THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC

Một phần của tài liệu Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 33)

CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC CHÍNH KHÁC

Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, sau này là Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trải qua gần 70 năm phát triển kể từ khi thành lập, đã đặc biệt chú trọng đến công tác đấu tranh, phòng chống và xử lí người có hành vi vi phạm hành chính, trong đó có việc xử lí đối với các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ngay từ những ngày đầu khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuy nhà nước non trẻ chưa thể có ngay một hệ thống pháp luật đầy đủ, nhưng đã ban hành một số văn bản pháp luật dưới các hình thức khác nhau làm cơ sở cho việc xử lí các hành vi vi phạm pháp luật. Có thể dẫn ra đây như: Sắc lệnh số 131/SL ngày 20/7/1946 quy định truy tìm các sự phạm pháp, trong đó có hành vi vi cảnh, để xử lí theo pháp luật, hay Sắc lệnh số 175/SL ngày 18/8/1953 quy định các biện pháp quản chế hành chính, Nghị quyết số 49/NQ ngày 20/6/1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tập trung cải tạo và quản chế. Đặc biệt đến năm 1989, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ra đời, có thể nói đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lí cao nhất từ trước đến nay điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính. Đến năm 1995, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính, thay thế pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 1989. Sự ra đời của Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính đã đánh dấu một bước phát triển mới trong tiến trình phát triển của pháp luật hành chính Việt Nam. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (1995) là văn bản pháp lý đầu tiên ghi nhận nhóm các biện pháp xử lý hành chính khác. Sau đó, các quy định của Pháp lệnh xử

lý hành chính năm 2002 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008) tiếp tục kế thừa và quy định cụ thể đối với từng biện pháp cụ thể, gồm: Các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Đưa vào trường giáo dưỡng; Đưa vào cơ sở giáo dục; Đưa vào cơ sở chữa bệnh. Đó chính là công cụ pháp lí hữu hiệu để phòng, chống và xử lí các hành vi vi phạm pháp luật, có tác dụng trực tiếp củng cố, tăng cường trật tự, an ninh đất nước.

Một phần của tài liệu Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)