3.2.3.1. Nhận xét chung
Qua 25 năm đổi mới (1986 - 2011), nhìn từ góc độ phát triển kinh tế tri thức, nền kinh tế nước ta đã đạt nhiều thành tựu chung như có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm trên 7%; kết cấu hạ tầng phát triển và ngày càng được hiện đại hóa, tỷ lệ tích lũy đầu tư cao; quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng; trình độ khoa học và công nghệ của một số lĩnh vực được nâng cao theo kịp trình độ chung của các nước xung quanh; bắt đầu phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao; nông nghiệp nông thôn bước đầu được hiện đại hóa; chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao; các chỉ số của nền kinh tế tri thức bước đầu được hình thành và đã được xếp hạng trong các quốc gia có nền kinh tế tri thức phát triển; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đáng kể theo hướng phát triển kinh tế tri thức.
3.2.3.2.Những yếu kém và hạn chế trong phát triển kinh tế tri thức
Tuy đã đạt được một số thành tựu bước đầu trong phát triển kinh tế tri thức, nhưng Việt Nam là một nước đón bắt và phát triển nền kinh tế tri thức muộn hơn và lại là một quốc gia có nền kinh tế phát triển chậm thuộc nhóm các nước đang phát triển. Bởi vậy mà nền kinh tế tri thức ở nước ta tồn tại những mặt yếu kém và hạn chế như:
- Nền kinh tế nước ta đang còn là nền kinh tế dựa chủ yếu vào tài nguyên và lao động theo kiểu truyền thống, tức là chủ yếu sử dụng lao động cơ bắp, năng suất lao động thấp, giá trị do tri thức tạo ra không đáng kể. Nguyên nhân do nhiều doanh nghiệp không thực hiện được kế hoạch tuyển dụng lao động của mình. Đối với lao động có trình độ cao đẳng kỹ thuật, tính bình quân, các doanh nghiệp chỉ tuyển được 45% (phía Nam 36%) so với nhu cầu cần tuyển [4, tr.166].
- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chủ yếu là do vốn với tỷ lệ là 64%, nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) chỉ đóng góp có 19%. (Đài Loan thì ngược lại, TFP chiếm 60%, vốn 21%).
- Cơ cấu kinh tế vẫn còn nặng về nông nghiệp và khai thác tài nguyên, thuộc loại cơ cấu kinh tế kém hiệu quả. Năm 2004, trong GDP tỷ lệ nông nghiệp còn chiếm đến 21,8%, công nghiệp 41,10%, dịch vụ chỉ đạt 38,1%. Trong khi đó, tính bình quân trên toàn thế giới năm 1998, tỷ lệ nông nghiệp trong GDP là 5%, công nghiệp là 34%, dịch vụ là 61%.
- Sức cạnh tranh của nền kinh tế ở nước ta hiện nay vẫn quá yếu, khả năng hội nhập vào thị trường nước ngoài còn hạn chế.
- Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng nhưng để có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh quá trình phát triển nền kinh tế tri thức thì còn thiếu khá nhiều. Hiện nay, theo các số liệu thống kê, chỉ có khoảng 60 - 70% lực lượng lao động có việc làm. Nhưng ngay trong số lao động này cũng chỉ mới sử dụng hết 60 - 70% thời gian lao động, hơn thế nữa tỷ lệ lao động qua đào tạo trong số đó còn rất thấp.
- Phân bố lực lượng khoa học và công nghệ không đồng điều, khu vực miền Bắc chiếm tới 60% lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khu vực miền Nam giữ xấp xỉ 40%, còn khu vực miền Trung thì rất ít.
- Đầu tư kém hiệu quả. Hệ số ICOR trong những năm gần đây lên đến 5,1%, trong khi đó ở các nước phát triển thường ở mức 2,5 - 3%.
