VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG THEO PHÁP LUẬT ỆT NAM
3.2.3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
rải rác, phân tán, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động áp dụng pháp luật.
3.2.3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Một trong những điều kiện quan trọng để việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng có hiệu quả là phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, làm căn cứ để tiến hành xử phạt. Nhƣng đấy mới chỉ là bƣớc đi ban đầu. Bƣớc tiếp theo là phải làm sao cho các quy định của pháp luật đó đƣợc thực hiện trên thực tế. Luật pháp không nghiêm minh, sẽ tạo ra một xã hội có thói quen không tuân thủ pháp luật.
Để đáp ứng yêu cầu nói trên, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau đây:
Một là, củng cố hệ thống tổ chức thanh tra Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng. Tăng biên chế thanh tra đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng, tập trung chủ yếu ở các Sở tài nguyên và môi trƣờng.
Tăng cƣờng trang thiết bị kỹ thuật, điều kiện, kinh phí cho hoạt động của thanh tra bảo vệ môi trƣờng và Uỷ ban nhân dân các cấp phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trƣờng.
Tăng cƣờng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thanh tra và xử phạt hành chính cho cán bộ làm công tác thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
Bên cạnh đó cũng cần phải tăng cƣờng trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng của UBND các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.
Hai là, cần phải thống nhất công tác quản lý vi phạm hành chính và công tác phối hợp kiểm tra, thanh tra, xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, công tác quản lý vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trƣờng do nhiều cơ quan ở
các cấp thực hiện. Vấn đề đặt ra hiện nay là vi phạm hành chính về bảo vệ môi trƣờng xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều nơi, việc phối hợp kiểm tra, thanh tra và xử phạt chỉ mang tính tự phát. Để có thông tin về vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng một cách có hệ thống, phục vụ tốt công tác xử phạt, cần có cơ chế quản lý vi phạm, quản lý công tác phối hợp kiểm tra, thanh tra và xử phạt một cách tập trung, thống nhất do một cơ quan đứng ra chủ trì, tham mƣu cho cơ quan quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣòng. Việc quản lý tổng hợp ở đây không có nghĩa là quản lý chung chung, mà phải có sự phân công, phân cấp rõ ràng, xác định quy ché phối hợp chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật.
Vấn đề thống nhất quản lý vi phạm pháp luật và công tác phối hợp kiểm tra, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng có ý nghĩa quan trọng. Trƣớc hết phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của cấp uỷ và cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm, tội phạm về môi trƣờng, sau đến phục vụ tốt công tác phối hợp, phân loại chuyển giao, xử phạt hành chính của các cơ quan có thẩm quyền tránh đƣợc việc xử phạt sai thẩm quyền hoặc bỏ lọt vi phạm.
Ba là, để thực hiện tốt các quy định của pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, song song với việc xây dựng và ban hành những văn bản pháp luật về môi trƣờng; sửa đổi, bổ sung những văn bản hiện hành về môi trƣờng, Nhà nƣớc cần đẩy mạnh quá trình “sinh thái hoá” toàn bộ hệ thống pháp luật, tức là đƣa các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng vào nội dung của các văn bản pháp luật thuộc các ngành khác nhau.
Bảo vệ môi trƣờng luôn luôn là vấn đề mang tính chất liên ngành, phức tạp và đa dạng. Pháp luật bảo vệ môi trƣờng chỉ có thể đề cập tới một số vấn đề chứ không đề cập tới mọi vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trƣờng. Các văn bản pháp luật của tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam phải thể hiện đƣợc yêu cầu bảo vệ môi trƣờng. Theo chúng tôi, trƣớc hết các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc đƣa vào các văn bản pháp luật của các ngành chủ yếu, đó là Luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính.
Trong Bộ luật dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995 mới có một điều quy định về bảo vệ môi trƣờng. Đó là Điều 628 - Bồi thƣờng thiệt hại do làm ô nhiễm môi trƣờng - với quy định nhƣ sau: “cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trƣờng gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, trừ trƣờng hợp ngƣời bị thiệt hại có lỗi” [8. tr 273]. Quy định này rất khái quát, khó có thể áp dụng trong thực tiễn nếu không có văn bản quy định cụ thể về các hành vi gây ô nhiễm, nguyên tắc tính bồi thƣờng, mức bồi thƣờng thiệt hại ...
