Thực tiễn về việc áp dụng pháp luật các biện pháp xử lí hành chính khác

Một phần của tài liệu Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 47 - 50)

như thủ tục áp dụng các biện pháp, ta nhận thấy bên cạnh những ưu điểm, các biện pháp xử lí hành chính cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập gây khó khăn cho công tác xử lí, giáo dục, cảm hóa các đối tượng vi phạm cũng như ảnh hưởng đến trật tự an ninh, an toàn xã hội. Ngoài ra, việc tồn tại những hạn chế trong quy định pháp luật cũng gây ra những vướng mắc, bất cập trong việc tổ chức thực hiện trên thực tế.

2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC Ở VIỆT NAM KHÁC Ở VIỆT NAM

2.2.1. Thực tiễn về việc áp dụng pháp luật các biện pháp xử lí hành chính khác hành chính khác

Qua một quá trình tổ chức triển khai áp dụng các quy định về các biện pháp xử lí hành chính khác trên thực tiễn (Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002, các nghị định và thông tư hướng dẫn chi tiết) đã tạo ra những chuyển biến đáng kể trong công tác đấu tranh, phòng chống các đối tượng vi phạm pháp luật, góp phần cảm hóa nhiều đối tượng trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, trật tự quản lí đất nước. Song bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tổ chức áp dụng các biện pháp này trên thực tế còn những hạn chế cần phải nhanh chóng tìm ra những nguyên nhân và phương hướng khắc phục, sửa đổi. Chúng ta nhận thấy rằng muốn đánh giá hiệu quả áp dụng các biện pháp xử lí hành chính trên thực tế cần căn cứ vào tình hình thực tiễn áp dụng và bằng việc phân tích các số liệu thống kê của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên cơ sở phân tích số liệu báo cáo của một số địa phương và các ngành, nhận thấy tình hình vi phạm pháp luật và việc áp dụng các biện pháp

xử lí hành chính với các đối tượng vi phạm ngày một gia tăng: Từ năm 2002 đến năm 2009, công an các cấp địa phương đã lập hồ sơ, tham mưu cho Hội đồng tư vấn, chính quyền địa phương các cấp ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn 158.450 đối tượng; đưa vào trường giáo dưỡng 17.781 đối tượng; đưa vào cơ sở giáo dục 33.109 đối tượng. Số đối tượng chưa thi hành là 6.259 đối tượng do bỏ trốn, được miễn, hoãn…[18, tr. 30]. Cũng theo báo cáo của Ủy ban pháp luật của Quốc Hội ngày 18/9/2007 cả nước có 4 trường Giáo dưỡng, từ năm 2002 đến nay tổ chức được 256 lớp với 12.353 lượt học sinh; các cơ sở giáo dục hiện nay bộ công an quản lí 7 cơ sở giáo dục với 4.556 cho trại viên, 84 cơ sở chữa bệnh tiếp nhận cai nghiện phục hồi cho 82.621 lượt người nghiện ma túy, chữa trị cho khoảng 17.133 lượt gái mại dâm.

Việc xử lí các đối tượng thực hiện với nhiều loại hành vi phức tạp, nguy hiểm khác nhau, số đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự chiếm tỉ lệ cao, thường xuyên vi phạm pháp luật. Theo số liệu báo cáo loại hành vi vi phạm từ năm 1995 đến năm 2005 của đối tượng bị đưa vào trường giáo dưỡng là 16.157 em, trong đó: trộm cắp chiếm 61,51%; gây rối trật tự công cộng chiếm 22,9%; cố ý gây thương tích chiếm 4,3%; cướp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản chiếm 4,87%; hiếp dâm 2,31%; giết người 0,26%; hành vi khác 4,03%. Độ tuổi bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chủ yếu từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi chiếm hơn 80%, và phần lớn trình độ văn hóa đều rất thấp, phần lớn quen lối sống tự do vô kỉ luật, thiếu sự giáo dục... Đối với đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục là đối tượng nguy hiểm đối với an ninh quốc gia và trật tự xã hội, lưu manh, côn đồ, hung hãn, đã từng có nhiều tiền án, tiền sự, hoặc đã từng giáo dục ở xã, phường, thị trấn nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục vi phạm, độ tuổi chủ yếu từ 18 đến 30 tuổi chiếm 80%, hành vi vi phạm của họ chủ yếu là trộm cắp tài sản chủ yếu là 70%, gây rối trật tự công cộng chiếm 20% trong đó số đối tượng có 1 đến 2 tiền án, tiền sự chiếm hơn 30%. Đối với đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh, là người nghiện ma túy, người bán dâm bị đưa vào

với mục đích chữa bệnh đồng thời với việc thực hiện giáo dục, lao động. Vì đối tượng nghiện thường gắn liền với những hành vi trộm cắp tài sản, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích…tỉ lệ học viên có tiền án, tiền sự chiếm 70%, tỉ lệ học viên bị nhiễm HIV/AIDS chiếm 20%.. Vì thế, việc giáo dục, quản lí các đối tượng này gặp nhiều khó khăn, trở ngại, phức tạp.

Như vậy, có thể thấy đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác là những thành phần phức tạp, nguy hiểm cho xã hội, thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần được sự giáo dục nghiêm khắc. Việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính trong những năm qua đạt nhiều kết quả đã góp phần to lớn trong việc giáo dục, cảm hóa nhiều đối tượng trở thành công dân có ích, sớm hòa nhập cộng đồng.

Tuy nhiên, việc vận dụng các quy định pháp luật về áp dụng các biện pháp xử lí vi phạm hành chính khác của người có thẩm quyền trên thực tế cũng chưa đảm bảo, chưa xem xét tính chất, mức độ vi phạm của hành vi. Ví dụ trên thực tế, nhiều địa phương vì muốn "làm trong sạch địa bàn", vì cha mẹ, vợ làm đơn muốn đẩy con, chồng vào các cơ sở giáo dưỡng, cơ sở giáo dục; vì phải " cố cho đủ chỉ tiêu" nên đã đẩy nhiều đối tượng đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục mặc dù họ chưa đến mức phải áp dụng các biện pháp xử lí hành chính (Báo cáo số 77/BC-UBPL ngày 31/8/2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và báo cáo của một số địa phương từ năm 2003 đến năm 2006) hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm những người từ đủ 12 đến dưới 16 tuổi…mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn..nhưng theo số liệu thống kê tại trường giáo dưỡng số 1 Hà Nội cho thấy, hơn 50% các em bị đưa vào đây chưa được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường; hoặc trên thực tế một số em chỉ là ghi vào hồ sơ cho đúng thủ tục, nhưng trên thực tế các em không hề biết mình đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đó. Đối với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên thực tế đạt hiệu quả chưa cao, nguyên nhân do tình

trạng buông lỏng việc quản lí, giám sát đối tượng, nhiều địa phương có tình trạng "khoán trắng" cho công an xã, phường thiếu sự phối hợp của gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội và chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)