Trường hợp sử dụng

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm (Trang 26 - 28)

1 Trong phạm vi gia đình

Cách xưng hô trong họ: Cách xưng hô trong họ phụ thuộc vào sơđồ gia phả. Khi xem sơ đồ gia phả toàn họ mới biết được: Mình thuộc đời thứ mấy, đời trên mình là những ai, mình thuộc chi nào, nhánh nào, bằng vai với mình trong họ là những ai? Có sơ đồ gia phải mới phân biệt được thế thứ trong họ, theo đó mỗi người tự xác định được quan hệ trong nội tộc mà xưng hô cho đúng, chú, bác, anh, em.... Xưng hô trong nội tộc khác với xưng hô ngoài xã hội. Ngoài xã hội dựa theo tuổi tác và chức vụđịa vị, trong gia tộc dựa theo thế thứ, nhưng khi giao thiệp với từng cá nhân cụ thể lại phải kết hợp theo cách xưng hô ngoài xã hội theo quan hệ tuổi tác.

Cách xưng hô với người trên: Từ lâu đời, người Việt có truyền thống lễ phép và lịch sự trong cách xưng hô. Con cháu có lễ phép và có giáo dục thường biết đi thưa

về trình. Khi nói chuyện với bố mẹ, ông bà, con cháu thường dùng cách thưa gửi và gọi dạ bảo vâng chứ không bao giờ nói trống không với người trên. Người Việt thường dùng tiếng thưa trước khi xưng hô với người ở vai trên, chẳng hạn như: “Thưa mẹ con đi học. Thưa ông bà con đi học về. Thưa cô con về. Thưa ba, ba bảo con điều chi ạ?”

Trong cách xưng hô với người ở vai trên thì lưu ý là không bao giờ đượcgọi tên tục (tên cha mẹđặt cho) của ông bà, cha mẹ, cô cậu, dì dượng, và chú bác. Chúng ta chỉ xưng hô bằng danh xưng ngôi thứ trong gia đình. Nếu ông có tên là Hùng, ba có tên là Chính, và chú có tên là Tài chẳng hạn, ta chỉ nói là: “Cháu mời ông bà xơi cơm, con mời ba má dùng trà, cháu mời cô chú lại chơi.”

Đối với người trên, không được dùng tiếng “cái gì” để hỏi lại một cách trống không vì đó là từ vô lễ, không lịch sự. Do đó, khi nói chuyện với người lớn tuổi, người nói thường thay từ “cái gì” bằng từ “điều chi” cho lịch sự và lễ độ. Thay vì hỏi: “Cái gì?” hay “Ba bảo con cái gì?” thì hỏi: “Ba bảo con điều chi ạ?”. Từ “cái ” chỉ sử dụng với người ngang hàng. Thí dụ: “Anh hỏi tôicái gì?” hay “Chị nói cái gì vậy?”

Khi trả lời bố mẹ hay ông bà, con cháu thường dùng chữ “dạ, ạ, vâng ạ, vâng”. Nếu ngườimẹ gọi con: “Tươi?” thì khi nghe thấy, người con phải thưa: “Dạ” . Nếu người mẹ nói tiếp: “Về ăn cơm!” người con phải nói: “Vâng” (người Bắc) hay “Dạ” (người Nam). Người ta còn dùng chữ “” ở cuối câu để tỏ vẻ kính trọng và lễ phép. Thí dụ: “Chào bác ạ!”,“Vâng ạ!” …

Xưng hô vợ chồng: Tình vợ chồng người Việt rất đằm thắm, họ yêu nhau với tất cả chân tình, đối đãi với nhau rất lịch sự và kính trọng. Những cặp vợ chồng có giáo dục không bao giờ gọi nhau bằng “mày” và xưng “tao”. Họ tìm những lời lẽ dịu dàng đầy tình tứ yêu thương để gọi nhau. Chính vì thế mà tiếng xưng hô giữa vợ chồng người Việt nhiều hơn hẳn tiếng xưng hô của vợ chồng người Tây phương. Những cặp vợ chồng có giáo dục không bao giờ chửi thề và văng tục với nhau, nhất là trước mặt bạn bè. Tiếng xưng hô với vợ gồm có: em, cưng, mình, bu nó, má, má nó, má thằng cu, mẹ, mẹ nó, nhà, bà, bà xã, bà nó, ấy, mợ, mợ nó, đằng ấy… Tiếng

xưng hô với chồng gồm có: anh, cưng, anh nó, ba, ba nó, bố, bố nó, bố mày, bố thằng cu, đằng ấy, ông xã, cậu, cậu nó, ông, ông nó, ấy, mình…

2 Ngoài xã hội

Lễ phép trong giao tiếp: Trong các mối quan hệ ngoài xã hội, giao tiếp lễ phép, lịch sựđúng mực đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và củng cố các mối quan hệ con người với nhau. Chẳng hạn, khi gặp người lớn tuổi trên đường thì cũng cần lễ phép chào hỏi bằng các câu như “Cháu chào ông / bà ạ!” hay “Ông / bà đi

đâu đấy ạ?”. Trong mỗi câu chào có thêm từ “” ở cuối câu làm tăng tính lễ phép, lịch sự của người nói đối với người nghe. Chính vì thế người nghe sẽ cảm thấy được kính trọng và đề cao trong cách giao tiếp của người nói.

Giao tiếp lịch sự đúng mực không chỉ được thể hiện bằng cách thêm những từ mang sắc thái lịch sự như “thưa”, “”, “vâng”…mà còn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ trong cách thể hiện cũng như những ứng xử của người nói trong suốt quá trình giao tiếp. Mức độ xưng hô lễ phép trong giao tiếp chỉ có thểđạt được khi người nói thể hiện thái độ chân thành, kính trọng đối với người nghe. Nếu người nói không có thái độ tôn trọng đối tượng giao tiếp thì cho dù có dùng những hình thức xưng hô lịch sựđến đâu chăng nữa cũng không đạt được cái gọi là “lễ phép trong giao tiếp”.

Lịch sự trước đám đông: Khi đối tượng nghe được mở rộng không chỉ là một hoặc vài người mà là cả một tập thể thì yêu cầu về sự lễ phép, lịch sự trong giao tiếp càng được đòi hỏi nhiều hơn nữa. Chính vì lý do này mà người nói cần linh hoạt lựa chọn những hình thức xưng hô trong giao tiếp cho đúng chuẩn, phù hợp với tất cả đối tượng nghe mà không làm mất lòng hay có ý xúc phạm ai. Bởi vì truyền thống

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)