Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Trang 110)

VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG THEO PHÁP LUẬT ỆT NAM

3.2.3.1. Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Một hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng là yếu tố tiên quyết để nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Để đạt đƣợc điều đó, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, tiến hành rà soát, sửa đổi, bãi bỏ các điểm trùng lắp, bất hợp lý của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Thực tế, những bất cập chồng chéo, mâu thuẫn trong NĐ 26/CP với các văn bản quy định xử phạt vi phạm hành chính khác có liên quan, chủ yếu tập trung vào việc quy định các hành vi xâm hại trực tiếp đến môi trƣờng, thành phần, yếu tố môi trƣờng. Nguyên nhân là do hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam ban hành chƣa đầy đủ, có điểm chƣa phù hợp; mặt khác các quy định của pháp luật chƣa cụ thể hoá việc quản lý và bảo vệ môi trƣờng, thành phần môi trƣờng trên cơ sở theo tính chất, mức độ, nguy cơ gây ô nhiễm, gây suy thoái và sự cố môi trƣờng. Điều đó dẫn đến quy định về xử phạt các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trƣờng cũng chƣa trên cơ sở tính chất, mức độ xâm hại đến môi trƣờng, thành phần môi trƣờng. Đối với những hành vi cùng tính chất nhƣng ở mức độ nào thì bị coi là vi phạm Luật bảo vệ môi trƣờng và bị xử phạt theo NĐ 26/CP, ở mức độ nào thì bị coi là vi phạm các quy định pháp luật khác về bảo vệ các thành phần, yếu tố môi trƣờng và bị xử phạt theo văn bản quy pháp pháp luật khác. Ở đây chƣa có sự phân biệt ranh giới rõ ràng, dẫn đến các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau.

Hiện nay, chúng ta đã ban hành bộ tiêu chuẩn Việt Nam về môi trƣờng năm 2002. Cùng với nó, cần phải cụ thể hoá các quy định về quản lý và bảo vệ môi trƣờng, thành phần môi trƣờng theo tính chất, mức độ, nguy cơ để làm căn cứ sửa đổi NĐ 26/CP cho phù hợp.

Mục đích của việc rà soát nhằm tìm ra những điểm bất cập, chồng chéo, trƣớc hết là NĐ26/CP, sau đến các văn bản xử phạt hành chính trong các lĩnh vực khác có liên quan đến bảo vệ môi trƣờng. Từ đó, xem xét, sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành mới nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng hiện nay và giai đoạn tiếp theo. Cụ thể là:

- Bãi bỏ Điều 8 NĐ 26/CP quy định xử phạt đối với hành vi khai thác kinh doanh động thực vật quí hiếm thuộc danh mục do Bộ nông nghiệp và phát

triển nông thôn, Bộ thuỷ sản công bố, vì hành vi này đã đƣợc quy định trong NĐ 77/CP năm 1996 và NĐ 70/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Bãi bỏ quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học (Điều 7 khoản 1a NĐ 26/CP) vì hành vi này cũng đã đƣợc quy định trong NĐ 77/CP năm 1996 và NĐ 70/2003/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Bãi bỏ Điều 13,14 NĐ 26/CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định của cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với chất phóng xạ, khi sử dụng nguồn phát bức xạ, vì đã đƣợc quy định trong NĐ 19/2001/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ

- Khoản 1b Điều 17 cần quy định rõ mức độ vi phạm bị xử phạt để phân biệt với Điều 6a NĐ 49/CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự. Theo đó, chỉ những hành vi gây tiếng ồn, độ rung “vƣợt quá tiêu chuẩn môi trƣờng cho phép” mới thuộc đối tƣợng điều chỉnh của NĐ 26/CP.

- Sửa đổi khoản 3 Điều 24 NĐ 26/CP quy định về hình thức tƣớc quyền sử dụng giấy phép theo hƣớng phân biệt rõ giữa “tƣớc quyền sử dụng giấy phép” với “thu hồi giấy phép”. Theo đó, chỉ tƣớc quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với những vi phạm nghiêm trọng xét thấy không thể cho tiếp tục hoạt động đƣợc. Đối với trƣờng hợp giấy phép đƣợc cấp không đúng thẩm quyền, giấy phép có nội dung trái với quy định bảo vệ môi trƣờng thì áp dụng biện pháp thu hồi.

- Sửa đổi những quy định của pháp luật lấy dấu hiệu “tái phạm”, “có nhiều tình tiết tăng nặng” làm căn cứ định khung tiền phạt (điều 7 khoản3; điều 8 khoản 3; điều 9 khoản 4, 6, 7; điều 10 khoản 3; điều 11 khoản 2, 3; điều 12 khoản 4; điều 13 khoản 3; điều 14 khoản 2; điều 15 khoản 2, 3; điều 17 khoản 2; điều19 khoản 2).

