VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG THEO PHÁP LUẬT ỆT NAM
3.1.1. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số nhóm hành vi sau:
Vi phạm về phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường
Đây là nhóm vi phạm phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam. Luật bảo vệ môi trƣờng quy định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân khi thực hiện dự án hoặc hoạt động có thể gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng phải thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng. Tuy nhiên, trong thực tế rất nhiều cơ sở đã không thực hiện nghĩa vụ pháp lý này, hoặc thực hiện nhƣng sau khi đã có giấy phép về môi trƣờng thì không tuân thủ theo các quy định ghi trong giấy phép để nhằm mục đích đỡ phí tổn; hoặc có hành vi cản trở công tác điều tra, nghiên cứu, kiểm soát đánh giá hiện trạng môi trƣờng, thanh tra về môi trƣòng. Những hành vi vi phạm này mặc dù chƣa gây ra ô nhiễm môi trƣờng, nhƣng chúng là tiền đề của những hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng sau này, do vậy cần phải đấu tranh kiên quyết với loại vi phạm này nhằm mục đích ngăn chặn, phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trƣòng.
Vi phạm quy định về bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên
Trong thời gian qua, mặc dù Nhà nƣớc rất quan tâm đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung, sự đa dạng sinh học nói riêng, nhƣng cho đến nay sự suy giảm đa dạng sinh học vẫn đang bị đe doạ bởi nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó là hành vi khai thác lâm sản, săn bắn động vật hoang dã trái phép tại một số khu bảo tồn thiên nhiên. Nhiều loại sinh vật nhƣ rễ hồi, trầm hƣơng, dầu xá xị, các loại cây thuốc quý, các loại động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao nhƣ tê tê, rắn, rùa, kỳ đà, và một số loại khác trong nhiều năm qua đã bị khai thác, săn bắt ráo riết khắp mọi nơi để tiêu thụ ở trong nƣớc và đƣa sang các thị trƣờng Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc làm cho nguồn tài nguyên sinh vật của nƣớc ta bị suy giảm nghiêm trọng. Chỉ kể 18 loài động vật thuộc diện quí hiếm đã ghi trong sách Đỏ Việt Nam, từ năm 1991-1995 đã có tới 8.964 cá thể bị săn bắt, bình quân hàng năm có tới 1.743 cá thể động vật quí hiếm bị săn bắt [4.tr 38].
Bên cạnh đó là việc khai thác thuỷ sản trái phép mang tính huỷ diệt nhƣ dùng lƣới mắt nhỏ, đèn quá công suất, chất nổ, chất độc, xung điện... đã làm cho nguồn lợi thuỷ sản không kịp phục hồi và bị giảm sút nhanh chóng. Theo số liệu khảo sát của Bộ đội biên phòng cho thấy trung bình mỗi năm ngƣ dân các tỉnh vùng biển từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà đã sử dụng khoảng 50 tấn thuốc nổ để đánh bắt hải sản [42. tr33]. Các lực lƣợng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã tích cực tuyên truyền, giáo dục, kiểm soát, bắt xử lý và tịch thu các loại dụng cụ đánh bắt thuỷ sản trái phép nhƣng kết quả rất hạn chế do ngƣ dân sử dụng đa số là hộ nghèo, không đủ vốn chuyển đổi nghề nghiệp nên mặc dù bị bắt xử lý và tịch thu phƣơng tiện, họ vẫn rất dễ tái phạm.
Nhóm vi phạm quy định về ô nhiễm đất
Hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng đất hiện nay ở Việt Nam có thể liệt kê: hành vi xả thải nƣớc sinh hoạt, nƣớc thải công nghiệp, rác thải, bụi khói từ các nhà máy, khu công nghiệp, làng nghề; do sử dụng chất thải hoặc phân bắc tƣơi hoặc bùn thải sinh hoạt bón trực tiếp cho đất, sử dụng các hoá chất trái quy định để bón cho đất dẫn đến làm chua hoá đất, nghèo kiệt các ion bazo và làm xuất hiện nhiều chất độc có hại cho cây trồng, giảm hoạt tính sinh học của đất.
