gặp trưởng phòng Sato).
Nhân viên: “Moshiwake gozaimasen. Ainiki Sato wa gaishutsu shiteorimasu”. (Thành thật xin lỗi, thật tiếc là Sato vừa đi ra ngoài).
…….
Trong đoạn hội thoại trên, khi khách hàng hỏi về trưởng phòng của công ty thì người nhân viên trả lời là: “Sato wa gaishutsushite orimasu”. Trong cách trả lời này thì đằng sau tên của trưởng phòng là “sato” không có từ chỉ chức vụ là “kacho” (trưởng phòng) và sử dụng động từ khiêm nhường là “gaishutsu shiteorimasu” (đi ra ngoài).
Hoặc xét ví dụ về cách sử dụng động từ tôn kính trong ví dụ dưới đây:
Ông Tanaka – nhân viên của công ty A, nói chuyện với ông Sato - trưởng phòng của công ty B.
Tanaka: “Ashita, uchi no Fujita kacho ga, B sha ni sanji goro irassharitai to
osshateimasu”.
(Trưởng phòng Fujita của công ty chúng tôi nói rằng ông ấy muốn đến công ty B vào khoảng ba giờ ngày mai).
Ông Sato: “So, sou desu ka?”. (À, vậy hả?)
Câu trả lời đáp lại của ông Sato biểu lộ sự ngạc nhiên trước câu tường thuật lại lời nói của cấp trên của ông Tanaka. Bởi vì cách nói của Tanaka là cách sử dụng kính ngữ sai. Theo nguyên tắc giao tiếp của người Nhật, khi nói chuyện với khách
hàng về cấp trên của mình thì phải sử dụng cách nói khiêm nhường (không được sử dụng cách nói tôn kính như ví dụ trên) để thể hiện thái độ tôn kính gián tiếp đối với người nghe. Do đó, cách sử dụng đúng trong ví dụ trên sẽ là: “Ashita, uchi no Fujita ga, Bsha ni sanji goro mairitai to moushimasu”. Trong đó, đằng sau tên của trưởng phòng của người nói đã không có từ chức vụ (kacho) và sử dụng động từ khiêm nhường: mairimasu (khiêm nhường của động từ kimasu – đến, kính ngữ là
irasshaimasu), moushimasu (khiêm nhường của động từ iimasu – nói, kính ngữ là
osshaimasu).
Khi nói chuyện với khách hàng về cấp trên của mình, nhân viên sẽ sử dụng cách nói khiêm nhường nhưng khi nói chuyện trực tiếp với cấp trên thì nhất thiết phải sử dụng cách nói tôn kính.
Ví dụ:
Igirusu no kigyou, Yukerisu baishuu ni kanren shite, aitegawa jouken teiji ga