Thứ hai, bổ sung vào NĐ 26/CP các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường còn chưa được điều chỉnh.

Ví dụ: hành vi xả nƣớc thải sinh hoạt vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép; hành vi vi phạm quy định về chất thải nguy hại, chất thải rắn; hành vi vi phạm về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm đối với sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của chúng.

Đồng thời bổ sung vào NĐ 26/CP các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trƣờng đƣợc “hƣớng dẫn” trong Thông tƣ số 2433/TT-KCM ngày 03 tháng 10 năm 1996 của Bộ khoa học, công nghệ và môi trƣờng hƣớng dẫn thi hành NĐ 26/CP. Ví dụ: hành vi vi phạm quy định của cơ quan quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng khi sử dụng, khai thác khung cảnh quan thiên nhiên; hành vi tẩy xoá, giả mạo sửa chữa giấy phép về môi trƣờng hoặc hợp lý hoá hồ sơ xin giấy phép về môi trƣờng; hành vi vi phạm quy định về phòng chống sự cố môi trƣờng trong tàng trữ và chế biến dầu khí ... đƣợc quy định tại Mục II, khoản 4,5,6,7,8,9. Những quy định này thực chất không phải là “giải thích, hƣớng dẫn” NĐ 26/CP, mà là “bổ sung” cho Nghị định. Điều đó không đúng với tính chất của một “Thông tƣ”.

Thứ ba, cần phải chi tiết các hành vi vi phạm để có hình thức xử phạt tương xứng.

Hành vi vi phạm pháp luật ở những tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau thì phải bị xử phạt ở mức độ khác nhau mới bảo đảm sự công bằng trong hoạt động xử phạt hành chính.

Mặt khác, do hiện nay trình độ nghiệp vụ, ý thức pháp luật của ngƣời có thẩm quyền xử phạt hành chính chƣa cao, cho nên pháp luật phải quy định sao cho có khả năng hạn chế những sai sót, tuỳ tiện từ phía ngƣời áp dụng pháp luật. Để đạt đƣợc yêu cầu này, trƣớc hết các quy định về hình thức xử phạt của pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng phải tƣơng xứng với tính chất, mức độ từ thấp đến cao của vi phạm trong thực tế và vấn đề này phải đƣợc thể hiện trong việc quy định khung xử phạt (khung xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm từ thấp đến cao và khung xử phạt không nên quá rộng và cách xa nhau).

Thứ tư, cần phải điều chỉnh mức phạt sao cho đối tượng vi phạm không thể tiết kiệm được tiền phải bỏ ra để thực hiện cho yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều đó có nghĩa là chúng ta nên sử dụng yếu tố kinh tế để khuyến khích sự tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tổ chức. Những đối tƣợng trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật bảo vệ môi trƣờng sẽ sẵn sàng tuân thủ pháp luật hơn nếu nhƣ họ thấy việc tuân thủ pháp luật sẽ giúp họ tiết kiệm đƣợc tiền. Nếu chi phí để tuân thủ các quy định của pháp luật bảo vệ môi trƣờng cao, mà mức xử phạt đối với hành vi vi phạm đƣợc quy định thấp thì một lẽ tất yếu là khả năng vi phạm pháp luật càng lớn. Vì vậy, để có thể loại bỏ những yếu tố kinh tế khuyến khích hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng thì các hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm ít nhất cũng phải bằng với số tiền mà một cơ sở có thể tiết kiệm đƣợc nếu không tuân thủ các quy định của pháp luật (tất nhiên là vẫn phải trong phạm vi giới hạn tối đa của hình thức phạt tiền theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính). Điều này một mặt ngăn ngừa đƣợc những vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng, đồng thời giúp đối xử công bằng giữa những ngƣời tuân thủ pháp luật và những ngƣời vi phạm pháp luật.

Thứ năm, sửa đổi các quy định về hình thức phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt v.v.. . cho phù hợp với các quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Thứ sáu, ban hành những quy định có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ví dụ: quy định thêm về trình tự, thủ tục trƣng cầu giám định hành chính; cơ quan chịu trách nhiệm giám định hành chính để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra, xử phạt; ban hành quy định cụ thể trách nhiệm, chế tài áp dụng đối với trƣờng hợp các cơ quan liên quan không thi hành quyết định cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính; ban hành những tiêu chuẩn môi trƣờng còn thiếu.

Thứ bảy, cần phải hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật về xử

Một phần của tài liệu Pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)