- Giá trị xuất khẩu tuy khá cao, nhưng hiệu quả kém. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản, ít qua chế biến và nguyên liệu thô. Tỷ lệ sản phẩm chế biến chỉ chiếm 24%, trong khi Trung Quốc là 88%, sản phẩm công nghệ cao không đáng kể. Sản lượng nông sản tăng mạnh nhưng doanh thu xuất khẩu nông sản giảm.
- Kinh tế thị trường chậm phát triển; thể chế kinh tế thị trường chưa được thiết lập đồng bộ; môi trường pháp lý thiếu minh bạch. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp.
- Tiềm năng trí tuệ của con người Việt Nam tuy không thua kém các nước, nhưng nền giáo dục còn nhiều yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa có chính sách trọng dụng người có tài.
- Năng lực khoa học và công nghệ của quốc gia còn yếu; trình độ công nghệ của sản xuất còn thấp, chỉ số công nghệ nước ta thấp hơn nhiều nước ASEAN. Thị trường khoa học và công nghệ chậm được hình thành. Chưa hình thành được hệ thống đổi mới quốc gia, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan khoa học với sản xuất. Đầu tư từ các doanh nghiệp cho nghiên cứu phát triển đổi mới công nghệ còn rất thấp. Chưa lập quỹ đầu tư mạo hiểm.
- Công nghệ thông tin và viễn thông Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, thế nhưng CNTT ở Việt Nam còn thua kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới, trong khối ASEAN chỉ hơn Myanma, Campuchia và Lào. Ứng dụng công nghệ thông tin chưa rộng rãi và hiệu quả kém.
- Đánh giá khái quát về mức độ phát triển kinh tế tri thức thì Việt Nam tuy đã được cải thiện đáng kể song vẫn còn ở mức rất thấp. Chỉ số phát triển kinh tế tri thức (KEI) của Việt Nam theo cách tính của Ngân hàng thế giới WB năm 2009 là 3,51 xếp thứ 100 trong 145 nước được xếp hạng, so với Trung Quốc là 4,47 xếp thứ 81/145 thấp hơn 19 bậc.
Từ sự phân tích ở trên cho thấy thực chất về điểm xuất phát nền kinh tế tri thức ở Việt Nam còn ở mức thấp. Nền kinh tế chưa dựa vào tri thức, chưa phát huy tốt tiềm năng trí tuệ của con người Việt Nam, truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Thực chất nền kinh tế tri thức ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành.
3.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Tư duy, nhận thức chậm đổi mới, nhất là tư duy phát triển và nhận thức về bối cảnh quốc tế mới, chưa thống nhất quan điểm về con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, về quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; còn nặng giáo điều, duy ý chí, bảo thủ và trì trệ.
- Còn chịu ảnh hưởng nặng của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa, tập trung; chậm hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường; Nhà nước vẫn còn chỉ huy tập trung, bao cấp, chậm khắc phục cơ chế xin cho; quản lý kinh tế nặng về khối
lượng, hiện vật, chưa lấy hiệu quả làm đầu; lại thêm bệnh thành tích, thiên về quy môi lớn mà không tính đến hiệu quả kinh tế, dẫn tới nhiều sai lầm trong chính sách đầu tư: Đầu tư và nhiều công trình rất tốn kém, không hiệu quả; chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mà ít đầu tư cho nhân lực, cho phát triển công nghệ; coi nhẹ đầu tư vô hình tạo nền tảng cho sự phát triển…; cơ chế quản lý đó còn là mảnh đất màu mỡ cho nạn tham nhũng duy trì và phát triển; đó là lỗi của hệ thống quản lý.
Hệ thống chính trị chậm đổi mới; chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận trong hệ thống chính trị chưa được phân định rõ ràng, rành mạch, còn tình trạng trùng lắp, lẫn lộn, không rõ trách nhiệm thuộc về đâu, nhất là trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng; bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực, gây phiền hà cho dân. Hệ thống chính trị chậm đổi mới không theo kịp yêu cầu của thời kỳ hội nhập, phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với nền kinh tế tri thức, chưa phát huy được sức mạnh con người Việt Nam.
