O/ Go ~ itadaku
3.4 Những yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng học của sinh viên
Câu 4: Những nguyên nhân khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc “học” kính ngữ là gì?
a. Giáo trình quá ít, tài liệu tham khảo không có, nội dung trình bày trong giáo trình không đầy đủ, mơ hồ, không có nhiều ví dụ luyện tập, không có phụ lục về văn hóa xưng hô trong giao tiếp.
b. Cách dạy của giáo viên chưa tạo ra sự hứng thú trong học tập đồng thời tạo cảm giác nhàm chán cho sinh viên
c. Ý thức học tập của sinh viên không tốt, không mạnh dạn luyện tập, không chủđộng tìm kiếm tài liệu tham khảo
Kết quả thu được:
Câu trả lời a: 24 người, chiếm 15 %. Câu trả lời b: 08 người, chiếm 5 %. Câu trả lời c: 27 người, chiếm 17 %. Câu trả lời d: 101 người, chiếm 63 %.
Biểu đồ 3.4.1: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân khó khăn khi học kính ngữ
Nhận xét và đề xuất:
Để học hiệu quả cách sử dụng hình thức kính ngữ thì sinh viên cần chú ý đến những nguyên nhân gây khó khăn trong việc học. Từđó, có thểđưa ra các biện pháp khắc phục và phương pháp học tập phù hợp. Trong các câu trả lời thì có 17 % ý kiến cho rằng: “Ý thức học tập của sinh viên không tốt, không mạnh dạn luyện tập, không chủ động tìm kiếm tài liệu tham khảo” (câu trả lời c). Và có 15 % ý kiến cho rằng: “Giáo trình dạy - học quá ít, nội dung trình bày không đầy đủ, không có nhiều ví dụ
luyện tập, không có phần phụ lục về văn hóa xưng hô trong giao tiếp” (câu trả lời a). 5 % ý kiến cho rằng: “Cách dạy của giáo viên chưa tạo ra sự hứng thú trong giờ
học đồng thời tạo cảm giác nhàm chán cho sinh viên” (câu trả lời b). Và 63 % (câu trả lời d) ý kiến cho rằng cả ba câu trả lời trên đều là những nguyên nhân gây khó khăn chủ yếu trong việc học và sử dụng cách nói kính ngữ của sinh viên. Câu trả lời
15% 5% 5% 17% 63% Câu trả lời a Câu trả lời b Câu trả lời c Câu trả lời d
này một lần nữa chứng tỏ rằng: cả ba yếu tố là giáo trình, cách dạy của giáo viên và ý thức học của sinh viên là những trở ngại lớn nhất khiến cho sinh viên gặp những rắc rối và nhầm lẫn trong từng cách nói kính ngữ trong giao tiếp.
Sinh viên cần đọc thêm nhiều tài liệu tham khảo viết về kính ngữ ngoài giáo trình trong sách giáo khoa (bài 49, 50 sách Minna no nihongo) để có thể có những suy nghĩ và hiểu biết chính xác về kính ngữ trong tiếng Nhật. Đồng thời có thể hạn chế những suy nghĩ nhầm lẫn về kính ngữ như: chỉ cần sử dụng các động từ và danh từ tôn kính thì có thể biểu hiện được ý kính trọng của người nói. Đây là cách suy nghĩ không chính xác vì kính ngữ không đơn thuần là một cách nói khi nói ra thì hiệu quả sẽ được phát huy ngay. Do đó, người sử dụng kính ngữ cần phải kết hợp linh hoạt giữa cách sử dụng từ kính ngữ và cách thức biểu hiện ý tôn kính. Trong đó, thái độ tôn kính cũng là một yếu tố quan trọng. Vì cho dù có nói ra toàn là những lời tôn kính nhưng không biểu hiện tính lịch sự trong giọng điệu và thái độ thì cũng không làm cho người khác cảm thấy được tôn trọng.
Bên cạnh thái độ học tập của sinh viên thì phương pháp dạy của giáo viên cũng cần có sự thay đổi. Trong lớp học, giáo viên nên tạo ra một môi trường học tập thân thiện, sôi động tạo cảm giác hứng thú trong học tập cho sinh viên. Theo đó, khi dạy về kính ngữ, giáo viên có thể tùy chọn phân vai cho sinh viên tham gia vào các tình huống giao tiếp thường gặp trong hội thoại hàng ngày. Đó có thể là cách nói chuyện giữa các thành viên trong gia đình, giữa bạn bè, nhân viên với cấp trên và với công ty đối tác…Qua những vai giao tiếp trên, đồng thời thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, sinh viên sẽ so sánh các cách nói trong từng hoàn cảnh khác nhau. Do đó, khi giao tiếp trong thực tế thì sinh viên sẽ không bối rối, lúng túng và sử dụng nhầm lẫn các cách nói trong tiếng Nhật.
