O/ Go ~ itadaku
3.1 Giáo trình:
Câu 1: Theo bạn, giáo trình giảng dạy về kính ngữ hiện nay như thế nào?
a. Giáo trình phong phú với nhiều trường hợp sử dụng kính ngữ trong thực tế và nhiều mẫu đối thoại luyện tập
b. Giáo trình còn hạn chế, nội dung sơ sài, mơ hồ khiến người học vẫn chưa hiểu rõ cách sử dụng kính ngữ
c. Có phần phụ lục về văn hóa ứng xử trong giao tiếp, do đó giúp người học dễ hiểu đồng thời phân biệt được từng trường hợp sử dụng
d. Không có phần phụ lục về văn hóa ứng xử, đặc trưng văn hóa trong giao tiếp
Kết quả thu được:
Câu trả lời a: 08 người, chiếm 5 % Câu trả lời b: 103 người, chiếm 64,3 % Câu trả lời c: 07 người, chiếm 4,3 % Câu trả lời d: 42 người, chiếm 26,4 %
Biểu đồ 3.1.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ ý kiến về nội dung giáo trình kính ngữ
Nhận xétvà đề xuất:
Trong số bốn câu trả lời cho câu hỏi về giáo trình giảng dạy kính ngữ thì câu trả lời b chiếm tỷ lệ nhiều nhất (64,3 %): “Giáo trình còn hạn chế, nội dung còn sơ sài, mơ hồ khiến người học vẫn chưa hiểu rõ cách sử dụng kính ngữ”. Đây có thể coi là nhược điểm đối với giáo trình giảng dạy và học các hình thức xưng hô trong giao tiếp của hai ngôn ngữ Nhật – Việt. Hiện nay, giáo trình biên soạn về kính ngữ trong tiếng Nhật dành cho bậc đại học tại trường Đại học Lạc Hồng là sách Minna no nihongo (tiếng Nhật dành cho mọi người). Ở bài 49 và bài 50 trong cuốn sách này là phần giới thiệu về những ví dụ, bảng chia động từ tôn kính – khiêm nhường trong tiếng Nhật và một số bài tập áp dụng. Tuy nhiên, đối với một hình thức giao tiếp khó sử dụng như kính ngữ thì việc chỉ đưa ra một số mẫu ví dụ điển hình đã khiến cho người học thật sự gặp lúng túng trong việc hiểu đầy đủ ý nghĩa sử dụng. Hơn thế nữa, trong giáo trình tiếng Nhật mà người Việt đang học hiện nay (minnna no nihongo), nhìn chung đều sử dụng một hình thức nói trong giao tiếp là cách nói có yếu tố lịch sự [desu – danh từ / masu - động từ]. Trong đó chỉ có bài 38 là đề cập
5% 64.3% 64.3% 4.3% 26.4% Câu trả lời a Câu trả lời b Câu trả lời c Câu trả lời d
đến cách nói thông thường, thân mật trong gia đình, bạn bè…[da / dearu – danh từ, ru - động từ]. Cách nói tôn kính – khiêm nhường chỉ xuất hiện ở bài 49, 50. Chính vì vậy, nếu có thể, người viết mong muốn sẽ có sự thay đổi trong vệc trình bày hình thức và biên soạn lại nội dung trong giáo trình giảng dạy. Theo đó, ở mỗi bài, mỗi phần sẽ có những đoạn hội thoại với những vị trí và cấp bậc khác nhau giữa người nói với đối tượng giao tiếp. Do đó, tùy theo từng mối quan hệ con người mà có cách nói khác nhau, cố gắng tránh sử dụng chung một hình thức nói duy nhất là cách nói lịch sự phổ biến [desu / masu].
Số phần trăm chiếm tỷ lệ nhiều thứ hai là câu trả lời d (26,4 %): “Không có phần phụ lục về văn hóa ứng xử, đặc trưng văn hóa trong giao tiếp”. Kết quả này cho thấy vai trò của việc biên soạn phần phụ lục văn hóa ứng xử trong giao tiếp của Việt Nam và Nhật Bản. Hơn thế nữa, văn hóa và ngôn ngữ có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Chính vì vậy, nếu người học hiểu thêm về văn hóa giao tiếp thì sẽ không gặp phải những “cú sốc văn hóa”, do đó sẽ có cách sử dụng đúng hình thức xưng hô trong những trường hợp cụ thể trong cuộc sống.
