TRONG CÁCH NÓ
2.1.1 Sự tương đồng trong cách nói tôn kính 1 Đối tượng giao tiếp
2.1.1.1 Đối tượng giao tiếp
1Mối quan hệ trên – dưới:
Địa vị: cấp trên – cấp dưới; giáo viên – học sinh
Tuổi tác: người trên – người dưới
Sự quan hệ bình đẳng với nhau và sự tôn kính lẫn nhau dường như đã trở thành những yếu tố cơ bản trong cách đối xử và trong các mối quan hệ con người. Nhưng nếu ý thức được vị trí của mình và đối tượng giao tiếp có sự khác nhau thì nhất thiết phải bổ sung thêm những yếu tố để thể hiện sự khác nhau đó. Yếu tố được đề cập đến ở đây là kính ngữ. Trong đó, cách nói tôn kính được sử dụng để giao tiếp với người trên, người lớn tuổi vì nó có thể bổ sung cho sự khác nhau vềđịa vị xã hội và tuổi tác của người dưới đối với người trên, cấp dưới đối với cấp trên, hậu bối đối với tiền bối…
Ví dụ dưới đây là đoạn hội thoại giữa giáo viên và sinh viên, đây là hai đối tượng giao tiếp thuộc hai vị trí và địa vị xã hội khác nhau.
Kurasumeto no taikai ga aru. Kondo kikoku suru gakusei ga iru node, raishuu no nichiyoubi ni sayonara pati wo hiraku koto ni natta. Aru gakusei wa sensei wo sasou.
(Có một buổi họp lớp. Lần này vì có một sinh viên trong lớp về nước nên sẽ tổ chức một buổi tiệc chia tay vào chủ nhật tuần sau. Một học sinh nọđã mời thầy giáo cùng tham dự).
Học sinh: “Ano, sensei chotto yoroshi deshou ka…” (Thầy ơi, cho em làm phiền thầy một chút được không ạ?) Thầy giáo: “A, douzo”.
Học sinh: “Jitsu wa raishuu no nichiyoubi, uchi de pati wo shiyou to omotteirun desu”.
(Thưa thầy, thực ra thì vào ngày chủ nhật tuần sau lớp em có tổ chức một bữa tiệc họp lớp tại nhà em ạ).
Thầy giáo: “A, ii desu ne”. (Thế à, được đấy nhỉ).
Học sinh: “De, sensei, yoroshikattara, oideitadakenai ka to omoimashite. Mousugu kuni he kaeru hito mo imasu shi…”
(Thưa thầy, nếu được, chúng em mời thầy đến dự chung với chúng em ạ. Bởi vì hôm đó sẽ có bạn về nước ạ…).
Thầy giáo: “Nichiyoubi desu ne. Ee, daijoubu desu yo”. (Chủ nhật à, được đấy, thầy sẽđến dự).
Học sinh: “Aa, yokatta desu. Minna yorokobu to omoimasu. De, sensei niwa 6 ji goro ni oideitadakitaindesu ga…”.
(Ôi, như vậy thật tốt quá. Em nghĩ chắc chắn các bạn sẽ rất vui. Thưa thầy, nếu được, thầy vui lòng đến vào khoảng sáu giờđược không ạ?).
Thầy giáo: “Wakarimashita. Nanika osake ka otsumami demo motte ikou kana”. (Thầy biết rồi. Có lẽ thầy sẽ mang một ít rượu và thức ăn nhẹ tới nhỉ).
Học sinh: “Ieie, okizukai naku. Sore dewa tanoshimi ni shite orimasu”.
(Ôi không cần đâu thầy ơi, thầy đừng bận tâm. Có thầy đến tham dự là chúng em rất vui rồi ạ).
Trong đoạn hội thoại trên, mối quan hệđược thiết lập là mối quan hệ giữa “thầy giáo và học sinh”. Theo đó, thầy giáo là người có vị trí cao hơn học sinh nên khi nói chuyện, học sinh nhất thiết phải sử dụng cách nói tôn kính. Chẳng hạn, “yoroshii,
oideni naru, okizukai” là cách nói tôn kính của “ii (được, tốt), kuru (đến), kizukai (lo lắng, quan tâm)”. Còn khi nói về hành động hay trạng thái của mình thì học sinh sử dụng cách nói khiêm nhường như “tanoshimi ni shite orimasu” (khiêm nhường của động từ tanoshimi ni shite imasu) – mong đợi, mong chờ. Trong tiếng Việt là các hình thức sử dụng như: thưa thầy, được không ạ, ạ…là những hình thức biểu đạt
cách nói tôn kính của học sinh với thầy giáo. Tương tự, trong các mối quan hệ trên dưới khác như nhân viên - cấp trên, người dưới - người trên…thì vẫn phải sử dụng cách nói tôn kính.