Ngoài ra, giáo trình giảng dạy kính ngữ cần có phần giới thiệu về một số phương pháp biểu hiện kính ngữ ngoài những nội dung đã trình bày trong sách giáo khoa.
Những phương pháp biểu hiện khác để tăng thêm sự tôn kính:
Không nói hết câu:
(Ngày mai thì…không tiện cho lắm: mang hàm ý từ chối)
- Ima isogashikute…
(Bây giờ thì tôi bận…không thểđược)
- Kore kino kattan desu kedo, sukoshi itandeirun desho ga…
(Cái này tôi mới mua hôm qua nhưng mà nó hơi bị hư một chút…tức là chị có thểđổi lại cho tôi được không)
Nói rào đón:
Ví dụ: - Moshiwake arimasen ga, honjitsu wa mo heiten to narimashita. (Xin lỗi, hôm nay cửa hàng chúng tôi đóng cửa)
- Osoreirimasu ga, moichido odenwa itadakenai desho ka.
(Xin lỗi, tôi có thểđược ngài điện thoại lại một lần nữa được không?) - Jitsu wa gosodan shitai koto ga aru no desu ga, ima yoroshi desho ka. (Thật sự tôi có chuyện muốn hỏi ý kiến ngài, bây giờ có được không?)
Những biểu hiện uyển chuyển:
Trong tiếng Nhật có khá nhiều hình thức biểu hiện uyển chuyển khác nhau để làm gia tăng sự tôn kính khi giao tiếp với mọi người. Sau đây là một vài hình thức biểu hiện uyển chuyển có thể bổ túc cho kiến thức về kính ngữ của người học.
- Kore de yoroshi desho ka. (Cái này có được không ạ?) - Oisogashi ka to zonjimasu.
(Tôi nghĩ chắc là ông bận rộn)
Câu 5: Những nguyên nhân khiến sinh viên “sử dụng” kính ngữ chưa thành thạo, lưu loát là gì?
a. Chưa hiểu văn hóa giao tiếp cũng như các trường hợp sử dụng kính ngữ trong những hoàn cảnh và đối tượng cụ thể nên khi giao tiếp vẫn còn lúng túng và sử dụng nhầm lẫn
b. Rụt rè, nhút nhát, không tự tin khi giao tiếp vì sợ sử dụng sai ngoài ra còn vì tính cách ngại giao tiếp, sợ nói trước đám đông của người Việt Nam
c. Năng lực nghe hiểu còn hạn chế nên trong quá trình giao tiếp còn lúng túng, không hiểu rõ vấn đề
d. Cả a và b
Kết quả thu được:
Câu trả lời a: 27 người, chiếm 17 %. Câu trả lời b: 16 người, chiếm 10 %. Câu trả lời c: 15 người, chiếm 9.4 %. Câu trả lời d: 102 người, chiếm 63.6 %
Biểu đồ 3.4.2: Biểu đồ thể hiện nhữngnguyên nhân khó khăn trong việc sử dụng kính ngữ
Nhận xétvà đề xuất:
Dựa trên kết quảđược biểu thị trên biểu đồ hình tròn ta thấy: 17 % ý kiến cho rằng “Việc sinh viên chưa sử dụng kính ngữ thành thạo, lưu loát là do chưa hiểu về
văn hóa giao tiếp cũng như các trường hợp sử dụng kính ngữ trong những trường hợp cụ thể do đó thường gặp phải những lỗi sai”(Câu trả lời a). Và 10 % số ý kiến cho rằng “Do sinh viên còn rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp, không tự tin khi giao tiếp vì sợ sử dụng sai, sợ nói trước đám đông”(Câu trả lời b). Trong khi đó, chiếm 63.6 % tỷ lệ (Câu trả lời d )của biểu đồ là tổng hợp của hai ý kiến trên.
