Phát triển ngành nghề theo hướng kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 58)

Bước sang nền kinh tế tri thức, sự phân bổ nguồn trí tuệ sẽ diễn ra trên phạm vi toàn xã hội, tất yếu sẽ nâng cấp, tối ưu hóa các ngành nghề. Trong khi trình độ sức sản xuất của Trung Quốc còn hạn chế, các ngành nghề nhìn chung còn lạc hậu. Chính vì vậy để phát triển nền kinh tế tri thức tất yếu cần phải thực hiện phát triển các ngành nghề theo hướng sử dụng ngày càng nhiều tri thức.

Đẩy nhanh việc áp ứng dụng kỹ thuật cao vào các ngành nghề để phục vụ sản xuất, lấy thông tin hóa thúc đẩy công nghiệp hóa, phát huy ưu thế của công nghiệp hóa thực hiện sự phát triển nhảy vọt của sức sản xuất xã hội. Đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội do sử dụng một tài nguyên thiên nhiên tối thiểu và ứng dụng tri thức tối đa, kỹ thuật cao là nhân tố quyết định nhất của nền kinh tế tri thức, các ngành kỹ thuật cao trở thành những ngành mới thúc đẩy việc đổi mới cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành nghề. Để đáp ứng yêu cầu đó Trung Quốc đã coi trọng phát triển những ngành nghề tập trung nhiều chất xám, đặc biệt là ngành kỹ thuật thông tin.

Bên cạnh đó, để phát huy vai trò của tri thức và phát triển kinh tế, Trung Quốc còn sử dụng kỹ thuật cao đối với những ngành nghề truyền thống nhằm tăng sức cạnh tranh và hàm lượng chất xám ở những ngành nghề truyền thống. Để đảm bảo công nghiệp hóa hỗ trợ tích cực cho tri thức hóa, cung cấp vật chất, năng lượng, vốn, nhân tài và thị trường để xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển những ngành nghề tập trung chất xám, giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế tri thức với phát triển kinh tế công nghiệp.

Để điều chỉnh cơ cấu ngành nghề theo hướng kinh tế tri thức, Trung Quốc đang tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

- Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục con người và đào tạo nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố động lực cơ bản cho sự phát triển liên tục của nền kinh tế.

- Tăng cường việc sáng tạo kỹ thuật cao, tăng kinh phí cho việc nghiên cứu và triển khai, coi trọng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời hoàn thiện kết cấu hạ tầng tri thức quốc gia, tăng cường hệ thống sáng tạo tri thức.

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)