Tỷ lệ ý kiến chiếm 5 % là câu trả lời a với nội dung trả lời cho rằng “giáo trình phong phú với nhiều trường hợp sử dụng kính ngữ trong thực tế và nhiều mẫu đối thoại luyện tập”. Trong tổng số 100 % tỷ lệ ý kiến của sinh viên về giáo trình giảng dạy kính ngữ thì chỉ có 5 % ý kiến nhận xét là giáo trình phong phú. Điều đó chứng tỏ nội dung trình bày trong giáo trình vẫn chưa đáp ứng đủ những yêu cầu cho việc dạy và học hiện nay. Đó là điểm hạn chế cần được khắc phục và điều chỉnh. Như vậy, có tới 95 % ý kiến phản ánh về nội dung của giáo trình còn chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học. Do đó, ảnh hưởng đến cách truyền đạt nội dung bài giảng của giáo viên và mức độ tiếp thu cũng như áp dụng bài học của sinh viên.
Số phần trăm còn lại là 4,3 % - câu trả lời c với ý kiến nhận xét cho rằng giáo trình có thêm phần phụ lục về văn hóa ứng xử trong giao tiếp. Với tỷ lệ ý kiến quá ít như thế này thì nội dung giáo trình cần bổ sung thêm những phần phụ lục về văn hóa giao tiếp. Qua đó chứng tỏ rằng văn hóa đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp. Nếu hiểu biết văn hóa người học sẽ lựa chọn những hình thức xưng hô phù hợp với từng
đối tượng giao tiếp. Trong giao tiếp hàng ngày trong xã hội Nhật Bản, có sự phân chia về cấp độ lời nói một cách rõ ràng. Theo đó, nếu là mối quan hệ bạn bè thì sẽ sử dụng cách nói thông thường, cách nói thân mật với hình thức biểu hiện như [da / dearu – danh từ]…Trong trường hợp là những người lớn tuổi hơn thì sẽ dụng cách nói có hình thức lịch sự như [desu – danh từ / masu - động từ]. Đối với người bậc bề trên (giáo viên, cấp trên…) hoặc những người không quen biết, lần đầu gặp mặt…sẽ sử dụng cách nói tôn kính – khiêm nhường.
Để sinh viên tiếp thu tốt cách nói kính ngữ trong tiếng Nhật, ngoài việc thiết kế giáo án với những câu giao tiếp thường ngày trong xã hội thì cũng cần biên soạn thêm những giáo trình khác. Chẳng hạn, những cách nói kính ngữ trong kinh doanh – thương mại, trong trường học, trong hội nghị - đàm phán, trong giao lưu quốc tế…Qua đó, sinh viên có thể so sánh từng cách nói, từng trường hợp sử dụng trong những hoàn cảnh cụ thể, những đối tượng cụ thểđể khi giao tiếp trực tiếp sẽ không gặp lúng túng, khó khăn trong việc lựa chọn từ ngữ thích hợp.
Trong giáo trình giảng dạy kính ngữ nên biên soạn một số cách sử dụng kính ngữ như: cách sử dụng kính ngữ trong thư từ. Vì quá trình giao tiếp hàng ngày, một công ty, doanh nghiệp không chỉ gặp nhau trực tiếp nói chuyện hoặc nói chuyện trên điện thoại mà còn giao tiếp với nhau qua hình thức thư từ. Thư được chia làm hai loại: thư cá nhân và thư thương mại. Thưđược viết ra là để cho người khác đọc cho nên cần thiết phải sử dụng kính ngữ. Đối với thư cá nhân thì tùy theo tình cảm, mối quan hệ giữa người viết và người nhận mà cách sử dụng từ có khác nhau. Ở đây không nói đến hình thức thư cá nhân mà chỉ đề cập đến hình thức thư thương mại. Thư thương mại bao gồm: thư trong công ty và thư ngoài công ty. Đối với thư trong công ty thì mức độ sử dụng kính ngữđược hạn chếđến mức tối thiểu, còn thư ngoài công ty thì việc sử dụng kính ngữ thích hợp, chính xác và không hạn chế là điều đương nhiên. Để có thể sử dụng hình thức thích hợp, chính xác khi viết một lá thư thương mại cho công ty khác thì người viết phải biết vận dụng thành thạo những từ vốn có trong thư từ. Sự vận dụng linh hoạt, khéo léo và có hiệu quả sẽ làm tăng sự trang
trọng, cung kính trong thư từ. Sau đây là một số biểu hiện vốn có trong thư từ khi viết một lá thư thương mại.
Hình thức biểu hiện tôn kính thông thường
Hình thức biểu hiện
tôn kính trong thư từ Ý nghĩa Goanshin kudasai Gokyushin negaimasu Xin ngài hãy an tâm Shoshuu ni te Shomen no ue de Trong thư
Okarada wo tasetsu ni Gojiai senitsu ni Xin ngài hãy githể ữ gìn ngọc
Sukoyata Gokenshoo Chúc ngài mạnh khỏe
Otassha Goseiteki Xin ngài hãy gikhỏe ữ gìn sức Goiken wo ukagaitaku Kii wo etaku Tôi muốn nghe ý kiến của
ngài
Oide itadakimasu Goraiga itadakimasu Tôi muốn được ngài đến cho Gohairyo no hodo Gokouhai no hodo Xin ngài quan tâm chiđến tôi ếu cố
Ngoài ra, trong giáo trình nên có bảng thống kê tóm tắt những từ ngữ thay đổi khi nói lịch sự, tôn kính.
