TRONG CÁCH NÓ
2.2.1.2 Hình thức biểu hiện:
Cách nói tôn kính trong tiếng Nhật:
1 Thêm vào tiếp đầu ngữ tôn kính:
Ví dụ: Onamae Goiken Omiashi Kisha Onsha Otaku
(Tên) (Ý kiến) (Chân) (Công ty) (Công ty) (Nhà)
(Gia đình) (Cao kiến) (Ông) (Tên) (Tên) (Con gái)
2 Thêm vào tiếp vị ngữ tôn kính:
Ví dụ: Yamada san Yamada sama Tanaka shi
(Ông Yamada) (Ngài Yamada) (Ông Tanaka)
3 Sử dụng danh từ tôn kính:
Ví dụ: Yamada sensei Yamada kacho Tanaka shocho
(Thầy Yamada) (Ông trưởng ban Yama) (Ông giám đốc sở Tanaka)
Dochira Donata ~ Kata
(Vịnào) (Vị nào) (Ngài ~)
4 Sử dụng động từ kính ngữ: Từ thông thường Từ tôn kính
Suru Nasaru (làm)
Ví dụ: Sensei mo kono keikaku wo nasaimasu. (Thầy giáo cũng tán thành kế hoạch này).
Iku Irassharu / oide ni naru (đi)
(~ Teiku ~ Teirassharu)
Ví dụ: Kaicho wa raigetsu chuujun Newyork e oide ni naru yotei desu. (Ông hội trưởng dựđịnh đi Newyork vào trung tuần tháng tới). ………..
Kau Omotome ni naru (mua)
Ví dụ: Koshou no sai niwa omotome ni natta hanbaiten e gorenreku kudasai. (Khi có trục trặc xin quý khách hãy liên lạc với cửa tiệm đã mua).
Neru Oyasumi ni naru (ngủ)
Ví dụ: Sakuya yoku oYasumi ni narimashita ka. (Đêm qua ông có ngủđược không ạ?) ………..
Ngoài ra, còn có một số hình thức biểu hiện khác đã trình bày ở chương một. Như vậy, để thể hiện cách nói tôn kính trong tiếng Nhật thì việc biến đổi hình thức danh từ, động từ sang cách nói tôn kính là một trong những yếu tố quan trọng.
Cách nói tôn kính trong tiếng Việt:
Trong giao tiếp thường ngày, người Việt luôn tôn trọng lễ giáo, xử sự theo nguyên tắc kính trên nhường dưới và lấy đó làm nền tảng đạo đức xã hội. Trong đó, cách nói tôn kính đối tượng giao tiếp là chuẩn mực để đánh giá mức độ hiểu biết phép tắc trong các nghi thức xã giao hàng ngày của một con người. Theo đó, khi gặp người đáng tuổi ông / bà thì gọi họ bằng ông / bà và xưng bằng cháu hoặc con, người ngang hàng cha, me, chú, cô…thì gọi bằng chú, cô, dì và xưng con / cháu…Đó chính là nguyên tắc phân biệt ngôi thứ dựa trên tuổi tác trong văn hóa giao tiếp của người Việt. Về mặt ý nghĩa trong cách nói tôn kính của tiếng Việt thì phần nào có sự tương đồng với cách nói tôn kính (Sonkeigo) trong tiếng Nhật. Tuy nhiên, vì mỗi ngôn ngữ có đặc trưng về loại hình và cách thức biểu hiện riêng nên trong cách nói này vẫn tồn tại một sốđiểm khác nhau cơ bản. Trong khi cách nói tôn kính trong tiếng Nhật được biểu hiện bằng cách thêm các tiếp đầu ngữ, tiếp vị ngữ hoặc chia các hình thức động từ tôn kính…thì tiếng Việt lại có những hình thức biểu hiện khác biệt. Hơn thế nữa, vì tiếng Việt thuộc ngôn ngữ không biến hình nên không thể có hình thức chia động từ hay kết hợp các động từ tôn kính như tiếng Nhật. Do đó, sự có mặt hay vắng mặt của chủ ngữ chính là thước đo mức độ thân mật, tôn kính hoặc mức độ lịch sự của người nói đối với người nghe. Chính vì vậy, để thể hiện sự tôn kính, thái độ tôn trọng đối tượng giao tiếp thì ngoài việc sử dụng các đơn vị từ vựng thích hợp, người Việt còn sử dụng đến các phương tiện ngữ pháp. Các đơn vị từ vựng tôn kính bao gồm những từ có sắc thái trang trọng, sự thay đổi linh hoạt các hình thức đại từ nhân xưng, sử dụng những từ Hán Việt có ý nghĩa tôn kính như: quý ngài, quý cô, quý bà….Các phương tiện ngữ pháp bao gồm hình thức nói có đầy đủ các thành phần chính trong câu là chử ngữ và vị ngữ, nếu thiếu một trong hai thành phần này thì câu nói sẽ không thể hiện ý nghĩa tôn kính. Ngoài ra, trong cách nói này cũng sử dụng khá phổ biến các hình thức từ diễn đạt ý kính trọng như: thưa, dạ thưa, bẩm, trình, (bẩm, trình dùng cho cách xưng hô ngày xưa: bẩm cụ, trình tổng đốc)…ạ, vâng ạ,…