Hiện tƣợng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã và đang cục bộ gây ô nhiễm nƣớc, đất, gia tăng tồn dƣ thuốc trừ sâu trong nông sản thực phẩm; gây nhiễm độc, ngộ độc cho ngƣời sử dụng đến mức báo động. Ví dụ: tháng 8 năm 2001 xảy ra vụ cả gia đình anh Trần Văn Tuấn ở phƣờng Quỳnh Lôi, Hai Bà Trƣng, Hà nội bị chết do nhiễm độc khí phosphine. Theo báo cáo của vụ y tế dự phòng- Bộ y tế, trong 5 năm qua từ năm 1998 đến tháng 6/ 2002 đã có 45.609 trƣờng hợp bị nhiễm độc, làm 671 ngƣời bị chết [5. tr81].
Vi phạm quy định về ô nhiễm không khí
Cùng với hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng đất, không khí cũng đang bị ô nhiễm bởi những hành vi thải khói, bụi, khí độc quá giới hạn cho phép vào không khí. Các nguồn thải nhân tạo chính gây ô nhiễm không khí là từ các hoạt
động công nghiệp và thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và đun nấu bếp trong nhân dân.
Ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp chủ yếu là từ công nghiệp cũ (xây dựng trƣớc năm 1975), đều là công nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, hơn nữa nó lại rất phân tán và do quá trình đô thị hoá phạm vi thành phố ngày càng mở rộng nên hiện nay phần lớn công nghiệp cũ này nằm trong nội thành của nhiều thành phố.
Sự phát triển của làng nghề trong những năm gần đây đã dẫn đến sự gia tăng chất thải sinh hoạt cũng nhƣ công nghiệp. Lƣợng bụi và khí CO, CO2, SO2
trong nhiều làng nghề đo đƣợc khá cao bởi lẽ hầu hết nhiên liệu sử dụng cho các cơ sở là than củi, than cám; công nghệ sản xuất chế biến đơn giản, sử dụng những máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Ví dụ: làng nghề tái chế thép Đa Hội ( Bắc Ninh) thải ra gần 1.500 tấn chất thải/tháng, làng tái chế nhựa Minh Khai (Hƣng Yên) trong 1 năm thải ra khoảng 2.400 tấn chất thải các loại, làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm), Triều Khúc (Thanh Trì), Phú Đô (Từ Liêm) của Hà nội cũng là nơi thải ra hàng ngàn tấn chất thải, khí thải mỗi năm.
Nguồn gây ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải cũng không kém phần quan trọng. Nó trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trƣờng không khí ở đô thị do lƣợng ô tô, xe máy tăng nhanh (bình quân số lƣợng xe máy ở các đô thị nƣớc ta mỗi năm tăng khoảng 15-18%, số lƣợng xe ô tô mỗi năm tăng khoảng 8-10%) [5. tr 28]. Theo đánh giá của chuyên gia môi trƣòng, ô nhiễm không khí ở TP Hồ Chí Minh do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ 60,6%, do công nghiệp 16,2%, do các trạm phát điện 14,1% và do các nguồn khác 9,1%. Lƣợng xe máy đô thị tăng nhanh không những làm tăng nguồn thải gây ô nhiễm không khí mà còn gây ra tắc nghẽn giao thông ở nhiều đô thị lớn. Khi tắc nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễm hơi xăng dầu có thể tăng lên 4-5 lần lúc bình thƣờng. Giao thông vận tải không những thải ra bụi, hơi xăng dầu (CnHm), khí CO, NO2, SO2 mà còn thải ra chì (Pb) rất độc hại. Vì vậy, ngày 23/11/2000 Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 24/2000/CT-TTg về
triển khai sử dụng xăng không pha chì từ ngày 01/7/2001 trên toàn lãnh thổ nƣớc ta.
Ở nƣớc ta hiện nay, hoạt động xây dựng nhà cửa, đƣờng xá, cầu cống... diễn ra rất mạnh và ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở các đô thị. Các hoạt động xây dựng thƣờng gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi trƣờng không khí xung quanh.
Song song với các hành vi thải khói, bụi, khí độc quá giới hạn cho phép vào không khí thì hành vi thải “mùi” độc, hại ra không khí cũng đang là vấn đề đáng phải quan tâm. Ở nƣớc ta, ô nhiễm mùi hôi thƣờng xảy ra ở hai bên bờ kênh, rạch thoát nƣớc trong đô thị do sự thối rữa các chất ô nhiễm hữu cơ, vi sinh vật và rác thải gây ra (Hà nội, TP Hồ Chí Minh .. .); ô nhiễm mùi hôi tanh ở một số đô thị ven biển có cảng cá và chế biến hải sản (TP Vũng tàu, Hải Phòng.. .); ô nhiễm mùi hôi hoá chất ở gần các xí nghiệp chế biến mủ cao su, nhà máy chế biến phân hoá học v.v...
