Các biện pháp xử lí hành chính có vai trò to lớn trong việc bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn xã hội, giáo dục răn đe đối tượng vi phạm, bảo đảm và bảo vệ các quyền cơ bản và lợi ích hợp pháp của công dân. Hệ thống các biện pháp xử lí hành chính phải xây dựng, hoàn thiện đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, hạn chế những điểm mâu thuẫn, chồng chéo giữa quy định các biện pháp, trong đó có quy định về đối tượng bị áp dụng giữa các biện pháp tạo sự thuận lợi trong quá trình xử lí, đảm bảo tính nghiêm minh và chính xác.
Hệ thống chế tài xử lý vi phạm hành chính nước ta được quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 với những lần sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008 bao gồm các hình thức xử phạt và các biện pháp xử lý hành chính khác. Các biện pháp xử lý hành chính khác lúc đầu được quy định là năm biện pháp bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính. Tại lần sửa đổi bổ sung năm 2007 đã bỏ biện pháp quản chế hành chính. Trong tương lai hướng hoàn thiện của hệ thống các biện pháp xử lí hành chính khác, chúng tôi đề nghị bỏ biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh và chỉ còn lưu giữ ba biện pháp là: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục. Đồng thời cần sửa đổi theo hướng "bán tư pháp", kế thừa những quy định hợp lí hiện hành về các biện pháp và có sự thay đổi một số quy định cụ thể nhằm tăng cường tính dân chủ, đảm bảo tôn trọng và thực hiện quyền của công dân trong quá trình xem xét áp dụng. Điều này sẽ được nghiên cứu, phân tích kĩ ở các phần giải pháp hoàn thiện sau. Tuy nhiên, trên con đường xây dựng Nhà nước pháp quyền, việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác chỉ nên áp dụng với một số ít trường hợp thật cần thiết, cần chuyển sang tư pháp hóa các biện pháp này, xem là những biện pháp tư pháp xem xét áp dụng theo thủ tục tư pháp, không nên "hành chính hóa hoạt động tư pháp" đảm bảo quyền con người và pháp chế xã hội chủ nghĩa [21, tr. 82].
Đối với biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. Việc quy định biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mang tính chất lịch sử. Các biện pháp này được áp dụng đối với đối tượng tệ nạn xã hội là gái bán dâm, người nghiện ma túy trong thời gian chiến tranh và sau khi đất nước thống nhất, có những hạn chế nhất định trong phân biệt gi ữa các vấn đề xã hội với hành vi vi phạm pháp luật. Người nghiện ma túy, người bán dâm bị coi là "sản phẩm của chế độ cũ ", không phù hợp với các chuẩn mực xã hội về con người mới xã hội chủ nghĩa, cần phải được cải tạo. Gái bán dâm được đưa
vào các cơ sở với tên gọi như "Trường phục hồi nhân phẩm" hoặc "Trung tâm phục hồi nhân phẩm "; người nghiện ma túy được đ ưa vào các trung tâm cai nghiện ma túy . Trước năm 1995 không có quy định của pháp luật về việc áp dụng biện pháp này . Từ năm 1995, biện pháp này được quy định chính th ức tại Pháp lệnh trong nhóm các biện pháp xử lý hành chí nh khác với tên gọi là "đưa vào cơ sở chữa bệnh ". Hiện nay, biện pháp này được áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn nghiện ma túy hoặc người bán dâm thường xuyên có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn mà vẫn tái phạm hoặc không có nơi cư trú nhất định.
Chúng tôi, cho rằng cần xem xét bỏ biện pháp xử lý hành chính này vì hai lý do: (i) công tác giáo dục thông qua lao động hướng nghiệp và dạy nghề kết hợp chữa bệnh phục hồi sức khỏe, tâm lý tại các cơ sở chữa bệnh đối với đối tượng mại dâm tỏ ra kém hiệu quả; (ii) để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và bảo đảm sự tương thích với các công ước về kiểm soát ma túy mà Việt Nam là thành viên, đồng thời cũng để bảo đảm sự thống nhất với việc Chính phủ đã thừa nhận rằng, nghiện ma túy là một tình trạng bệnh lý và do đó, không nên áp dụng chế tài đối với người nghiện ma túy khi sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2009, cụ thể:
- Hiện nay, cả Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Luật Phòng, chống ma túy đều quy định biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy được quy định tại hai văn bản dẫn đến tình trạng trùng lặp và không thống nhất trong chế tài áp dụng đối với người nghiện ma túy.
