Điều quan trọng nhất để chính phủ các n-ớc thành viên Hiệp định TRIPS có thể bảo hộ hữu hiệu đối với quyền SHTT là xây dung đ-ợc một cơ chế thực thi chúng một cách mau chóng, đơn giản và hiệu quả. Sự tăng tr-ởng của nền kinh tế xã hội, sự lớn mạnh của nền công nghiệp và sản xuất của quốc gia một phần phụ thuộc vào khả năng việc bảo hộ và thực thi các quyền về SHTT. Trong khi các văn bản pháp luật về quyền SHTT cần thiết phải có sự thay đổi và hiện đại hoá th-ờng xuyên để theo kịp với các b-ớc tiến của nền công nghệ mới, thì một sự thật hiển nhiên rằng thậm chí một văn bản luật tốt nhất trên thế giới đ-ợc ban hành, nh-ng nó cũng sẽ trở nên vô nghĩa hoặc không có một tác dụng gì trừ khi các quy định đó đ-ợc thực hiện và bắt buộc phải đ-ợc thực hiện một cách có hiệu quả trên thực tế [42, trang 153].
Quyền SHTT đ-ợc pháp luật bảo hộ, nh-ng nếu thiếu các nguyên tắc và ph-ơng thức thực thi thì quyền đó chỉ có trên ph-ơng diện lý thuyết. Bởi vì các sản phẩm thuộc quyền SHTT do tính chất và đặc điểm tồn tại của chúng không giống những tài sản hữu hình khác, do đó chúng luôn luôn có nguy cơ bị xâm hại. Hành vi xâm phạm quyền SHTT luôn tiềm ẩn và phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị tr-ờng. Do đó xây dựng, áp dụng cụ thể và minh bạch các nguyên tắc cơ bản của thực thi quyền SHTT là một yêu cầu cấp bách, nó sẽ đạt hiệu quả mạnh mẽ nếu có sự mở rộng và gia tăng các quy định về ph-ơng thức, trình tự và thủ tục thực thi. Đặc biệt chế tài hình sự và sự đe dọa của hình phạt tù, bởi việc áp dụng một cách triệt để các quy định trong khởi tố đối với các hành vi ăn cắp bản quyền và sản xuất hàng giả vi phạm về nhãn hiệu hàng hoá sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, đảm bảo lợi ích của các chủ thể quyền, nhà đầu t- và của quốc gia. Thực thi có hiệu quả và nghiêm khắc tất cả các hành
vi xâm phạm quyền SHTT đ-ợc xác định là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc thực hiện các nguyên tắc theo Hiệp định TRIPS, nó yêu cầu các n-ớc thành viên phải cam kết nếu muốn đ-ợc giúp đỡ trong đấu tranh phòng, chống lại hàng giả nhãn hiệu và ăn cắp bản quyền. Thực tế là hầu hết các n-ớc thành viên của Hiệp định TRIPS đều phải đảm bảo rằng, hệ thống pháp luật quy định về thủ tục và cơ chế hữu hiệu thực thi quyền SHTT phải chặt chẽ và phù hợp với các điều kiện lịch sử, văn hoá, kinh tế và xã hội của quốc gia và pháp luật quốc tế, bao gồm các giải pháp để ngăn chặn các hành vi vi phạm cũng nh- các giải pháp có thể ngăn chặn các hành vi vi phạm tiếp theo. Thay đổi và hiện đại hoá các quy định của pháp luật với sự gia tăng về các tiêu chuẩn bảo hộ cũng đồng nghĩa với việc không bảo vệ tất cả các quyền đó, trừ khi các quyền năng đ-ợc quy định trong đó đ-ợc thực thi một cách có hiệu quả.
Sự cần phải thiết lập nguyên tắc mang tính quốc tế về thực thi quyền sở hữu trí tuệ đ-ợc nảy sinh từ thực tế rằng không chỉ có Công -ớc Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp mà cả Công -ớc Berne về bảo hộ quyền tác giả, đều có nội dung mang tính nguyên tắc liên quan đến thực thi các tiêu chuẩn đ-ợc bảo hộ. Những nguyên tắc đảm bảo hiệu quả thực thi quyền SHTT là những t- t-ởng mang tính chỉ đạo đối với các quốc gia thành viên, trong đó thể hiện các quốc gia này phải cam kết và thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ thực thi. Điều 15 (Quyền đối với việc thực thi bảo vệ các quyền) và Điều 16 (Tịch thu những hàng hoá sao chép bất hợp pháp) của Công -ớc Berne, và Điều 9 (Nhãn mác, tên th-ơng mại: tịch thu và nhập khẩu), Điều 10 (Chỉ dẫn sai: tịch thu) và loter (Nhãn mác, tên th-ơng mại, Chỉ dẫn địa lý sai, cạnh tranh không lành mạnh: Chế tài) của Công -ớc Pari đều có quy định ít chi tiết hơn nghĩa vụ thực thi trong nội dung Phần thứ III của Hiệp định TRIPS, thực tế đã chứng minh việc thực thi quyền SHTT theo các văn bản trên đều kém hiệu quả. Các quy định về thực thi thuộc Phần III của Hiệp định TRIPS đ-ợc chia thành 5 mục. Mục đầu tiên quy định các nghĩa vụ chung mà tất cả các thủ tục thực thi phải đáp ứng nhằm đảm bảo rằng các thủ tục phải có hiệu quả và phải đáp ứng một số nguyên tắc cơ bản
về thủ tục đúng đắn. Các mục tiếp theo liên quan đến các thủ tục và chế tài dân sự, hành chính, các biện pháp tạm thời, các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới và các thủ tục hình sự.