Từ chỉ thị, trạng từ, danh từ, biểu hiện chào hỏi:
Từ thông thường Từ lễ phép, trang trọng Ý nghĩa
Kotchi Kochira Hướng này
Sotchi Sochira Hướng đó
Atchi Achira Hướng kia
Dotchi Dochira Hướng nào
Doko Dochira Ởđâu
Kyo Honjitsu Hôm nay
Tsugi no hi Yokujitsu Ngày hôm sau Tsugi no tsugi no hi Yokuyokuhi Hai ngày sau
Asatte Myogonichi Ngày mốt
Kino Sakujitsu Hôm qua
Ototoi Issakujitsu Hôm kia
Kyonen Sakunen Năm ngoái
Yuube Sakuya Tối hôm qua
Kesa Koncho / kesahodo Sáng nay
Ashita no asa Myocho Sáng mai
Kyo no yoru Konya Tối nay
Ima Tadaima Bây giờ
Kono aida Senjitsu Lần trước
Kondo Kono tabi / konohodo / konkai Lần này
Atode Nochi hodo Sau đó
Sakki Sakihodo Lúc nãy
Korekara Kongo / Koreyori Từ nay trởđi Sugoku / Totemo Taihen / Hijoni Rất
Chotto / Sukoshi Shosho Một chút, một ít
Hayaku Hayame ni Trước, sớm
Honto ni Makoto ni Thật sự
Sugu Sassoku / Sokyu ni Litức ền, ngay lập
Totemo ~ nai Totei ~ nai Rất ~ không
Dou Ikaga Thế nào
Ikura Ikahodo / Oikura Bao nhiêu
Tsumetai mizu Ohiya Nước mát Sumimasen Moshiwake arimasen / Osoreirimasu Xin lỗi Sayonara Shitsurei shimasu / Shitsurei itashimasu Tạm biệt Arigato Domo arigato gozaimsu Cảm ơn
Đại từ nhân xưng
Từ thông thường Từ lễ phép, trang trọng Ý nghĩa Watashi / Atashi /
Boku / Ore Watakushi Tôi
Watashitachi Watakushi domo Chúng tôi, chúng ta
Omae Anata (sama) Bạn, anh, chị…
Kono hito Kono kata / Kochira no kata Người này Kono hitotachi Kono katagata /
Kochira no katagata Những người này
Sensei tachi Sensei gata Các thầy
Từ chỉ mối quan hệ trong - ngoài: Người trong (từ khiêm nhường) ~ của tôi Người ngoài (từ tôn kính) ~ của anh, chị, ngài… Ý nghĩa
Kazoku Gokazoku Gia đình
Chichi / Oyaji Otosan / sama Bố
Haha / Ofukuro Okasan / sama Mẹ
Otto / Otaku Goshujin / sama Chồng
Tsuma / kanai /
nyobo Okusan / sama Vợ
Sobo Obasan / sama Bà
Kodomo Okosan Con
Musuko (O) botchan / Obotchama
Musuko san / Goshisoku Con trai
Musume Ojosan / Musume san Con gái
Kyodai Gokyodai Anh em
Ani Onisan / sama Anh trai
Ane Onesan / sama Chị gái
Ototo Ototosan Em trai
Imoto Imotosan Em gái
Shinrui Goshinrui Bà con
Oji Ojisan / sama Chú, bác, cậu
Oba Obasan / sama Dì, mợ, thím, cô
Itoko Itokosan Anh em họ
Mago Omagosan Cháu
Uchi no mono Ouchi no kata /
Otaku no kata Người nhà
Kono hito Kono kata / Kochira no kata Người này
Minna Minasama Mọi người
Kaisha no mono Kaisha no kata Người của công ty Yamashita Yamashita san / sama Ông Yamashita Shacho no Tanaka Tanakashacho Ông giám đốc Tanaka
Kyoshi Sensei Thầy giáo
keikan Omawari san Cảnh sát
Isha Oisha san / sama Bác sĩ
Settaku Otaku Nhà
Heisha Kisha Công ty
Socha Trà thô
Sosan Cxoàng ơm nước xuềnh
Phần kế tiếp sẽ là ý kiến của sinh viên về cách dạy kính ngữ trong tiếng Nhật của sinh viên. Sau đó là phần nhận xét và một số đề xuất của người viết về các phương pháp giảng dạy kính ngữ.