TRONG CÁCH NÓ
2.2.2 Sự khác biệt trong cách nói khiêm nhường 1 Đối tượng giao tiếp
2.2.2.1 Đối tượng giao tiếp
Mối quan hệ trong – ngoài
Nhật Bản:
Vì ảnh hưởng vởi tính chất “tập đoàn” mạnh mẽ nên người Nhật có sự phân chia sâu sắc mối quan hệ “trong – ngoài”. Theo đó, khi giao tiếp thì người nói sẽ sử dụng các hình thức lờ nói và xưng hô khiêm nhường đối với những người thuộc phạm vi mối quan hệ “bên trong” (những người trong gia đình, những người trong công ty, những người trong nhóm…bất kể tuổi tác và địa vị xã hội…).
Ví dụ 1: khi nói về ông / bà trong gia đình:
A: “Obasama wa omagosama ga kawakute shikata ga nai no deshou ne”. (Bà của anh cưng đứa cháu quá nhỉ)
B: “Ee, sobo mo sofu mo nagai jikan mago ga dekiru no wo tanoshimi ni shite orimashita kara”
(Vâng. bởi vì đã từ lâu, ôngb à tôi rất mong có cháu)
B Xưng hô khiêm nhường (sofu – ông, sobo – bà), động từ khiêm nhường (tanoshimi ni shite orimasu – mong đợi / mong chờ). Như vậy, cho dù ông / bà là
bậc bề trên trong gia đình nhưng đối với người Nhật thì ông / bà là người thuộc mối quan hệ “bên trong” nên sử dụng cách nói và cách xưng hô khiêm nhường.
Ví dụ 2: Ông Tanaka là doanh nghiệp và ông Yamashita là khách hàng: Tanaka: “Yamashita san, konban atari nomi ni irasshaimasen ka”
(Thưa ông Yamashita. Tối nay, ông không đi uống rượu được với tôi sao?)
Yamashita: “Ii desu ne. Demo konban wa kanai no ryoushin ga 10 nen buri ni kuni kara dete kuru node hayaku kaerana kereba naranain desu”.
(Được đấy nhỉ, Nhưng vì tối nay bố mẹ vợ tôi lần đâu tiên sau 10 năm từ quê hương đến chơi nên tôi phải về nhà sớm).
B Xưng hô khiêm nhường: kanai - vợ tôi, bà xã tôi,kuru – đến, tới.
Ý thức về mối quan hệ “bên trong – bên ngoài” cũng được thể hiện trong cách nói trong môi trường công ty. Theo đó, khi nói chuyện với “người bên ngoài” về các thành viên “trong” công ty (cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới…) thì phải sự dụng cách nói khiêm nhường.
Ví dụ: khi cấp dưới giới thiệu cấp trên cho khách hàng:
A: “Doumo omatase itashimashita. Kochira ga kacho no suzuki degozaimasu” (Xin lỗi vì đã để ngài đợi lâu. Đây là ông trưởng phòng Suzuki của công ty chúng tôi)
B: “Hajimemashite. Toyo shoji no Morita to moushimasu”
(Lần đầu tiên được gặp ông. Tôi là Morita của công ty thương mại Đông Dương)
B Động từ khiêm nhường: itashimasu (shimasu: làm), moushimasu (iimasu: nói), cách giới thiệu tên của trưởng phòng “Kacho no suzuki” (trưởng phòng Suzuki). Nếu là cách giới thiệu tôn kính (theo truyền thống của người Việt) sẽ là: “Kacho no Suzukisama” (Ngài trưởng phòng Suzuki). Vì thế ở đây có thể nhận thấy là có sự phân biệt khá rõ giữa “người bên trong” (trưởng phòng - cấp trên) và “người bên ngoài” (khách hàng). Theo đó, cho dù “người bên trong” là cấp trên (nhân vật cần kính trọng) thì người nói cũng vẫn sử dụng cách nói khiêm nhường. Trong khi đó, người Việt sẽ dùng cách nói tôn kính để giới thiệu về cấp trên là “Suzuki san / sama
Việt Nam:
Nguyên tắc giao tiếp của người Việt là hình thức sử dụng các từ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và khoảng cách xã hội giữa người nói với người nghe. Theo đó, nếu đối tượng giao tiếp là người lớn tuổi, cấp trên, người không quen biết…thì phải sử dụng cách nói tôn kính đúng mực bất kể là người đó thuộc mối quan hệ “bên trong” hay “bên ngoài”. Bởi vì người Việt lấy những yếu tố như tuổi tác, địa vị xã hội, mối quan hệ thân – sơ…làm cơ sởđể lựa chọn cách thức xưng hô chứ không phân chia rõ ràng mối quan hệ “trong – ngoài” như người Nhật. Theo đó, người nào đáng tuổi ông / bà thì gọi là ông / bà…và xưng là con / cháu…Ngay cả đối với cấp trên thì người Việt cũng lựa chọn hình thức xưng hô như: trưởng phòng / giám đốc, chú, bác…Khi giới thiệu với khách hàng: “Xin được trân trọng giới thiệu.
Đây là giám đốc Nam của công ty chúng tôi” (Kochira wa Nam shacho
degozaimasu). Trường hợp người Nhật giới thiệu sẽ là: “Kochira wa shacho no Nam degozaimasu”. Phía sau tên giám đốc không có từ chỉ chức vụ hoặc hậu tố xưng hô lịch sựsan / sama.