Yêu cầu đối với việc áp dụng pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính khác

Một phần của tài liệu Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 27)

lý hành chính khác

* Yêu cầu hợp pháp

- Các biện pháp xử lí hành chính phải được áp dụng đúng, có cơ chế áp dụng phù hợp với từng đối tượng nhằm đạt mục đích răn đe, giáo dục, cảm hóa đối tượng. Đối tượng áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác khá đa dạng và phức tạp. Họ chủ yếu là người chưa thành niên, những đối tượng

nguy hiểm cho xã hội, hơn nữa việc áp dụng các biện pháp này sẽ hạn chế quyền tự do cá nhân. Vì vậy, yêu cầu các chủ thể có thẩm quyền khi áp dụng các biện pháp này cần hết sức thận trọng, cần căn cứ vào quy định pháp luật, đặc điểm của từng đối tượng, tính chất nguy hiểm hành vi của họ, mức độ vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, yếu tố nhân thân…để lựa chọn biện pháp hợp lí nhất cho từng loại đối tượng tránh trường hợp oan, sai, vi phạm quyền, lợi ích người vi phạm. Không chỉ thế, lựa chọn biện pháp phù hợp và đúng đắn nhằm đạt hiệu quả cao nhất, có thể giáo dục và cảm hóa họ thành những công dân lương thiện, có ích cho xã hội, ngăn ngừa khả năng tái phạm.

- Các biện pháp xử lí hành chính khác phải áp dụng đúng thẩm quyền. Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002 đã quy định rất rõ chủ thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác và các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đề nghị, họp bàn, xem xét…Vì vậy yêu cầu đặt ra là khi áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác phải được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền với những biện pháp cụ thể và phù hợp với những đối tượng nhất định theo quy định của Pháp luật, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích của công dân.

- Việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục được pháp luật quy định. Việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính đúng thủ tục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó liên quan tới việc bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền tự do và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Nếu áp dụng các biện pháp này không đảm bảo trình tự, thủ tục hợp lí, minh bạch thì không chỉ là hành vi trái pháp luật mà còn có thể xâm hại trật tự quản lí hành chính Nhà nước, an ninh trật tự, không đảm bảo dân chủ và chính xác trong quá trình xử lí, vi phạm quyền công dân, quyền con người.

- Áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác phải trong thời hạn, thời hiệu do pháp luật quy định. Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002 quy định rất rõ thời hiệu áp dụng cho từng biện pháp cụ thể. Việc quy định

thời hạn, thời hiệu phải đảm bảo tính hợp lí, là giới hạn thời gian phù hợp để chủ thể có thẩm quyền xem xét, xử lí. Khi áp dụng các biện pháp này đòi hỏi phải tuân thủ các quy định về thời hạn, thời hiệu đã được pháp luật quy định.

- Một yêu cầu khác quan trọng khác là kết quả của việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác phải được thực hiện công khai, chính thức cho các đối tượng có liên quan, gia đình, địa phương và được bảo đảm trên thực tế. Kết quả của việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính được thể hiện thông qua quyết định áp dụng các biện pháp này của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác sẽ là căn cứ pháp lí cho việc tổ chức thực hiện các biện pháp trên thực tế, nó ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân, liên quan đến việc giáo dục của cả các cơ quan có thẩm quyền, cũng như của cả gia đình, tổ chức chính trị xã hội cũng như toàn thể cộng đồng. Vì vậy, kết quả việc áp dụng các biện pháp cần công khai, rõ ràng, chính thức và bằng văn bản - Quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác. Nó sẽ là căn cứ pháp lí - thực tiễn cụ thể nhất để thực hiện trên thực tế cũng như nhận được sự hỗ trợ, phối hợp tổ chức giáo dục của các cá nhân, tổ chức có liên quan để việc thực hiện các biện pháp này đạt hiệu quả cao nhất.

* Yêu cầu hợp lí

Thứ nhất: Cần lựa chọn biện pháp xử lí hành chính phù hợp và có hiệu quả nhất trong số các biện pháp được áp dụng. Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002 quy định bốn biện pháp xử lí hành chính khác bao gồm giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh. Đối tượng bị áp dụng các biện pháp đó nhiều khi phức tạp và chồng lấn nhau, có nhiều đối tượng, nhiều loại hành vi vi phạm khi xử lí, xem xét áp dụng rất khó để xác định giữa các biện pháp xử lí, nhưng cần xem xét tất cả các yếu tố để quyết định biện pháp xử lí hiệu quả nhất, phù hợp và cần thiết nhất trong số các biện pháp có thể được áp dụng. Trong những trường hợp như vậy, người có thẩm quyền cần căn cứ vào các yếu tố nhân

thân, số lần vi phạm, mục đích của việc áp dụng các biện pháp…để xem xét và lựa chọn biện pháp xử lí thích hợp.

Thứ hai: Yêu cầu bảo đảm tính dân chủ, minh bạch trong quá trình áp dụng các biện pháp. Yêu cầu đảm bảo dân chủ trong quá trình áp dụng đòi hỏi cần có những cơ chế thích hợp bảo vệ công dân trước sự hạn chế quyền tự do của mình, cá nhân bị áp dụng các biện pháp có quyền tham gia giải trình, phát biểu ý kiến của mình.Yêu cầu minh bạch trong xử lí vi phạm hành chính có ý nghĩa quan trọng, làm cho việc xử lí nghiêm minh hơn. Quá trình xem xét và áp dụng được tiến hành một cách công khai, rõ ràng, dân chủ sẽ mang lại tính thuyết phục và hiệu quả cao cho người vi phạm và cả xã hội.

Thứ ba: quá trình áp dụng và tổ chức thực hiện các biện pháp xử lí hành chính khác phải đảm bảo tính nhân đạo, thực hiện đầy đủ quyền công dân, quyền con người, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của đối tượng bị áp dụng.

Thứ tư: quyết định áp dụng các biện pháp xử lí vi phạm hành chính khác phải có tính khả thi và được tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả trên thực tế, tránh tình trạng quyết định áp dụng các biện pháp đã được thông qua, nhưng lại không được các cơ quan, tổ chức thực hiện hoặc không thể thực hiện. Quyết định áp dụng các biện pháp là căn cứ pháp lí chính thức ghi nhận việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính đối với các cá nhân nhất định và cũng là căn cứ để thi hành trên thực tế. Muốn các quyết định này được thi hành nghiêm túc thì trước hết chúng phải có tính khả thi. Nói cách khác là để bảo đảm được hiệu lực, hiệu quả của các quyết định được đưa ra thì bản thân quyết định đó phải phù hợp với thực tiễn, phù hợp đối tượng, có thể được các cá nhân đó tự giác thi hành hoặc có khả năng được bảo đảm thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước.

Việc xác định đúng đắn các yêu cầu trong việc quy định và áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa sâu sắc và quan trọng.

Vì chỉ khi nào xác định rõ các yêu cầu này thì chúng ta mới có cơ sở vững chắc để xác lập một hệ thống các biện pháp xử lí hành chính khác hoàn thiện và áp dụng chúng một cách có hiệu quả trên thực tế.

Một phần của tài liệu Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)