Những tiền đề cần thiết cho sự hình thành và phát triển nền kinh

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 25)

kinh tế trong khi việc sáng tạo ra tri thức và sử dụng nó chưa trở thành phổ biến. Khi tham gia vào thị trường thế giới, lợi thế cạnh tranh về công nghệ, kinh nghiệm quản lý sẽ tất yếu thuộc về các nước phát triển.

1.1.4. Những tiền đề cần thiết cho sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức tế tri thức

Kinh tế tri thức thực chất không phải là một bước nhảy đột biến, mà là một hình thái phát triển cao hơn, có tính tiến hóa của một nền kinh tế thị trường phát triển cao. Cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa đến mức cao độ ở các nước công nghiệp phát triển đã tạo tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế tri thức ở các nước đó và các nước đang phát triển muốn tiến đến nền kinh tế tri thức thì cũng không có cách nào khác là phải chuẩn bị và cố gắng tạo cho mình những tiền đề đó.

Từ kinh nghiệm thực tế cho thấy có những tiền đề cơ bản mà bất cứ một quốc gia nào, dù nước đó đã và đang tiến thẳng vào nền kinh tế tri thức hay đang tìm cách hướng tới nền kinh tế tri thức cũng cần phải tạo ra là:

- Một nền kinh tế thị trường phát triển cao với các thị trường tài chính hoạt động hữu hiệu trên cả bình diện quốc tế lẫn trong nước

Chỉ khi nào sản xuất có nhu cầu đối với khoa học thì khoa học mới phát triển mạnh mẽ và khi đó yếu tố nguồn nhân lực chất lượng cao mới thực sự là động lực của sự phát triển và là cơ sở hình thành nền kinh tế tri thức. Chỉ có trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp vì phải nần cao năng lực cạnh tranh, vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, đề phải ra tăng sản xuất, hạ thấp giá thành, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, do đó phải không ngừng đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức quản lý, họ phải sáng tạo ra tri thức mới. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đều phải đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển R&D nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh. Để phát huy được năng lực sáng tạo ra các tri thức mới cần phải có một nền tảng đó là nền kinh tế thị trường phát triển cao.

Các doanh nghiệp trong nền kinh tế tri thức vừa cần vốn lớn để đầu tư, vừa phải chạy đua với thời gian và đương đầu với những rủi ro lớn, nền hơn bao giời hết, hoạt động của họ trong nền kinh tế tri thức phụ thuộc rất lớn vào cung cấp vốn từ các thị trường tài chính. Ngược lại, sự ổn định của thị trường tài chính cũng gắn bó mật thiết với công cuộc kinh doanh của các doanh nghiệp. Đảm bảo sự hoạt động của một nền kinh tế với những quan hệ đan quyện vào nhau. Như vậy, để có thể nảy sinh và phát triển một nền kinh tế tri thức cần phải có một nền kinh tế thị trường đã phát triển cao.

- Một hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và một hệ thống bao gồm doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học và các tác nhân liên quan khác sẽ tương tác một cách hiệu quả để tạo ra, phổ biến và sử dụng tri thức

Giáo dục là đào tạo nhân tài, nhân tài là “sản phẩm” của giáo dục, có một hệ thống giáo dục tốt nghĩa là sẽ có khả năng tạo nhiều nhân tài. Trong thời đại kinh tế tri thức, mục tiêu là bồi dưỡng nhân tài nhằm tạo ra những con người toàn năng trong các lĩnh vực như nghiên cứu, ứng dụng, tin học, quản lý, ngân hàng và thị trường. Yếu tố quan trọng trong nền kinh tế tri thức là tri thức, đặc

biệt là tri thức “nguồn”. Loại tri thức này không thể ra đời, tồn tại, phát triển và phổ cập nhanh được ở những nước có trình độ dân trí thấp. Do đó cần thiết phải xây dựng cho được một hệ thống giáo dục và đào tạo tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài. Mặt khác, nếu chỉ có một hệ thống giáo dục và đào tạo tốt là chưa đủ, mà nó cần kết hợp với một hệ thống năng động, luôn đổi mới bao gồm doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học và các tác nhân liên quan khác sẽ tương tác một cách hiệu quả để tạo ra, phổ biến và sử dụng tri thức. Sự kết hợp này là yếu tố cơ bản cho sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.

- Cơ sở hạ tầng thông tin với công nghệ tin học và thông tin đã phát triển cao độ

Đây là điều kiện căn bản nhất để đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Nó không chỉ là một ngành kinh tế then chốt sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tri thức, mà còn là điều kiện đảm bảo hiệu quả của việc tiếp cận, trao đổi, xử lý thông tin, sáng tạo tri thức của các ngành kinh tế - xã hội khác. Trong sản xuất kinh doanh, sự phát triển công nghệ này sẽ góp phần không nhỏ giúp doanh nghiệp giảm chi phí liên lạc và có phản ứng kịp thời cho mọi biến động trên phạm vi toàn cầu, thúc đẩy toàn cầu hóa doanh nghiệp. Hơn nữa, khi có sự phát triển cao độ của công nghệ tin học và thông tin sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao tri thức cho người tiêu thụ bình thường, giúp họ nâng cao khả năng sử dụng tri thức.

- Một nhà nước pháp quyền dân chủ

Sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức chỉ có thể thực hiện được khi có một nhà nước pháp quyền dân chủ, nơi mà các doanh nghiệp có thể lường trước được nhưng rủi ro trong kinh doanh trên cơ sở một môi trường hiệu quả an toàn và ổn định cho việc hình thành, sản xuất và tiêu thụ tri thức. Một môi trường pháp lý rõ ràng, ổn định không bị thay đổi một cách tùy tiện sẽ tạo điều kiện kích thích hướng đầu tư sản sinh, tái tạo tri thức và khai thác một cách hiệu

quả tri thức cho phát triển kinh tế. Tạo cơ chế đảm bảo tự do cho việc tiếp cận, trao đổi và xử lý thông tin, mà giá trị tri thức vẫn được bảo vệ bằng Luật sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)