2Mối quan hệ trong – ngoài:
Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những tư tưởng của Nho giáo, đạo Khổng. Do đó, từ ngàn xưa trong xã hội Nhật Bản đã hình thành nên những “tập đoàn”. “Tập đoàn” không phải là tập hợp những nhóm người khác nhau mà đó là tập hợp của những cá thể tồn tại tương hỗ với nhau. Từ đó, tạo ra ý thức tập đoàn và hình thành nên tập đoàn. Những cá nhân sẽ là một cá thể trong từng tập đoàn, vận mệnh của cá nhân đó sẽ phụ thuộc và gắn bó chặt chẽ vào sự phát triển và tồn tại của tập đoàn. “Tập đoàn” trong xã hội Việt Nam truyền thống được biết đến dưới khái niệm các “làng” hay các “gia tộc” (đơn vị cấu thành lớn hơn gia đình, cũng được coi là một tập đoàn). Trong làng, tính cộng đồng tạo nên sự liên kết các thành viên lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác. Vì đặc điểm này mà hình thành nên những nguyên tắc chung trong giao tiếp của hai quốc gia Việt - Nhật. Điểm tương đồng giữa hai ngôn ngữ là cách nói tôn kính đối tượng giao tiếp. Nếu xét trong phạm vi mối quan hệ “trong – ngoài” thì nếu gặp người lớn tuổi, bậc bề trên…không thuộc “tập đoàn” hay “làng” của người nói thì sẽ sử dụng những hình thức nói tôn kính, lịch sự. Chẳng hạn, khi có khách đến chơi (người khách không phải là thành viên trong gia đình và đương nhiên không cùng một “tập
đoàn” với người nói) thì người nói sẽ mời nước: “Ocha, douzo meshiagatte kudasai” (Xin mời quý khách dùng trà). Đây là cách nói tôn kính người khách trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Cách nói này sử dụng những danh từ tôn kính (ocha – trà ngon, quý khách…) và động từ tôn kính (meshiagatte kudasai - uống, xin mời, dùng…). Ngược lại, cách nói thể hiện thái độ khinh miệt, không tôn kính người khách sẽ là: “Nonde kudasai!” (Uống đi). Cách nói này sẽ làm người khách cảm thấy không hài lòng và đánh giá người nói là người không được dạy bảo đàng hoàng, không có văn hóa giao tiếp cũng như không hiểu những nguyên tắc giao tiếp cơ bản.
3Mối quan hệ thân – sơ:
“Thân” trong nghĩa Hán Việt chỉ mối quan hệ con người thân thiết, thân mật. “Sơ” chỉ mối quan hệ con người không thân thiết, người lần đầu tiên gặp mặt hay những người chỉ có mối quan hệ xã giao thông thường. Dựa theo ý nghĩa này mà trong cách giao tiếp của người Nhật và người Việt xét trong phạm vi cách nói tôn kính cũng có những điểm tương đồng. Do đó, trong quá trình giao tiếp, nếu đối tượng giao tiếp là người lần đầu tiên gặp mặt hoặc không quen thân thì người Nhật và người Việt thường lựa chọn những hình thức nói tôn kính, lịch sự. Việc truyền đạt ý tôn kính của người nói đến người nghe là điều cơ bản trong kính ngữ. Đối với những người mới gặp lần đầu, những người giao thiệp trong công việc, cho dù là người cùng tuổi hay nhỏ tuổi hơn nếu không sử dụng cách nói biểu hiện sự tôn kính thì sẽ bĩ cho rằng thất lễ. Nếu đối tượng giao tiếp là người lớn tuổi hơn thì nhất thiết phải nói tôn kính. Chẳng hạn, khi hỏi về công ty của khách hàng thì hình thức câu hỏi sẽ là: “Sumimasen ga, kisha wa dochira ni gozaimasu ka?” (Xin phép cho tôi hỏi, quý công ty ởđâu ạ?”. Trong đó, những hình thức từ tôn kính như “kisha – quý công ty”, “gozaimasu – có ở~”. Nếu nhân viên hỏi bằng hình thức câu thông thường, thậm chí là thân mật, suồng sã như “Kaisha wa doko?” (Công ty ở đâu vậy?) thì sẽ bị cho là không lịch sự, không có thái độ tôn trọng người khác. Như vậy, sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín và “bộ mặt” của công ty. Chính vì vậy, văn hóa giao tiếp của nhân viên (văn hóa kinh doanh) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của công ty.