17% 10% 10% 9.4% 63.6% Câu trả lời a Câu trả lời b Câu trả lời c Câu trả lời d
Qua đó cho thấy, ngoài những yếu tốảnh hưởng đến việc sử dụng kính ngữ của sinh viên như nội dung giáo trình, cách dạy – cách học thì còn có yếu tố liên quan đến tâm lý của người học. Chính vì tâm lý ngại giao tiếp, sợ nói trước đám đông và không dám thể hiện ý kiến, quan điểm của người Việt Nam đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc áp dụng hình thức xưng hô kính ngữ vào thực tế. Bên cạnh đó, có 9.4 % ý kiến nhận định là: “Năng lực nghe hiểu tiếng Nhật còn hạn chế nên trong quá trình giao tiếp, sinh viên còn lúng túng, không hiểu rõ về nội dung đàm thoại cũng như đối tượng giao tiếp nên không tránh khỏi những trường hợp sử dụng sai và chưa thành thạo”. Qua đó cho thấy, để có thể tự tin trong giao tiếp và khắc phục những khuyết điểm trên, mỗi sinh viên cần cố gắng tự thực hành luyện tập với giáo viên, bạn bè, tìm kiếm tài liệu tham khảo hoặc học thêm tại các trung tâm Nhật ngữ…Ngoài ra, việc tham gia các câu lạc bộ tiếng Nhật cũng tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội giao lưu, tiếp xúc và học hỏi kinh ngiệm của bạn bè, tiền bối…
Câu 6: Những biện pháp hỗ trợ sinh viên học và thực hành cách sử dụng kính ngữ hiệu quả của trường bạn đang học là gì?
a. Thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu văn hóa Việt - Nhật tại trường để sinh viên có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp với người Nhật đồng thời hiểu biết thêm về văn hóa của hai quốc gia
b. Hỗ trợ sinh viên tham gia và lao động thực tế tại các công ty Nhật Bản trong các khu công nghiệp để sinh viên có cơ hội sử dụng kính ngữ cũng như hiểu biết thêm về văn hóa công ty
c. Không tổ chức các hoạt động giao lưu học tập cũng như không hỗ trợ sinh viên lao động thực tế tại công ty
d. Cả a và b
Kết quả thu được:
Câu trả lời a: 16 người, chiếm 10 %. Câu trả lời b: 19 người, chiếm 12 %. Câu trả lời c: 57 người, chiếm 35.6 %.
Câu trả lời d: 68 người, chiếm 42.4 %.
Biểu đồ 3.4.3: Biểu đồ thể hiện ý kiến về biện pháp hỗ trợ sinh viên
Nhận xétvà đề xuất:
Dựa vào số liệu được biểu hiện trên biểu đồ, ta thấy: một trong những biện pháp hỗ trợ sinh viên học và thực hành cách sử dụng kính ngữ tại khoa Đông phương, trường Đại học Lạc Hồng là nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên tham gia lao động thực tế tại các công ty Nhật Bản ở một số khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh Đồng Nai và các vùng lân cận. Tỷ lệ ý kiến cho nhận định này chiếm 12 % (câu trả lời b: Hỗ trợ sinh viên tham gia và lao động thực tế tại các công ty Nhật Bản trong các khu công nghiệp để sinh viên có cơ hội sử dụng kính ngữ cũng như hiểu biết thêm về văn hóa công ty). Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức những buổi giao lưu văn hóa Việt - Nhật tại trường (chiếm 10 % - câu trả lời a: Thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu văn hóa Việt - Nhật tại trường để sinh viên có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp với người Nhật đồng thời hiểu biết thêm về văn hóa của hai quốc gia). Và 42.4 % là tỷ lệ tổng hợp của hai ý kiến trên. Qua ba ý kiến này cho thấy, trường Đại học Lạc Hồng luôn quan tâm đến tình hình dạy - học kính ngữ của sinh viên. Việc đưa sinh viên đi lao động thực tế cũng như tổ chức những buổi giao lưu văn hóa phần nào tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp
10% 12% 12% 35.6% 42.4% Câu trả lời a Câu trả lời b Câu trả lời c Câu trả lời d
với người Nhật. Qua đó, sinh viên sẽđược học thêm những bài học về văn hóa giao tiếp truyền thống của người Nhật và người Việt trong đời sống thường ngày nói chung và trong môi trường công ty nói riêng. Từđó, sinh viên sẽ có ý thức về cách sử dụng các hình thức xưng hô trong giao tiếp của người Việt và người Nhật nên phần nào sẽ tránh được những lỗi sai do sự khác biệt văn hóa tạo nên. Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến nhận định về những tác động tích cực từ phía nhà trường đối với việc học của sinh viên thì cũng có 35.6 % số ý kiến của sinh viên còn cho rằng:
nhà trường vẫn chưa tổ chức các hoạt động giao lưu học tập cũng như không hỗ trợ
sinh viên tham gia lao động thực tế tại công ty. Tỷ lệ ý kiến này chiếm hơn 1/3 tổng số ý kiến của sinh viên về câu hỏi khảo sát này. Qua đó cho thấy, bên cạnh những biện pháp hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập của nhà trường thì vẫn có một số hạn chế. Đó là việc chưa thông tin rộng rãi đến toàn thể sinh viên cũng như một số vấn đề khó khăn khi tổ chức cho sinh viên tham gia lao động thực tế tại các công ty. Đó là việc chưa sắp xếp được lịch trình tham gia lao động thực tế của sinh viên ngay trong giai đoạn học nội dung về kính ngữ (năm thứ ba, đến cuối năm thứ tư mới tổ chức lao động thực tế trong 04 hoặc 06 tháng). Do đó, sinh viên chưa có cơ hội được thực hành luyện tập bài học ngay trong thực tế nên vẫn còn nhiều khó khăn trong cách sử dụng. Chính vì vậy, từ phía nhà trường có thể linh động sắp xếp lịch học của sinh viên (năm thứ ba) nhằm tạo cơ hội cho họ có thể tham gia lao động thực tế tại các xí nghiệp, công ty Việt - Nhật đểứng dụng bài học vào thực tế.
