Định nghĩa

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh hóa miễn dịch (Trang 67 - 69)

Trƣớc đây, thuật ngữ bổ thể (Complement, C) đƣợc sử dụng để ám chỉ tới các thành phần của huyết thanh không bền với nhiệt (hoạt động của chúng bị ức chế bằng cách đun nóng huyết thanh ở 56oC khoảng 30 phút) mà có thể dung giải tế bào vi khuẩn. Tuy nhiên, hiện nay bổ thể còn đƣợc biết nhƣ một thành phần đóng góp vào cơ chế bảo vệ tế bào chủ theo nhiều cách khác nhau. Bổ thể có thể opsonin hóa tế bào vi khuẩn để kích thích quá trình thực bào; nó có thể phục hồi và hoạt hóa nhiều tế bào khác nhau bao gồm bạch cầu đa nhân và đại thực bào; nó có thể tham gia vào việc điều hòa đáp ứng kháng thể và nó có thể trợ giúp trong việc xóa bỏ phức hợp miễn dịch và các tế bào đã chết theo chƣơng trình lập sẵn. Bổ thể cũng có thể có những ảnh hƣởng bất lợi cho tế bào chủ; nó đóng góp vào sự gây viêm và sự phá hỏng mô, và nó có thể kích thích sự sock phản vệ.

Bổ thể bao gồm 20 loại protein khác nhau trong huyết thanh (một số tài liệu ghi là 30 protein) mà đƣợc tạo ra bởi nhiều loại tế bào bao gồm các tế bào gan (hepatocytes), đại thực bào và các tế bào biểu mô ruột. Một vài protein bổ thể liên kết với kháng thể miễn dịch hoặc với các thành phần của màng tế bào. Các loại bổ thể khác là các proenzyme mà khi đƣợc hoạt hóa sẽ cắt một hoặc nhiều các protein bổ thể khác. Các mảnh đƣợc cắt ra từ các protein bổ thể có thể hoạt hóa tế bào, làm tăng khả năng thấm vào mạch máu hoặc opsonin hóa tế bào vi khuẩn.

Hình 4.1: Vai trò của bổ thể trong hoạt hóa tế bào B Nguồn: 2011, Miễn dịch học phân tử, Đại học Huế

Ngoài kháng nguyên, sự hoạt hóa tế bào B còn đòi hỏi những tín hiệu do các protein bổ thể cung cấp. Hệ thống bổ thể bao gồm một loạt protein huyết thanh đƣợc hoạt hóa bằng cách liên kết với phức hợp kháng nguyên-kháng thể hoặc liên kết trực tiếp lên polysaccharid của bề mặt vi khuẩn mà không cần có kháng thể (theo con đƣờng không cổ điển và lectin). Nhƣ vậy vi khuẩn có thể hoạt hóa trực tiếp hệ thống bổ thể, trong quá trình đáp ứng miễn dịch tự nhiên (hay bẩm sinh), hoặc sau khi liên kết với kháng thể. Kháng nguyên protein có thể gắn với kháng thể tƣơng ứng tồn tại từ trƣớc đó, và phức hợp này hoạt hóa bổ thể bằng con đƣờng cổ điển. Sự hoạt hóa bổ thể gây ra phân cắt các protein của hệ thống bổ thể. Thành phần chủ yếu của hệ thống là một protein gọi là C3, việc phân cắt C3 tạo ra một phân tử gọi là C3b có khả năng liên kết đồng hó trị với vi khuẩn hoặc phức hợp kháng nguyên-kháng thể. C3b lại đƣợc phân cắt thêm để cho ra một mảnh gọi là C3d, mảnh này vẫn còn gắn trên vi khuẩn. Trên màng tế bào B có một thụ thể dành cho C3d đƣợc gọi là thụ thể bổ thể typ 2 (tức CR2 hay CD21). Phức hợp tạo nên bởi Cd3 và kháng nguyên hoặc C3d với phức hợp kháng nguyên-kháng thể sẽ gắn vào tế bào B, trong đó Ig màng thì gắn với kháng nguyên còn CR2 thì gắn với C3d (Hình 5). CR2 đƣợc bộc lộ trên tế bào B trƣởng thành dƣới dạng kết hợp với hai protein màng khác là CD19 và CD81 (còn đƣợc gọi là TAPA-1). Phức hợp CR2- CD19-CD81 thƣờng đƣợc gọi là phức hợp đồng thụ thể tế bào B vì CR2 gắn với kháng nguyên qua mảnh C3d đồng thời với Ig màng gắn trực tiếp vào kháng nguyên. Sự liên kết của CD3 vào thụ thể bổ thể của tế bào B đã mang CD19 lại gần các kinase kết hợp BCR, và đuôi bào tƣơng của CD19 nhanh chóng đƣợc phosphoryl hóa. CD19 phosphoryl hóa sẽ hoạt hóa nhiều con đƣờng tín hiệu, mà quan trọng nhất là con đƣờng phụ thuộc PI-3 kinase là con đƣờng có thể khuyếch

đại tín hiệu do phức hợp kháng nguyên-Ig bề mặt tạo ra. Ngoài ra, các kinase thuộc họ Src liên kết với CD21 có thể phosphoryl hóa ITAM và khuyếch đại tín hiệu BCR. Kết quả là đáp ứng tế bào B ngày một mạnh lên.

Tầm quan trọng của hệ thống bổ thể trong đáp ứng miễn dịch dịch thể đã đƣợc chứng minh qua nhiều thí nghiệm, với kết quả là tính miễn dịch tạo ra khi có C3d mạnh hơn khi không có C3d 1.000 lần.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh hóa miễn dịch (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)