“Thưa” là tiếng dùng để tỏ ý kính trọng khi nói chuyện với người lớn tuổi, cấp trên, người có địa vị xã hội... [7;1999:1]
Vị trí của từ “thưa” có thểở cuối câu, trước đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít hoặc số nhiều hoặc cũng có thể có vị trí ở đâu câu. Khi đứng ở vị trí đầu câu, từ này làm nhiệm vụ mào đầu cho câu chuyện sẽđược bắt đầu với người đối thoại.
Ví dụ: - Thưa ông, tôi không muốn nghĩ ngợi nhiều về chuyện đó nữa. (cách xưng hô “ông” – “tôi” của người nói chứng tỏ người đối thoại có sự cách biệt vềđịa vị xã hội. Nếu cách biệt về tuổi tác sẽ có cách xưng hô “ông” – “cháu”.)
- Thưa quý ông bà, sau đây giám đốc chúng tôi xin có vài lời. (quý ông bà là khách hàng, những người tham dụ trong một buổi họp, buổi hội thảo…là đối tượng cần thể hiện sự tôn kính).
Khi đứng ở vị trí cuối câu, trước đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, từ này không còn giữ nhiệm vụ mở đầu câu chuyện hoặc mở đầu lời phát biểu hay lời giới thiệu trước đám đông mà đơn giản chỉ bày tỏ sự trân trọng hoặc lễ phép của người nói đối với người nghe. (cho dù người nghe có tuổi tác hoặc địa vị thấp hơn người nói). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là từ này có thể xuất hiện trước các đại từ nhân xưng ngôi thứ hai theo các nói thông thường kiểu: em, bạn, mày...
Ví dụ: - Mấy giờ thì bà về, thưa bà. - Ông có điện thọai đấy, thưa ông.
“Ạ” là từ biểu thị ý kính trọng (hoặc thân mật) trong quá trình giao tiếp. [7;1999:1]
Trong trường hợp này chỉ xét từ “ạ” với ý nghĩa kính trọng, qua đó hình thành nên cách nói tôn kính đối tượng giao tiếp trong tiếng Việt. Vị trí của từ này thường ở cuối câu hoặc đi sau đại từ nhân xưng ở ngôi thứ hai - người đang đối thoại với người nói.
Ví dụ: - Lạy cụạ.
- Cháu chào ông ạ.
Trong ví dụ trên, người đang đối thoại với người nói là “cụ”, “ông” – đây là hai đối tượng giao tiếp có độ tuổi lớn hơn người nói và có địa vị trong gia đình / xã hội khác địa vị của người nói. Thêm vào đó, từ “ạ” được dùng với những người trong
gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh chị…) và những người ngoài gia đình (những người có độ tuổi tương đương với những người lớn trong gia đình, giáo viên, bác sĩ, cấp trên....). Yếu tốđược lưu ý ở đây là đối tượng để thể hiện ý kính trọng phải là những người lớn tuổi hoặc có địa vị / cương vị cao hơn người nói.
Ngoài ra, trong cách nói tôn kính trong tiếng Việt còn sử dụng một số lượng lớn những từ gốc Hán (Hán Việt) để mức độ kính trọng đạt được hiệu quả cao nhất. Tóm lại, tuy cùng thể hiện ý kính trọng đối tượng giao tiếp nhưng do đặc trưng mỗi loại hình ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp của mỗi quốc gia khác nhau nên trong cách nói cũng có sự khác nhau. Thông qua đó, thể hiện nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từđộc đáo của tiếng Nhật và tiếng Việt.