Khái quát về tiếng Việt

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm (Trang 25 - 26)

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt vẫn được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất. Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết.

Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi lập quốc. Có sáu âm sắc chính là: không sắc, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng . Bắt đầu từ khi Trung Quốc có ảnh hưởng tới Việt Nam, tiếng Việt có rất nhiều âm mà không có

trong tiếng Trung Hoa chẳng hạn như chữ “đ”. Trong quá trình phát triển đã du nhập thêm những từ ngữ Hán cổ nhưđầu, gan, ghế, ông, , cậu..., từ đó hình thành nên hệ thống Hán - Việt trong tiếng Việt bằng cách đọc các chữ Hán theo ngữ âm hiện có của tiếng Việt (tương tự như người Nhật Bản áp dụng kanji đối với chữ Hán và katakana với các tiếng nước ngoài khác). Nói chung tỉ lệ vay mượn tiếng Hán trong tiếng Việt rất lớn (khoảng 50%) nhưng đại đa số những từđó đều đã được Việt hóa cho phù hợp với nhận thức và thói quen của người Việt. Do vậy tiếng Việt vừa giữ được bản sắc riêng của mình trước ảnh hưởng của văn hóa Hán, vừa lợi dụng được những thành tựu ngôn ngữ trong tiếng Hán để tự cải tiến mình.

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm (Trang 25 - 26)