Kháng thể đƣợc tiết ra liên tục sẽ gây ức chế sự hoạt hóa tế bào B bằng cách tạo ra phức hợp miễn dịch tham gia gắn đồng thời vào thụ thể kháng nguyên và thụ thể Fc trên bề mặt tế bào B đặc hiệu cho kháng nguyên đó (Hình). Điều này giải thích cho hiện tƣợng gọi là phản hồi kháng thể (antibody feedback) nhằm để chỉ sự điều hòa ngƣợc sự sản xuất kháng thể do các phân tử kháng thể IgG đƣợc tiết ra thực hiện.
Hình 4.6: Sự phản hồi ngược của kháng thể Nguồn: 2011, Miễn dịch học phân tử, Đại học Huế
Kháng thể IgG ức chế sự hoạt hóa tế bào B bằng cách tạo phức hợp với kháng nguyên, và những phức hợp này gắn vào thụ thể trên tế bào B dành cho đoạn Fc của IgG gọi là thụ thể Fcγ II (FcγRIIB, hay CD32). Domain nằm trong bào tƣơng của phân tử FcγRIIB có chứa một cấu tạo 6 acid amin (isoleucin-X-tyrosin- X-X-leucin) đƣợc cung cấp bởi các thụ thể khác trong hệ thống miễn dịch tạo ra tín hiệu âm tính trong đó có thụ thể ức chế giết trên tế bào NK. Nhờ đồng dạng với các ITAM, cấu tạo ức chế này đƣợc gọi là “cấu tạo ức chế thụ thể miễn dịch chứa
tyrosin” (immunoreceptor tyrosine-based inhibiton motif, ITIM). Khi thụ thể Fcγ của tế bào B đƣợc liên kết, ITIM của thụ thể đƣợc phosphoryl hóa ở đầu có tyrosin, tạo nên bến đáp của phân tử SHIP (SH2 domain-containing inositol phosphat) inositol 5-phosphatase. Sự tập trung các phân tử SHIP sẽ ly giải 5’ phosphat của PIP3 (phân tử đƣợc sản xuất bằng cách tụ tập các thụ thể kháng nguyên trên tế bào B) và gắn với PLC và Btk là 2 phân tử tham gia truyền tín hiệu qua trung gian BCR. Phức hợp kháng nguyên kháng thể đồng thời tƣơng tác với thụ thể kháng nguyên (thông qua kháng nguyên) và FcγRIIB (thông qua kháng thể), và điều này đã đƣa các phân tử phosphatase ức chế đến gần những thụ thể kháng nguyên và việc truyền tín hiệu bị phong bế.
Phản hồi kháng thể qua trung gian thụ thể Fc là một cơ chế kiểm soát sinh lý đối với đáp ứng miễn dịch dịch thể vì nó đƣợc tạo ra bởi kháng thể tiết và ức chế sự sản xuất kháng thể về sau. Chúng ta cũng đã đề cập trƣớc đây rằng kháng thể cũng có thể khuyếch đại sản xuất kháng thể bằng cách hoạt hóa bổ thể và tạo ra C3d, tín hiệu thứ hai của sự hoạt hóa tế bào B. Hiện chúng ta chƣa biết đƣợc khi nào thì kháng thể tiết khuyếch đại sản xuất kháng thể (qua trung gian bổ thể) và khi nào thì ức chế nó (qua trung gian thụ thể Fc). Có thể suy luận rằng trong giai đoạn sớm của đáp ứng miễn dịch dịch thể, kháng thể IgM (là kháng thể hoạt hóa bổ thể và không liên kết với Fcγ) tham gia vào việc khuyếch đại, trong khi đó sự gia tăng lớp kháng thể IgG dẫn đến phản hồi ức chế.
Tế bào B còn mang một thụ thể ức chế khác có tên là CD22. CD22 là một lectin có gắn acid sialic; ligand tự nhiên của nó chƣa đƣợc biết nhƣng chúng ta cũng chƣa biết chúng đƣợc liên kết thế nào trong quá trình đáp ứng sinh lý của tế bào B.