Sự phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Trang 25)

Pháp luật bảo vệ môi trƣờng là một lĩnh vực rất mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Chính vì vậy, lịch sử phát triển của pháp luật môi trƣờng không chứa đựng những sự phân kỳ phức tạp nhƣ một số lĩnh vực pháp luật khác. Quá trình phát triển của pháp luật môi trƣờng có thể đƣợc chia ra hai giai đoạn chính sau đây:

Giai đoạn trước năm 1986. Giai đoạn này pháp luật môi trƣờng với tƣ cách là lĩnh vực riêng chƣa xuất hiện. Trong giai đoạn này chúng ta khó có thể tìm thấy văn bản pháp luật riêng nào về vấn đề môi trƣờng, mặc dù Nhà nƣớc

cũng đã có những ý tƣởng về việc bảo vệ môi trƣờng. Sắc lệnh số 142/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 21/12/1949 quy định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng có thể coi là văn bản pháp luật sớm nhất đề cập vấn đề môi trƣờng. Đó là Nghị quyết 36/CP ngày 11/3/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ tài nguyên dƣới lòng đất; Chỉ thị số 127/CP ngày 24/5/1971 của Hội đồng Chính phủ về công tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên; Chỉ thị số 07/TTg ngày 16/1/1964 về thu tiền bán khoán lâm sản và thu tiền nuôi rừng; Nghị quyết số 183/CP ngày 25/9/1966 về công tác trồng cây gây rừng và đặc biệt là Pháp lệnh về bảo vệ rừng ban hành ngày 11/9/1972. Điều đáng chú ý nhất trong giai đoạn này là việc coi bảo vệ môi trƣờng là đòi hỏi hiến định đƣợc quy định tại Điều 36 Hiến pháp 1980. Khái quát lịch sử pháp luật môi trƣờng Việt Nam trong giai đoạn này, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm sau đây:

- Các quy định của pháp luật chỉ liên quan đến một số khía cạnh của bảo vệ môi trƣờng xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nƣớc. Các quy định này chƣa nhằm trực tiếp vào việc bảo vệ các yếu tố môi trƣờng.

- Các quy định về môi trƣờng hoặc liên quan đến môi trƣờng nằm rải rác trong các văn bản pháp luật đơn hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau với mục tiêu là đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nƣớc. Khía cạnh môi trƣờng chỉ là phần thứ yếu, phái sinh trong các văn bản đó. Chính vì vậy, cách tiếp cận mang tính môi trƣờng chƣa thể hiện đậm nét trong các quy định pháp luật ban hành ở giai đoạn này.

- Các quy định pháp luật về môi trƣờng trong thời kỳ này đƣợc ban hành chủ yếu bằng hình thức văn bản dƣới luật.

Giai đoạn từ năm 1986 đến nay. Pháp luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay có bƣớc phát triển vƣợt bậc cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hiện tại hệ thống pháp luật môi trƣờng Việt Nam đã có tƣơng đối đầy đủ các quy định về những vấn đề, những yếu tố khác nhau của môi trƣờng.

Hiến pháp 1992 đã đƣa việc bảo vệ môi trƣờng thành nghĩa vụ hiến định, làm cơ sở cho việc đƣa nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng vào trong các lĩnh vực cụ thể khác của đời sống kinh tế - xã hội. Cụ thể hoá Hiến pháp, các Luật và văn bản dƣới luật quy định về môi trƣờng hoặc liên quan trực tiếp đến môi trƣờng đã đƣợc ban hành liên tiếp trong những năm gần đây. Trong số các văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề cụ thể về môi trƣờng, Luật bảo vệ môi trƣờng ngày 27/12/1993 giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện quan điểm hệ thống, cách tiếp cận liên ngành về bảo vệ môi trƣờng.Luật Bảo vệ môi trƣờng đã hệ thống hoá và khái quát các quy định của nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ từng nguồn tài nguyên, từng yếu tố môi trƣờng theo tinh thần đặt lên hàng đầu vấn đề phòng chống ô nhiễm, suy thoái, và sự cố môi trƣờng. Đây là cơ sở pháp lý đầy đủ cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã ban hành đƣợc nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ môi trƣờng nhƣ: Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 12/8/ 1991; Luật khoáng sản ngày 20/3/1996; Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25/4/1989; Luật tài nguyên nƣớc năm 1998; Luật đất đai ngày 14/7/1993; Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30/6/1989 ...

Trong các văn bản pháp luật về các lĩnh vực khác song có chứa đựng một số quy định về bảo vệ môi trƣờng nhƣ: Bộ luật hàng hải năm 1990, Pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 1993, Pháp lệnh thú y năm 1993, Luật công ty năm 1989, Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật dầu khí năm 1993, Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996... đều có một số điều khoản về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức liên quan.

Có thể đƣa ra một số đặc điểm của pháp luật môi trƣờng giai đoạn 1986 đến nay nhƣ sau:

- Các quy định pháp luật về môi trƣờng đã có nội dung cụ thể và trực tiếp hơn về vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Các chính sách phát triển kinh tế, xã hội đều đƣợc gắn kết với các vấn đề về môi trƣờng để tạo ra đƣợc sự phát triển bền

vững. Nhà nƣớc ta đã ban hành đạo luật riêng điều chỉnh các quan hệ xã hội gắn liền với yếu tố môi trƣờng.

- Nội dung pháp luật môi trƣờng giai đoạn này đã mang tính toàn diện và hệ thống hơn.Các quy định pháp luật về môi trƣờng đã đề cập hầu hết các yếu tố và các vấn đề của môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng đến quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong khai thác, sử dụng và bảo vệ các yếu tố khác nhau của môi trƣờng. Hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng cũng đã đƣợc ban hành để làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật môi trƣờng.

- Các quy định pháp luật về môi trƣờng đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trƣờng. Tính tƣơng đồng giữa các quy phạm pháp luật môi trƣờng Việt Nam với các quy định trong Công ƣớc quốc tế về môi trƣờng đƣợc nâng cao.

- Hiệu lực của các quy định pháp luật môi trƣờng đƣợc nâng cao do việc Nhà nƣớc sử dụng nhiều các văn bản luật. Chính vì vậy, các quy định của pháp luật môi trƣờng đã phát huy đƣợc tác dụng của chúng trong thực tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)