Vi phạm quy định về ô nhiễm nước
Nƣớc bị ô nhiễm do các cơ sở sản xuất cũ phần lớn chƣa có trạm xử lý nƣớc thải, nƣớc thải của một số cụm công nghiệp chỉ đƣợc xử lý sơ bộ rồi thải thẳng vào nguồn nƣớc mặt làm cho nguồn nƣớc bị ô nhiễm nghiễm trọng. Tình trạng ô nhiễm nƣớc rõ ràng nhất là ở các thành phố, thị xã lớn và các khu công nghiệp tập trung. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc mặt thƣờng rất cao, gấp từ 2-5 lần, thậm chí tới 10-12 lần trị số tiêu chuẩn cho phép đôí với nguồn nƣớc mặt loại B. Ví dụ: ở khu công nghiệp Biên Hoà I (Đồng Nai) có hơn 60 nhà máy, mỗi ngày thải vào vào sông Đồng Nai xấp xỉ 200.000m3
nƣớc thải có nồng độ ô nhiễm lớn; công nghiệp cũ phân tán ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh đã gây ô nhiễm nặng đối với sông Cầu; khu dân cƣ và công nghiệp Thƣợng Đình - Hà nội đã ảnh hƣởng đến nƣớc sông Tô Lịch ... [4. tr 47].
Môi trƣờng nƣớc biển cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các khu công nghiệp lớn đều tập trung ở vùng ven biển. Các khu công nghiệp này đổ trực tiếp
nƣớc thải vào sông ngòi rồi ra biển. Cùng với công nghiệp là đô thị hoá nhanh, khoản 50% đô thị lớn và quan trọng của cả nƣớc nằm ở dải ven biển. Do đó, lƣợng chất thải rắn, lỏng, sinh hoạt đổ vào sông rạch và ra biển ngày càng tăng. Chỉ riêng chất thải rắn ở các khu đô thị và công nghiệp của cả nƣớc khoảng 19.135 tấn/ngày, trong đó công nghiệp - 10.102 tấn, sinh hoạt - 8665 tấn, bệnh viện - 212 tấn.
Hoạt động vận chuyển dầu qua biển Đông, thăm dò dầu khí ở thềm lục địa và khai thác dầu ở thềm lục địa phía Nam nƣớc ta đã làm tăng lƣợng dầu thải hàng năm vào biển. Khoản 0,7% của lƣợng dầu 3,8 triệu thùng/ngày rò rỉ vào biển Đông, tƣơng ứng khoảng 772.000 tấn/năm. Năm 2000, lƣợng dầu thải vào vùng biển nƣớc ta là 64.000 tấn, trong khi năm 1995 chỉ có 41.000 tấn [4. tr 29]
Vi phạm về vệ sinh công cộng
Phổ biến nhất đối với nhóm vi phạm này là hành vi vi phạm các quy định về vận chuyển, xử lý chất thải (đối với chất thải dƣới dạng lỏng, khí đã đƣợc trình bày trong các nội dung trƣớc, phần này chỉ tập trung nói đến chất thải rắn); vi phạm quy định về tiếng ồn, độ rung quá giới hạn cho phép.
Hiện nay việc thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không khí, đất, vệ sinh đô thị, ảnh hƣởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khoẻ cộng đồng. Theo số liệu thống kê từ các tỉnh, thành phố năm 2001 cho thấy lƣợng chất thải rắn bình quân khoảng từ 0,5-0,8 kg/ngƣời-ngày và ở một số đô thị nhỏ dao động từ 0,3-0,4kg/ngƣời-ngày. Ví dụ tại Hà nội, tổng lƣợng chất thải rắn phát sinh năm 2001 là 636.583 tấn, trong đó: chất thải rắn sinh hoạt chiếm 561.149 tấn, chất thải rắn nguy hại công nghiệp là 12.100 tấn, chất thải rắn y tế nguy hại là 417 tấn, còn lại là các chất thải rắn loại khác. Hầu hết rác thải không đƣợc phân loại tại nguồn mà đƣợc thu lẫn lộn sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp. Việc xử lý chất thải cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ là đổ ở các bãi thải lộ thiên, không có sự kiểm soát, mùi nặng nề và nƣớc rác là nguồn gây ô nhiễm cho môi trƣờng đất, nƣớc, không khí. Mới chỉ có 1 vài bãi chôn lấp hợp vệ sinh
đã đƣợc xây dựng còn hầu hết các bãi chôn lấp chất thải rắn đều chƣa có hệ thống mƣơng máng để thu gom và xử lý nƣớc rác. Nhìn chung các cơ quan chức năng mới chỉ quan tâm đến khâu thiết kế và xây dựng chứ chƣa chú ý đến vận hành và quản lý. Do vậy, khối lƣợng nƣớc rác chƣa đƣợc giảm thiểu và hoạt động của các hệ thống xử lý nƣớc rác chƣa đạt tiêu chuẩn môi trƣờng. Hầu hết các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, không có lớp cách nƣớc chống thấm ở dƣới đáy và thành ô chôn lấp, không có hệ thống thu gom và kiểm soát nƣớc rác, hệ thống thu gom khí, không có lớp đất phủ bề mặt và không có hàng rào xung quanh.
