Những tồn tại, bất cập và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 52 - 54)

Thứ nhất, việc vận dụng các quy định về đối tượng áp dụng các biện pháp của người có thẩm quyền trên thực tế chưa đảm bảo. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các báo cáo khảo sát tình hình thi hành pháp luật cho thấy một số địa phương lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dưỡng, cơ sở giáo dục mặc dù trên thực tế những đối tượng này chưa thực sự phải đưa vào trường giáo dưỡng, vi phạm nhỏ chỉ cần giáo dục ở địa phương, nguyên nhân hiện tượng này một phần do sự "mở rộng quy định về đối tượng áp dụng đưa vào trường giáo dưỡng", quy định về đối tượng chưa chặt chẽ, thống nhất, một số quy định vẫn mang tính định tính dẫn đến tình trạng lạm dụng, tùy tiện trong việc áp dụng quy định pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền. Việc vận dụng các quy định của người có thẩm quyền trên thực tế chưa đảm bảo, chưa thực hiện xem xét áp dụng biện pháp đối với đối tượng trên cơ sở tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Thứ hai, về thực tiễn xem xét áp dụng các biện pháp của các chủ thể có thẩm quyền. Việc xem xét áp dụng các biện pháp của người đứng đầu cơ quan hành chính còn mang tính hình thức, hội đồng tư vấn chưa đảm bảo quá trình xem xét dân chủ, công khai và cụ thể từng đối tượng. Điều này xuất phát từ việc pháp luật chưa quy định rõ ràng vai trò, trách nhiệm của Hội đồng tư vấn, cũng như quy trình, thủ tục rõ ràng, đảm bảo dân chủ trong việc xem xét, áp dụng. Trong việc tổ chức thực hiện, các ban ngành, đoàn thể chưa thể hiện hết trách nhiệm của mình để phối hợp cùng lực lượng công an trong việc quản lý, giáo dục đối tượng. Nguyên nhân xuất phát từ việc pháp luật chưa quy định cơ quan nào là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính trong áp dụng các biện

pháp này, chủ yếu quy định về sự phối hợp mà chưa xác định rõ ràng, minh bạch trách nhiệm pháp lý của chính quyền và sự tham gia của các tổ chức xã hội.

Thứ ba, về chế độ sinh hoạt, ăn uống, học tập, khám chữa bệnh của trại viên, học sinh trong các cơ sở giáo dục còn thấp chưa đảm bảo tiêu chuẩn mức sống đầy đủ và điều kiện cần thiết cho việc lao động, học nghề…Điều này xuất phát từ quy định pháp luật về tiêu chuẩn đối với các đối tượng bị áp dụng các biện pháp quy định tại các Nghị định, thông tư hướng dẫn quá thấp, đã lạc hậu so với điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay. Đời sống, mức sống, giá cả thị trường ngày càng nâng cao, nếu pháp luật cứ quy định cụ thể, cứng nhắc như vậy sẽ không đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt, học tập, lao động và chữa bệnh của trại viên, học sinh.

Thứ tư, đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính khác không tiến bộ nhiều, tỷ lệ tái phạm cao xuất phát từ nguyên nhân là pháp luật quy định thời gian áp dụng các biện pháp này ngắn nên chưa thể hiện được tính răn đe, giáo dục cao, đồng thời cũng chưa quy định các biện pháp tiếp theo hoặc các giải pháp có tính khả thi áp dụng sau khi những đối tượng này đã chấp hành xong quyết định trở về địa phương.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về các biện pháp xử lí hành chính khác đã tạo ra cơ sở pháp lí vững chắc góp phần vào việc ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo vệ và củng cố trật tự an toàn xã hội, việc tổ chức thực hiện trên thực tế cũng đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh những mặt ưu điểm, hệ thống pháp luật về xử lí hành chính còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy định trên thực tế đạt hiệu quả chưa cao, chưa đảm bảo tính minh bạch, dân chủ, đảm bảo quyền con người và phù hợp các chuẩn mực Quốc tế cần phải nhanh chóng tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo việc xử lí một mặt đạt hiệu quả, triệt để, công minh, đáp ứng dân chủ và quá trình hội nhập quốc tế.

Chương 3

Một phần của tài liệu Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)