3.3. Một số gơ ̣i ý chính sách nhằm phát triển nền kinh tế tri thức ở Viê ̣t Nam
3.3.1. Cải cách giáo dục nhằm thích ứng với nền kinh tế tri thức và theo hướng tạo dựng xã hội học tập và nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hướng tạo dựng xã hội học tập và nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Khi xã hội hướng tới kinh tế tri thức, năng lực trí tuệ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển, giáo dục trở thành ưu tiên số một đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Quan điểm cải cách giáo dục và đào tạo cần được nhận thức rõ ràng và cụ thể hóa trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục đào tạo phải đi trước một bước, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt của nền kinh tế dựa trên tài nguyên là chủ yếu vừa phải chuẩn bị và hướng tới nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào tri thức.
Phát triển giáo dục để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc, Bô ̣ Giáo du ̣c Trung Quốc cũng đã phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng mô ̣t bản “Đề cương Quy hoa ̣ch Cải cách và phát triển giáo du ̣c trung và dài hạn quốc gia năm 2010 - 2020” để trưng cầu ý kiến với mu ̣c tiêu cải cách
giáo dục , đồng thời cũng đưa ra quy hoa ̣ch về mu ̣c tiêu chiến lượ c xây dựng Trung Quốc thành một nước mạnh về nguồn lực vào năm 2020 nhằm đáp ứng với nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đó cùng với nhiều chính sách quan tâm đầu tư cho phát triển giáo dục, Trung Quốc đã đạt được khá nhiều thành tựu trong việc cải tạo và xây dựng một xã hội học tập tạo chuyển biến tích cực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, quá trình cải cách giáo dục và đào tạo của Trung Quốc vẫn còn khá nhiều bất cập, điển hình là một nền giáo dục vẫn còn mang nặng tư tưởng của thời kỳ kế hoạch hóa chuyển sang cơ chế thị trường. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam cần tập trung vào:
- Giáo dục và đào tạo phải được coi là sự nghiệp chung, là trách nhiệm các ngành các cấp và các lực lượng xã hội trong cả nước. Giáo dục đào tạo cần được tiếp tục đổi mới, thực hiên đầy đủ hơn sứ mạng, chức năng, nhiệm vụ và vai trò mới, đáp ứng có hiệu quả hơn những yêu cầu từng bước xây dựng nền kinh tế dựa vào tri thức.
- Phải coi trọng việc kết hợp đồng bộ giữa nâng cao dân trí với bồi dưỡng phát triển nhân tài là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống giáo dục trên cơ sở phổ cập giáo dục. Đào tạo nhân lực là chức năng trung tâm với nhiệm vụ chủ yếu phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài là tiền đề, là cơ sở cho việc từng bước phát triển nền kinh tế tri thức.
- Chuẩn bị những điều kiện cho hình thành một nền giáo dục suốt đời, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được tiếp tục học tập suốt đời, bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức.
- Tăng quy mô, chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo. Phát triển quy mô giáo dục và đào tạo phải dựa trên cơ sở đảm bảo chất lượng.
- Đào tạo toàn diện, đồng bộ nguồn nhân lực cho các ngành nghề để phục vụ trực tiếp cho sự phát triển các ngành nghề, đồng thời hướng trọng tâm vào
các ngành nghề mũi nhọn, chú trọng đào tạo nhân lực cho nông thôn nhằm tiếp cận các công nghệ hiện đại của nền kinh tế tri thức.
- Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng công nghệ trình độ cao, có năng lực đổi mới, ứng dụng tiến bộ công nghệ và quản lý được sự thay đổi công nghệ, phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước, có năng lực tự học, tự tạo việc làm, có năng lực thích ứng và năng lực hợp tác cạnh tranh cao.