Hành vi vi phạm gây ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là do hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ra. Ô nhiễm tiếng ồn ở các mỏ của của vùng than Quảng Ninh hầu hết vƣợt tiêu chuẩn vệ sinh, thƣờng từ 97-106dBA. Do vậy, tỷ lệ điếc nghề nghiệp ở vùng mỏ lên tới 20,6-22,2% trong tổng số công nhân đƣợc khám; bệnh rung nghề nghiệp có tỷ lệ 13-13,5% trong tổng số công nhân đƣợc khám [4. tr 58]. Đối với mức ồn giao thông đô thị ở Việt Nam, theo kết quả quan trắc cho thấy biến thiên từ 70-75 dBA, một số ít đƣờng phố có mức ồn từ 80-85 dBA (tiêu chuẩn cho phép là 70 dBA
Vi phạm các quy định về xuất nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm liên quan đến bảo vệ môi trường
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, đã di nhập vào Việt Nam các loài ngoại lai. Cho đến nay đã có 114 loài thuỷ sinh vật ngoại lai đƣợc di nhập vàonƣớc ta. Việc di nhập các loài trên đã xảy ra hiện tƣợng tạp giao, dẫn đến không có quần thể bản địa thuần chủng nhƣ trƣớc. Việc di nhập các loài cá dễ kèm theo việc di nhập một số mầm bệnh bản xứ mà trƣớc đây không thấy có. Những hiện tƣợng trên đã ít nhiều ảnh hƣởng đến tính đa dạng sinh học ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đối tƣợng của hoạt động nhập khẩu trong những năm gần đây còn là các công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu, không đồng bộ giữa các khâu, các bộ phận của dây chuyền sản xuất gây nên ô nhiễm môi trƣờng. Hiện tại trong
chính sách và cơ chế quản lý nhập công nghệ chƣa có sự khuyến khích đáng kể đối với loại công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm.
Nhóm hành vi vi phạm về bảo quản chất dễ gây ô nhiễm:
Vi phạm về phòng tránh sự cố môi trƣờng trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí Trong các sự cố môi trƣờng tràn dầu nói trên, hầu hết là do không bảo đảm an toàn máy móc, thiết bị của các phƣơng tiện trong việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, phân phối, tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng. Trong năm 2001 xảy ra 3 vụ tràn dầu. Nặng nề nhất là vụ tràn dầu tới 900m3 dầu DO do tàu chở hàng Formosa-One, quốc tịch Liberia, va chạm với tàu chở dầu Petrolimex 01 tại vịnh Gàng Ráng (Vũng Tàu) [38. tr3] gây ô nhiễm nghiêm trọng vùng bờ biển Vũng Tàu. Trong năm 2002 tính tới hết tháng 6 đã xảy ra 1 vụ tràn dầu nghiêm trọng: Tàu Liên Giang mang biển số 11082 bị đâm phải đá ngầm tại vùng biển Quảng Ninh làm tràn gần 24 tấn dầu diezel. Trƣớc tình hình trên, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra QĐ129/2001/QĐ-TTg ngày 29/8/2001 phê duyệt kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001- 2010.
Bên cạnh đó các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nƣớc trong việc bảo quản hoá chất, nguồn phóng xạ gây rò rỉ hoá chất, nguồn phóng xạ cũng ngày một gia tăng làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời. Đặc biệt, ngày 9/3/2002 có hiện tƣợng cá, tôm chết hàng loạt trên sông Trƣờng Giang thuộc tỉnh Quảng Nam do có nhiều bao chứa chất độc Xyanua bị vứt xuống lòng sông; 1 vụ rò rỉ hoá chất từ những hầm chứa chất độc đƣợc chôn