Nghiên cứu về lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân mắc tay chân miệng tử vong tại bệnh viện Nhi Đồng I - năm 2011_luận văn thạc sĩ y học (Trang 31)

Tại miền Nam Việt Nam:

Theo nghiên cứu của Trương Thiết Ngự và cộng sự tại bệnh viện nhi đồng I năm 2007, có 538 trẻ bệnh TCM nhập viện, trong đó 90 trường hợp (16,6%) độ 1, có 358 bệnh nhân (66,6%) độ 2, có 68 bệnh nhân (12,6%) độ

3a và 22 bệnh nhân (4,1%) độ 3b. Nghiên cứu mô tả và thống kê khá chi tiết về dịch tễ, lâm sàng cũng như biến chứng. Cũng như nhiều nghiên cứu khác trong và ngoài nước tỷ lệ nam: nữ là 1,45:1, có sự khác biệt về tỷ lệ nam giữa hai nhóm có biến chứng thần kinh- hô hấp- tuần hoàn và nhóm không có biến chứng [7].

Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, ít gặp trẻ dưới 6 tháng và trên 5 tuổi. Còn những trường hợp có biến chứng nặng chủ yếu xẩy ra ở trẻ 12-24 tháng và không có trẻ nào dưới 6 tháng. Còn nghiên cứu khác cũng tại Nhi Đồng 1 ở trên đối tượng tử vong thì lứa tuổi trung bình 8 đến 33 tháng.

Triệu chứng khởi phát chủ yếu (66,4%) là sốt, sau là nổi ban, bỏ ăn và lở miệng. Nghiên cứu chỉ ra đối với trẻ nặng độ 3 tỷ lệ trẻ phát ban kín đáo. Hầu hết (93,5%) đều có sốt, việc sốt cao liên tục cũng là một dấu hiệu nặng của bệnh. Nôn ói cũng là dầu hiệu của biến chứng thần kinh - hô hấp - tuần hoàn. Trong đó biến chứng về thần kinh vẫn hay gặp nhất chiếm 83,3% số các trường hợp.

Bảng 1.1: Biến chứng bệnh TCM [7].

Loại biến chứng Số lượng(hoặc%)

Biến chứng thần kinh 448(83,3%)

Biến chứng thần kinh nặng 189(35,1%) Biến chứng hô hấp tuần hoàn 90(16,7%) Biến chứng hô hấp - tuần hoàn nặng 22 (4,1%)

Tử vong 16(3%)

Cũng theo nghiên cứu, biến chứng thần kinh của TCM hàng đầu vẫn là giật mình (97,1%), sau đến run chi(31,75), co giật(10%),không có trường hợp nào liệt nửa người. Tất cả trẻ bị biến chứng về hô hấp tuần hoàn đều có biểu hiện tổn thương thân não trước đó: nôn,giật mình, hốt hoảng,run chi, yếu liệt chi, lừ đừ ....Sau khi biểu hiện bệnh 1-2 ngày trẻ đột ngột có biều hiện thở

nhanh(68%), mạch nhanh (81%),rối loạn vận mạch da. Các trẻ bị phù phổi huyết động đều có biểu hiện thở nhanh,thở không đều, tái môi với oxy kính mũi,ran ẩm hai phổi tăng nhanh sau 1-2 tiếng sẽ dẫn tới sốc. Không ghi nhận trường hợp nào có sóng ST chênh hay bóng tim to nhưng 6 trường hợp có biểu hiện giảm sức co bóp cơ tim. Biến chứng suy hô hấp tuần hoàn xẩy ra sau sốt 2-4 ngày và diễn tiến rất nhanh trong vòng 24 giờ [7].

Nghiên cứu của Đoàn Thị Ngọc Điệp và cộng sự ở 17 trường hợp tử vong do bệnh TCM tại Nhi Đồng 1 thấy có 16/17 trường hợp có biến chứng thần kinh, trong đó có 2 bệnh nhân biến chứng hô hấp và một suy tuần hoàn. Diễn tiến kịch phát với sốt cao liên tục, mạch nhanh. Thời gian trung bình từ lúc nhập viện đến khi tử vong là 25 giờ. Bệnh nhi TCM tử vong trong bệnh cảnh kịch phát với sốt cao, mạch nhanh, tổn thương thần kinh, suy tuần hoàn và suy hô hấp [3].

Tại miền Bắc Việt Nam:

Nghiên cứu của Ngô Văn Huy về viêm não do VRĐR ở trẻ em trong hai năm từ 1/6/2006 – đến 30/5/2008 cho thấy biểu hiện thần kinh hay gặp là rối loạn tri giác sốt 97,2% (35/36), nôn 94,4% (34/36) bệnh nhân, tăng trương lực cơ 72,3% (26/36) bệnh nhân [5].

Nghiên cứu của Ngô Thị Minh Hiếu từ 01/09/2007 đến 31/8/2010 có 78 bệnh nhi nhập viện Nhi Trung Ương thấy 79,5% khởi phát triệu chứng sốt, 100% có phát ban dạng phỏng nước hoặc dát sẩn vị trí chủ yếu lòng bàn tay, lòng bàn chân và 91,8% vào ngày thứ 1 đến thứ 3 [4].

1.4.3. Vấn đề còn tồn tại về bệnh TCM.

Bệnh TCM từ khi được xác định đến nay đã gây nhiều vụ dịch, số mắc và số tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống được áp dụng, bệnh dịch vẫn chưa khống chế [40], [57]. Các nghiên cứu về bệnh sinh mới chỉ dừng lại ở các giả thuyết và chưa

được công nhận. Các mối liên quan giữa dịch bệnh với địa dư, sự đột biến của vi rút đã được ghi nhận nhưng chưa được làm sáng tỏ [14],[20],[57]. Việc điều trị vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện nay điều trị chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng và tăng sức đề kháng [1]. Vì vậy việc phát hiện và điều trị trường hợp bệnh nặng còn gặp nhiều khó khăn. Vắc xin phòng bệnh TCM chưa được áp dụng, vì vậy các biện pháp vệ sinh vẫn là chính. Việc đi sâu tìm hiểu các trường hợp tử vong của bệnh TCM về các đặc điểm lâm sàng, dịch tễ, có thể góp phần chẩn đoán sớm, các biến chứng để điều trị kịp thời làm giảm số trường hợp tử vong.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân mắc tay chân miệng tử vong tại bệnh viện Nhi Đồng I - năm 2011_luận văn thạc sĩ y học (Trang 31)