- Luật Phòng, chống ma túy quy định biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một trong các biện pháp cai nghiện, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định là một hình thức chế tài áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, song về bản chất, chế tài đối với ngư ời nghiện ma
tuy quy định trong pháp luật về Xử lý vi phạm hành chính và pháp luật phòng, chống ma túy là giống nhau . Thực chất biện pháp cai nghiện bắt buộc quy định tại Luật Phòng, chống ma túy và biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính chỉ là một biện pháp: Luật Phòng, chống ma túy quy định: người nghiện ma tuy tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là xử lý vi phạm hành chính. Như vậy, Luật gián tiếp quy định biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính; Luật Phòng, chống ma túy quy định tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cùng áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định; thẩm quyền quyết định đều là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; đều có thời hạn áp dụng từ một năm đến hai năm.
Mặc dù Luật Phòng, chống ma túy coi việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một biện pháp xử lý hành chính, song Luật này lại không khẳng định biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh là một. Trong khi đó, Nghị định số 135/2004/NĐ-CP quy định cơ sở chữa bệnh và cơ sở cai nghiện bắt buộc là một cơ sở. Như vậy, việc đưa người nghiện ma túy vào một cơ sở để cai nghiện với cùng trình tự, thủ tục, song lại có thể được quyết định theo Luật Phòng, chống ma túy hoặc theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Bên cạnh sự trùng lặp, còn có sự không thống nhất: Luật Phòng, chống ma túy không quy định hai biện pháp này là một, mặc dù chế độ áp dụng đối với người nghiện ma túy được đưa vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội theo Luật Phòng, chống ma túy hay Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính được quy định chung tại một văn bản. Bên cạnh đó, điều kiện để áp dụng biện pháp này đối với người nghiện
ma túy tại hai văn bản cũng có sự khác nhau: Luật Phòng, chống ma túy quy định trước khi đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người nghiện ma túy đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc "đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường thị trấn" trong khi Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính chỉ quy định người nghiện ma túy "đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn". Như vậy, điều kiện áp dụng biện pháp này tại Luật Phòng, chống ma túy rộng hơn (đã được cai nghiện tại gia đình và cộng đồng) và số lần áp dụng biện pháp giáo dục tại, xã, phường thị trấn trước khi áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là nhiều hơn.
Theo các Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về kiểm soát ma túy, các quốc gia thành viên có thể áp dụng biện pháp điều trị, giáo dục, chăm sóc sau điều trị, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng thay cho việc thi hành án hoặc hình phạt, hoặc coi đó là biện pháp bổ sung vào hình phạt đối với người lạm dụng chất ma túy thực hiện hành vi s ản xuất, điều chế, chiết xuất, mua, bán…, là những hành vi Công ước 1961 yêu cầu các quốc gia thành viên coi là tội phạm. Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 cũng không yêu cầu áp dụng hình phạt hà khắc đối với người sử dụng ma túy, kể cả đối với người nghiện, các quốc gia thành viên vẫn có thể quyết định áp dụng các hình phạt như phạt tiền, cảnh cáo đối với hành vi tàng trữ ma túy để sử dụng. Quy định này của các công ước cho thấy, ngay cả đối với người nghiện ma túy thực hiện các tội phạm về ma túy, vẫn có thể quy định các biện pháp điều trị cai nghiện và những biện pháp tương tự là biện pháp thay thế hoặc biện pháp bổ sung cho việc trừng phạt họ. Trong khi đó , tại Việt Nam, với quan niệm xử lý hành chính là một chế tài nh ẹ hơn chế tài hình s ự, người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ s ở chữa bệnh như là một hình thức trừng phạt của Nhà nước đối với hành vi nghiện ma túy c ủa họ. Mặc dù với mục đích đưa người nghiện ma túy vào các cơ s ở chữa bệnh nhằm cai nghiện, giáo dục họ thông qua lao động , học nghề, song vì nằm trong hệ thống chế tài
của pháp luật x ử lý vi phạm hành chính , vô hình trung , biện pháp này mang tính trừng phạt chứ không mang tính nhân đạo , không phải là biện pháp mang tính xã hội là giúp cho những người nghiện thoát khỏi tình trạng lệ thuộc vào chất ma túy.
Vì các lý do trên đây, không nên quy định biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma túy với tư cách là một chế tài trừng phạt đối với người nghiện ma túy, chỉ nên áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy đối với họ. Việc bỏ biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh sẽ tránh được tình trạng một vấn đề được quy định tại hai hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, gây khó khăn cho quá trình thực thi , thậm chí làm ảnh hưởng đến việc triển khai hoạt động cai nghiện (ví dụ như biệ n pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng loại trừ ngư ời nghiện ma túy đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn).
Chúng tôi cho rằng, nên chuyển biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma túy sang áp dụng thống nhất theo Luật Phòng, chống ma túy.