Thực hiện những nguyên tắc thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm đạt đ-ợc những mục tiêu quan trọng: Một là, bảo đảm rằng, phải có các biện pháp thực thi hiệu quả cho các chủ thể quyền; Hai là, bảo đảm rằng các thủ tục thực thi đ-ợc áp dụng theo cách thức tránh tạo ra các rào cản th-ơng mại hợp pháp và bảo đảm chống sự lạm dụng các biện pháp đó. Các nghĩa vụ chung liên quan đến thực thi nằm tại khoản 1, Điều 41 yêu cầu rằng các thủ tục thực thi phải cho phép kiện có hiệu quả chống lại mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, và các chế tài sẵn có phải nhanh chóng để ngăn ngừa các hành vi xâm phạm và có tác dụng ngăn chặn các hành vi xâm phạm tiếp theo. Mặt khác phải áp dụng các thủ tục thực thi theo cách thức tránh tạo ra các rào cản cho th-ơng mại hợp pháp và bảo đảm tránh sự lạm dụng. Ba khoản tiếp theo của Điều 41 quy định các nguyên tắc chung nhằm bảo đảm thủ tục đúng đắn. Khoản 2 liên quan đến các thủ tục thực thi. Các thủ tục này phải trung thực và công bằng và không đ-ợc phức tạp quá mức và quá tốn kém, hoặc yêu cầu thời hạn bất hợp lý hoặc bị trì hoãn mà không có lý do xác đáng. Khoản 4 yêu cầu rằng các bên tham gia tố tụng phải có cơ hội đ-ợc cơ quan xét xử xem xét lại các quyết định hành chính cuối cùng và ít nhất là các khía cạnh pháp lý của các bản án sơ thẩm, theo những quy định về thẩm quyền xét xử theo tầm quan trọng của vụ việc trong luật của n-ớc thành viên. Tuy nhiên không có nghĩa vụ phải tạo cơ hội xem xét lại tuyên bố trắng án trong các vụ án hình sự. Theo khoản 5, phải hiểu rằng các quy định về thực thi không tạo ra nghĩa vụ thiết lập một hệ thống xét xử để thực thi quyền sở hữu trí tuệ độc lập với hệ thống xét xử để thực thi pháp luật nói chung. Tuy vậy một số n-ớc thấy rằng sẽ hữu ích nếu thiết lập các đơn vị thực thi đặc biệt đóng góp các kinh nghiệm thu đ-ợc cần thiết cho việc đấu tranh có hiệu quả chống hành vi kinh doanh hàng giả và sao chép bất hợp pháp. Hơn nữa một số n-ớc đã tập trung các vấn đề về sở hữu trí tuệ vào một hoặc một số toà án nhất định để đảm bảo khả
năng cần thiết về chuyên môn. Một số n-ớc đã có các toà án chuyên sâu về SHTT nh- Peru, Philippines, Thailand. Việc thiết lập một hệ thống xét xử riêng biệt đối với các vấn đề về SHTT có những -u điểm từ đội ngũ Thẩm phán trong các toà đó đ-ợc đào tạo sâu về chuyên môn, đúc rút đ-ợc các kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn xét xử bởi các tranh chấp về SHTT th-ờng rất phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và chịu sự tác động từ các yếu tố hải ngoại, nh-ng cũng có nh-ợc điểm nh- phải có sự phân chia, phân bổ nguồn lực trong hệ thống xét xử pháp luật nói chung vốn dĩ là vấn đề mà các n-ớc đang phát triển phải đối mặt trong phạm vi nguồn lực hạn hẹp của mình. Ngoài ra tất cả các vụ việc về SHTT sẽ phải xếp hàng để nhận đ-ợc sự chú ý từ những toà án đặc biệt ít ỏi đó. Điều này có thể là một vấn đề lớn trong các n-ớc có phạm vi lãnh thổ rộng lớn. Mặt khác Thẩm phán xét xử trong các toà án đặc biệt về SHTT sẽ không có cơ hội để xét xử các vụ việc hình sự, dân sự khác mà có áp dụng các nguyên tắc và các khái niệm chung cho tất cả các vụ việc. Quan trọng hơn Hiệp định TRIPS còn phân biệt giữa hành vi xâm phạm nói chung mà cần phải có các thủ tục t- pháp và chế tài dân sự với hành vi kinh doanh hàng giả nhãn hiệu và sao chép bất hợp pháp - các hình thức rõ ràng và nghiêm trọng hơn của hành vi xâm phạm - mà đối với chúng phải có các thủ tục và chế tài bổ sung, đó là biện pháp kiểm soát biên giới và các thủ tục hình sự. Nhằm mục đích này, những hàng giả đ-ợc định nghĩa là hàng hoá sao chép y nguyên nhãn hiệu và hàng hoá sao chép bất hợp pháp là hàng hoá vi phạm quyền sao chép theo bản quyền hoặc quyền liên quan.