Câu 7: Theo bạn, tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) có ảnh hưởng như thế nào đối với việc học ngoại ngữ (tiếng Nhật)? (đặc biệt là cách nói kính ngữ)
a. Không tìm được những đại từ xưng hô và cách nói kính ngữ tương đương trong tiếng Việt khi muốn dịch sang tiếng Nhật trong từng cách sử dụng cụ thể vì văn hóa giao tiếp và ý nghĩa từ vựng của hai quốc gia khác nhau
b. Tiếng Việt không có những hình thức chia động từ và trợ từ kính ngữ khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc sử dụng động từ kính ngữ trong tiếng Nhật
c. Trong tiếng Việt khi xưng hô ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai có sự thay đổi linh hoạt về đại từ xưng hô (như tôi, em, con, cháu…bác, cô, chú….), trong khi đó tiếng Nhật lại không có hình thức thay đổi này
Kết quả thu được:
Câu trả lờia: 42 người, chiếm 26.2 % Câu trả lờib: 65 người, chiếm 40.6 % Câu trả lờic: 53 người, chiếm 33.2 %
Biểu đồ 3.4.4: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của tiếng mẹđẻđối với việc học ngoại ngữ
Nhận xétvà đề xuất:
Đối với người nước ngoài khi học ngoại ngữ thì có thể nói trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng lưu loát đó chính là sựảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹđẻ, được gọi chung là hiện tượng “chuyển di tiêu cực”. Điều này có nghĩa là việc sử dụng ngôn ngữ thiếu tính phù hợp, hoặc tư duy như tiếng mẹđẻ để phát ngôn trong ngôn ngữ khác. Có nhiều trường hợp trong ngôn ngữ mẹ đẻ thì có thể sử dụng cách nói như thế này, song trong ngôn ngữ khác lại không được sử dụng như vậy. Bởi vì những đặc trưng ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ ít nhiều khác với những đặc trưng ngôn ngữ của tiếng nước ngoài. Đặc biệt là hệ thống ngôn ngữ cùng các hình thức xưng hô trong tiếng Việt. Đặc điểm khác biệt cơ bản là tiếng Việt thuộc hệ ngôn ngữ
26.2%40.6% 40.6% 33.2% Câu trả lời a Câu trả lời b Câu trả lời c
Latinh còn tiếng Nhật gồm những bộ chữ viết riêng. Đó là bộ chữ Hiragana (thuần Nhật), bộ chữ Katakana (sử dụng trong những trường hợp phiên âm tiếng nước ngoài) và bộ chữ Kanji (Hán tự - chữ tượng hình). Ngoài ra cấu trúc ngữ pháp cũng như cách dùng từ giữa tiếng Nhật và tiếng Việt cũng có những điểm khác biệt như đã trình bày trong chương I. Ảnh hưởng này được thể hiện trong biểu đồ hình tròn ở trên. Đó là 40.6 % (câu trả lời b) tỷ lệ ý kiến cho rằng vì “Tiếng Việt không có những hình thức chia động từ và trợ từ kính ngữ nên sinh viên gặp nhiều khó khăn trong việc chia các hình thức động từ kính ngữ trong tiếng Nhật”. Và 33.2 % (câu trả lời c) số ý kiến cho rằng: “Khi xưng hô ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai trong tiếng Việt thì có sự thay đổi linh hoạt về các đại từ xưng hô như tôi, em, con, cháu…bác, cô, chú, ông, bà”…Tuy nhiên, trong tiếng Nhật lại không có hình thức thay đổi cách xưng hô như tiếng Việt. Tùy theo từng tình huống và đối tượng cụ thể