Biểu hiện và xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 36)

Giới nghiên cứu Trung Quốc nhìn chung cho rằng nền kinh tế tri thức bắt đầu hình thành, trước hết là ở những nước phát triển thông qua các biểu hiện cơ bản sau đây:

- Các ngành tập trung tri thức phát triển nhanh như những ngành điện tử, hóa dầu, đóng tàu của các thành viên OECD lần lượt là, 46%, 83% và 133%.

- Kết cấu ngành nghề liên tục nâng cấp, tỷ trọng người làm trong những ngành truyền thống giảm. Ở Mỹ, một số người làm trong ngành nghề chế tạo năm 1960 chiếm 31% tổng số, năm 1995 giảm xuống còn 15,8%; số người làm trong các ngành bản quyền lên đến 6,5 triệu người, gấp 2 lần so với làm nông nghiệp.

- Các ngành công kỹ thuật cao từng bước đóng vai trò chủ đạo trong công nghiệp chế tạo. Chẳng hạn 10 năm gần đây, sản phẩm kỹ thuật cao trong ngành công nghiệp chế tạo của các nước thành viên OECD đã tăng gấp đôi, tỷ trọng xuất khẩu cũng tăng hai lần. Năm 1997, trong sự tăng trưởng kinh tế ở Mỹ, các ngành kỹ thuật cao đóng góp tới 27%.

- Ứng dụng rộng rãi kỹ thuật cao làm cho năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Từ năm 1979 đến năm 1996, năng suất lao động của ngành chế tạo máy tính Mỹ tăng rất nhanh. Gấp hai lần các ngành khác; năng suất lao động của ngành thông tin bình quân hàng năm cao hơn 70% mức tăng chung của các ngành; từ năm 1990 đến nay, sáng tạo của tri thức và tiến bộ kỹ thuật ở Mỹ đã đóng góp khoảng 80% cho tăng năng suất lao động.

- Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D) tăng nhanh. Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai của 300 công ty lớn nhất thế giới năm 1997 tăng 17% so với năm 1996 chủ yếu tập trung vào các ngành kỹ thuật cao và vật liệu mới.

- Sự nghiệp giáo dục phát triển nhanh, chất lượng nguồn nhân lực dần được nâng cao rõ rệt. Ở các nước phát triển, tỷ trọng đã qua giáo dục cao đẳng trong dân cư từ 25 tuổi trở lên, phổ biến đạt trên 20%, năm 1994 ở Mỹ đã đạt 46,5%.

- Xí nghiệp chú trong tăng cường quản lý tri thức. Tờ “Fortune” của Mỹ cho biết đã có 40% trong 1000 công ty hàng đầu đã thiết lập chế độ chủ quản tri thức, đây là hiện tượng chưa từng có trong các công ty, xí nghiệp trước đây [36, tr.266].

Từ góc độ sức sản xuất có thể chia quá trình phát triển thành kinh tế của nền văn minh loài người thành: giai đoạn kinh tế nông nghiệp (còn gọi là nền kinh tế dựa vào sức người); giai đoạn kinh tế công nghiệp (còn gọi là kinh tế tài nguyên) hiện đang tiến vào giai đoạn kinh tế tri thức (còn gọi là kinh tế trí lực). Đương nhiên từ nền kinh tế công nghiệp phát triển thành nên kinh tế tri thức đòi hỏi phải trải qua một quá trình tương đối dài. Kinh tế tri thức được coi là nền kinh tế mới, hiện nay mới đang manh nha, còn rất nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi nghiên cứu, tìm tòi và khám phá.

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)