Trong Bộ luật hình sự năm 1999 có 1 chƣơng (chƣơng XVII ) quy định tội phạm về môi trƣờng. Hiện nay chƣa có một văn bản hƣớng dẫn nào quy định rõ mức độ gây thiệt hại của hành vi đến mức bao nhiêu thì đƣợc xác định là lớn, nghiêm trọng, bao nhiêu là nhỏ để làm căn cứ pháp lý xác định ranh giới giữa tội phạm về môi trƣờng với vi phạm hành chính về môi trƣờng. Mặc dù do đặc thù của các vấn đề môi trƣờng nên rất khó xác định mức độ gây thiệt hại của hành vi đến môi trƣờng, hậu quả về kinh tế, xã hội do hành vi gây ra nhƣng chúng ta vẫn cần phải có văn bản pháp luật trong đó có các quy định định lƣợng hoá các tội danh về môi trƣờng, làm cơ sở cho việc áp dụng dúng đắn pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
Bốn là, cần có chính sách đòn bẩy kinh tế để khuyến khích các cơ sở cải tiến kỹ thuật, công nghệ; áp dụng công nghệ tiến tiến, công nghệ sạch, ít chất thải, thay thế dần các công nghệ lạc hậu, phòng ngừa đƣợc những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng có thể xảy ra.
Một trong những hàng rào cản trở sự tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trƣờng là vấn đề phí tổn. Các cơ sở có thể muốn tuân thủ các quy định của pháp luật nhƣng không đủ tiền để chi phí cho việc đó. Vì vậy, để khuyến khích sự tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trƣờng cần áp dụng các chính sách đòn bẩy kinh tế, ví dụ nhƣ cho vay vốn với điều kiện là một tỷ lệ nhất định trong số tiền vay này sẽ đƣợc dùng để khôi phục và bảo vệ chất lƣợng môi trƣờng; chính sách thuế ƣu
đãi (các khoản chi liên quan đến những hoạt động nhằm cải thiện chất lƣợng môi trƣờng sẽ đƣợc giảm thuế).
Năm là, tăng cƣờng việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng cho cộng đồng để mọi ngƣời nắm đƣợc các quy định của pháp luật bảo vệ môi trƣờng, tự giác chấp hành và biết vận dụng trong đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình chống lại những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng.
Xã hội nào cũng sẽ có nhiều ngƣời không tự giác tuân thủ pháp luật, trừ khi họ hiểu rõ đƣợc những hậu quả chờ đợi mình nếu vi phạm. Vì vậy, cần phải tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng cho cộng đồng.
Mặt khác, chúng ta biết rằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đƣợc thực hiện là nhờ vào các công cụ chính sách, pháp lý, các công cụ kinh tế và còn nhờ cả vào áp lực của cộng đồng. Cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các hành vi vi phạm, trong việc phát hiện các sự cố môi trƣờng và hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, đấu tranh kiên quyết với các hành vi vi phạm. Trong khi đó các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực và điều kiện trang thiết bị cần thiết để thực hiện thƣờng xuyên, định kỳ các hoạt động kiểm tra, kiểm soát và giám sát môi trƣờng. Chính vì vậy, sự tham gia từ phía cộng đồng dân cƣ và các tổ chức xã hội đƣợc xem nhƣ là một công cụ giúp cho cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thêm thông tin, có thể tập trung giải quyết những “điểm nóng” về môi trƣờng và nhất là có đƣợc sự hỗ trợ về mặt xã hội buộc các cơ sở sản xuất phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trƣờng (Ví dụ: xã hội có thể tẩy chay một số sản phẩm nếu họ cho rằng nhà sản xuất đang gây nguy hại cho môi trƣờng).
Dựa vào vai trò của các qui tắc xã hội, chúng ta tiến tới có thể thực hiện việc “dán nhãn hiệu môi trƣờng” (tức là nhà sản xuất phải gắn lên sản phẩm của mình những nhãn hiệu để giúp cho ngƣời tiêu dùng biết đƣợc những tác động đối với môi trƣờng của sản phẩm đó. Khi đó, ngƣời tiêu dùng có thể chọn mua
sản phẩm dựa vào đặc tính môi trƣờng của chúng) góp phần quan trọng trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật bảo vệ môi trƣờng.
Nhƣ vậy, từ những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo của pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; những khó khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn xử phạt, trong chƣơng này tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo các quy định của pháp luật đƣợc phù hợp và có hiệu quả trong thực tiễn áp dụng. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp khác nhằm hỗ trợ, đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đạt hiệu quả cao hơn. Các giải pháp đƣa ra đều đƣợc dựa trên tƣ tƣởng quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về các vấn đề hoàn thiện pháp luật và bảo vệ môi trƣờng.