pháp xử lí hành chính khác
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, việc thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác được tính từ thời điểm thi hành quyết định áp dụng các biện pháp cho đến thời điểm người bị áp dụng biện pháp chấp hành xong thời hạn ghi trong quyết định. Trong thời gian đó họ phải chấp hành quy định trong việc giáo dục, lao động, học tập và chữa bệnh. Thực tiễn tổ chức và thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính thời gian qua đạt nhiều kết quả, Nhà nước ta có trách nhiệm tổ chức quản lí, giáo dục, chữa bệnh cho hàng ngàn đối tượng trở thành công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện cũng có nhiều vướng mắc, hạn chế cần sửa đổi nhằm đạt hiệu quả tốt hơn trong việc giáo dục, chữa bệnh, cảm hóa các đối tượng này để họ sớm hòa nhập cộng đồng.
Một trong những điểm bất cập trong việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính là chế độ sinh hoạt, học tập, khám chữa bệnh nhìn chung còn thấp, chưa đảm bảo ý nghĩa nhân văn của biện pháp này, chưa thể hiện đầy đủ tinh thần các quy định các Công ước quốc tế, đảm bảo đầy đủ nhu cầu thỏa đáng để từ đó có thể giáo dục, cảm hóa họ trở thành công dân có ích cho xã hội. Cụ thể, về định mức ăn trung bình hàng tháng của trại viên của các cơ sở: Gạo 17kg, thịt hoặc cá 1.5kg, đường 0.5kg, muối 0.1kg, bột ngọt 500g, nước mắm 01 lít, rau xanh 15kg. Cũng theo báo cáo giám sát số 62/UBPL ngày 18/9/2007 tiêu chuẩn ăn của mỗi trại viên, học sinh trong một tháng được quy đổi ra giá thị trường ở mỗi địa phương khoảng 150.000 đến 180.000 đồng/tháng. Nhìn chung kinh phí này là quá thấp so với mức sống chung của xã hội, khó đảm bảo sức khỏe, lao động và học tập cho trại viên và học sinh
như quy định của Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính; Nơi ngủ của đối tượng vi phạm tổ chức theo đội, lớp, chưa quy định theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân; Quy định về kinh phí học tập, chữa bệnh cũng không đảm bảo, theo quy định kinh phí cho học sinh ở trường giáo dưỡng là 7kg gạo, với tiêu chuẩn như vậy không thể đủ nhà trường trang trải cho việc đào tạo một nghề ngắn hạn, đơn giản [18, tr. 30].
Ngoài ra, về cơ sở vật chất cũng còn nhiều thiếu thốn, không đảm bảo nhu cầu cho việc quản lí, giáo dục đối tượng. Cũng theo số liệu báo cáo của Ủy ban pháp luật cho thấy, có nhiều trường quá tải về quy mô như trường giáo dưỡng số 5 (Long An) với quy mô 800 em nhưng thực tế quản lí 1200 em, các cơ sở khác cũng có tình trạng tương tự. Vì thế nên số học sinh ở cùng một phòng là rất đông, học sinh mới cũ ở cùng một phòng, học sinh nam, nữ, lớn nhỏ, người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng các biện pháp tư pháp và người chưa thành niên bị xử lí hành chính, chưa có sự phân khu riêng nên dễ nảy sinh các vấn đề phức tạp
Không chỉ vậy, quy định về đội ngũ nhân sự, đội ngũ cán bộ giáo dục trong các cơ sở chưa thể hiện rõ đảm bảo yêu cầu tối thiểu của cơ sở giáo dục tập trung là phải có nhà giáo dục, giảng viên dạy nghề, nhân viên tư vấn, nhân viên công tác xã hội, chuyên gia tâm thần và trị liệu tâm lí, thiếu cán bộ chuyên môn được đào tạo; trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ở các cơ sở hạn chế, chủ yếu đào tạo ở trình độ sơ cấp, trung học. Tính đến tháng 8/2005 trong tổng số 1.507 cán bộ ở 10 cơ sở giáo dục: cán bộ nghiệp vụ sơ cấp chiếm 55%, trung học 26,1%, đại học và cao đẳng rất ít chỉ chiếm 0.45% [21, tr. 75]. Điều này cũng kéo theo việc tổ chức giáo dục cho đối tượng sẽ không mang lại hiệu quả cao, dẫn tới hiện tượng nhiều đối tượng sau khi ra khỏi trại lại tái phạm.
Bên cạnh những bất cập của tình hình tổ chức thực tiễn việc áp dụng các biện pháp giáo dục tập trung, việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cũng còn những tồn tại, hạn chế. Cách thức tổ chức, quản lí giáo dục đối
tượng tại xã, phường, thị trấn còn mang tính hình thức, nghèo nàn, chưa có hình thức giáo dục thích hợp với trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật. Chính quyền một số xã chưa thực sự quan tâm, còn coi đây là trách nhiệm của ngành công an, dẫn đến buông lỏng, thực tế chỉ giáo dục lần đầu sau đó không thường xuyên liên lạc, giám sát; sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể ở địa phương chưa cao.