Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định (khoản 1, Điều 102 , BLTTDS)

Một phần của tài liệu Về việc thực hiện thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định Trips trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam.PDF (Trang 53)

1, Điều 102 , BLTTDS) .

Đồng thời với việc áp dụng các biện pháp nói trên, Toà án yêu cầu nguyên đơn phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá trị do Toà án ấn định nh-ng phải t-ơng đ-ơng với nghĩa vụ tài sản mà ng-ời có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ lợi ích của ng-ời bị áp dụng lệnh khẩn cấp tạm thời và để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền này (khoản 1, Điều 120, BLTTDS). Các biện pháp khẩn cấp tạm thời đ-ợc quy định tại Điều 210, Luật Sở hữu trí tuệ (có hiệu lực từ ngày 01/07/2006) về cơ bản phù hợp với quy định của BLTTDS. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời đ-ợc áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT, nguyên vật liệu, ph-ơng tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó, bao

gồm: 1. Thu giữ; 2. Kê biên; 3. Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển; 4. Cấm dịch chuyển quyền sở hữu (bán, tặng cho và các hình thức t-ơng tự); 5. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Có thể nói các biện pháp khẩn cấp tạm thời trên theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam là khá đầy đủ và phù hợp với tính chất của các vụ việc về xâm phạm quyền SHTT, đã đáp ứng đ-ợc các yêu cầu của TRIPS về vấn đề này. Ngoài các biện pháp khẩn cấp tạm thời cơ bản và phổ biến trong hầu hết các vụ việc dân sự, Điều 102 của BLTTDS còn quy định về các biện pháp khác nhằm tạo ra sự chủ động và linh hoạt cho Toà án khi giải quyết các vụ việc có tính chất phức tạp, một đặc điểm vốn dĩ trong các vụ vi phạm quyền SHTT. Do đó trong tr-ờng hợp quyết định này một khi đã thoả mãn yêu cầu của nguyên đơn và đ-ợc bị đơn chấp hành nghiêm chỉnh, thì quyết định đó đ-ợc coi là phán quyết cuối cùng đối với vụ án. Quyết định áp dụng biện pháp tạm thời của Việt Nam chỉ là tạm thời theo đúng nghĩa đen của nó, nghĩa là sau khi Toà án ra quyết định áp dụng lệnh khẩn cấp tạm thời thì sau đó vẫn phải tiếp tục giải quyết vụ việc bằng một bản án của Toà án. Hơn nữa theo BLTTDS Việt Nam không có quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tr-ớc khi nguyên đơn khởi kiện. Trong khi đó TRIPS có quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời tr-ớc khi khởi kiện nh-: "Các cơ quan xét xử phải có quyền đ-a ra những biện pháp tạm thời tr-ớc khi nghe bị đơn trình bày ý kiến trong tr-ờng hợp thích hợp, đặc biệt trong tr-ờng hợp bất cứ sự chậm trễ nào đều có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục đ-ợc cho chủ thể quyền hoặc tr-ờng hợp có nguy cơ rõ ràng là chứng cứ đang bị tiêu huỷ" (khoản 2, Điều 50, Hiệp định TRIPS). Theo quy định tại Điều 99, BLTTDS Việt Nam, biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ đ-ợc áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án, nghĩa là sau khi Toà án đã thụ lý đơn khởi kiện, nếu trong tr-ờng hợp đặc biệt khẩn cấp cần phải bảo vệ ngay bằng chứng và ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì Toà án sẽ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi cá nhân, tổ chức có đơn yêu cầu áp dụng lệnh này đ-ợc nộp cùng với việc nộp đơn khởi kiện

cho Toà án. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận đ-ợc đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho ng-ời yêu cầu biết. Để Toà án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, ng-ời yêu cầu phải làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền và phải có các chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là khẩn thiết. Theo quy định của Điều 117, BLTTDS đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:

Một phần của tài liệu Về việc thực hiện thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định Trips trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam.PDF (Trang 53)