3.3.2. Cải cách chế độ tuyển dụng và đãi ngộ để phát huy tính sáng tạo và đóng góp của mọi thành phần và cá nhân vào phát triển kinh tế - xã hội và đóng góp của mọi thành phần và cá nhân vào phát triển kinh tế - xã hội
Nếu con người là vốn quý, thì nhân tài là vốn quý giá nhất. Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, ở bất cứ quốc gia nào, đều có những nhân tài trong mọi lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, khoa học,... có thể tạo nên sự phát triển mang tính bước ngoặt cho quốc gia mình, thậm chí cho cả thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang cần một sự phát triển nhảy vọt để thoát khỏi tình trạng lạc hậu, theo kịp với trình độ phát triển tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, việc cải cách chế độ tuyển dụng và đãi ngộ nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân tài của đất nước có ý nghĩa hết sức to lớn. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam cần tập trung vào một số điểm như sau:
Đối với những nhân tài, điều quan trọng nhất của họ là nhu cầu tự khẳng định và tự thực hiện nhân cách. Trong nhiều trường hợp, nó còn mạnh hơn cả nhu cầu vật chất. Lợi ích vật chất không chiếm vị trí hàng đầu, ngược lại những lợi ích chính trị, tinh thần và đặc biệt mong mỏi có được điều kiện thuận lợi để lao động sáng tạo mới là điều có sức cuốn hút mãnh liệt đối với những nhân tài. Theo thống kê năm 2007, số giáo sư và phó giáo sư là khá cao. Hiện nay, Việt Nam có số giáo sư là 1271 người, số phó giáo sư là 6420 người [16, tr.96]. Bởi vậy, chính sách khôn ngoan nhất để thu hút nhân tài và sử dụng tài năng là tạo ra môi trường làm việc đầy đủ và thuận lợi cho họ nhất, tạo điều kiện để họ tự khẳng định nhân cách thông qua lao động sáng tạo. Một nhà khoa học Việt Nam đã từng phát biểu “Xét về mặt kinh tế, sử dụng nhân tài thì lãi nhất là làm sao
người tài dùng tài của mình trong 100% thời gian làm việc của họ, dù có phải tốn kém ít nhiều để họ làm được như vậy và lỗ nhất là để cho họ dùng tài trong một tỷ lệ rất thấp trong thời gian làm việc, thậm chí không sử dụng để cái tài chảy đi chỗ khác” [34, tr.1].
Cùng với việc tạo cho họ điều kiện làm việc, được lao động sáng tạo, chế độ đãi ngộ vật chất thỏa đáng cũng là vấn đề có ý nghĩa thiết thực hiện nay nhằm bảo vệ và phát huy nguồn lực quý giá này. Cần tạo môi trường thực sự dân chủ trong sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó đối với những người tài năng xuất chúng, việc khen thưởng cần kết hợp hài hòa giữa quyền lợi vật chất và quan tâm đến giá trị tinh thần, đó là những danh hiệu thi đua nhằm tôn vinh người có tài. Tuy nhiên, cũng không hình thức hóa các danh hiệu thi đua mà cần có những tiêu chí cụ thể về quyền lợi và mức độ cống hiến.
Ngoài ra, chúng ta cần thu hút và sử dụng có hiệu quả đội ngũ tri thức Việt kiều ở nước ngoài.
Theo báo cáo của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài: “Tính đến năm 2000, số cán bộ khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài có học hàm, học vị từ tốt nghiệp đại học trở lên (kể cả những người đã bảo vệ tiến sĩ nhưng chưa về nước) là khoảng 35.000 người, trong số này có hơn 5.000 người có học vị từ tiến sĩ trở lên và có người là giáo sư có uy tín trên thế giới” [14, tr.164] và con số này không ngừng tăng lên. Những tri thức này đang sống và làm việc trong môi trường hết sức thuận lợi ở các nước phát triển, vì vậy họ có nhiều vốn liếng kiến thức và kinh nghiệm. Nếu chúng ta khai thác được tiềm năng của bộ phận