Các nghiên cứu trong nước về bệnh TCM a Nghiên cứu dịch tễ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân mắc tay chân miệng tử vong tại bệnh viện Nhi Đồng I - năm 2011_luận văn thạc sĩ y học (Trang 30)

a. Nghiên cứu dịch tễ

Việt Nam bệnh TCM có sự khác nhau giữa hai miền Nam và Bắc, bệnh TCM phần lớn xẩy ra ở miền Nam Việt Nam.

Tại miền Nam Việt Nam:

- Năm 2005 có 764 trẻ bị TCM ở thành phố Hồ Chí Minh được khám tại các bệnh viện nhi lớn, với hầu hết các trường hợp (96,2%) trẻ dưới 5 tuổi. Tất cả trường hợp trên được lấy bệnh phẩm và thấy VRĐR ở người liên quan ở 411 trẻ, trong đó 173 trẻ (42,1%) xác định là EV71 và 214 trẻ (52,1%) là CA 16, trong số bệnh nhân nhiễm trùng EV71 có 151 (29,3%) biến chứng thần kinh trung ương cấp tính và 3 trẻ tử vong (1,7%)[50].

- Năm 2006- 2007, có 305 trường hợp được chẩn đoán bệnh TCM với biến chứng thần kinh trung ương, có 36 trường hợp (11%) dương tính EV71, 3 trường hợp tử vong do EV71[50].

Tại bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh nhân TCM đến khám và nhập viện tăng theo từng năm: năm 2006 có 550 trẻ nhập viện, năm 2007 có 2.043 trẻ nhập viện. Từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008 có 27 trẻ bị bệnh TCM có biến chứng nặng, một trường hợp tử vong do suy tuần hoàn quá nặng.

Tháng 11 năm 2011 bệnh viện Nhi Đồng I có 114 trường hợp tử vong. Độ tuổi trung bình là 27,3±13,1 tháng, phần lớn (83,2%) trẻ dưới 3 tuổi, trẻ nam chiếm 84 trường hợp (73,7%) và tới 54 trường hợp (47,3%) vào viện trong tình trạng rất nặng, độ4. Với biểu hiện suy hô hấp 36 trường hợp, sốc 39 trẻ, 26 trẻ có phù phổi cấp.

Nam năm 2003 đã phân lập 11 chủng subtype C5, không có C4, đến năm 2005 lưu hành thêm 9 trường hợp C4 và các vụ dịch sau đó chủ yếu C5. Đến vụ dịch năm 2011 kết quả xác định thứ týp ở 132 chủng EV71, trong đó có 119 trường hợp EV71 subtype C4 (gồm 11 trẻ tử vong), 12 trường hợp EV71 subtype C5 và 1 trường hợp EV71 subtype B5[9].

Tại miền Bắc Việt Nam:

Ở miền Bắc, bệnh TCM được phát hiện lần đầu năm 2003, sau dịch cũng lẻ tẻ với số lượng ít, năm 2008 có 88 trường hợp mắc được báo cáo 13 tỉnh phía Bắc, trong đó có 33 trẻ (37,5%) liên quan tới VRĐR, 9 trẻ (27,3%) dương tính EV71, 23 trẻ (69,7%) dương tính với CA16, không có trường hợp nặng, tử vong nào được báo cáo. Cũng giống các nước khác, trẻ bệnh phần lớn dưới 5 tuổi [50].

Nghiên cứu Bùi Vũ Huy và cộng sự từ 4/2008 đến 3/2010 ở 81 trẻ, xác định VRĐR ở 31 trẻ (35,2%) bằng kỹ thuật PCR thấy CA16 chiếm 77,4%, EV71 chiếm 22,6% [2].

Miền Bắc có 1 trường hợp EV71/C4 được phát hiện từ 2003 với bệnh cảnh viêm não cấp, giữa 2005 và 2007 là EV71/C5 được xác định ở 7 trường hợp liệt mềm cấp tính[50].Theo báo cáo của viện vệ sinh dịch tễ trung ương tính đến 24/11/2011 tại miền Bắc, vụ dịch 2011 có 24 trường hợp dương tính EV71, có 22 trường hợp dưới týp C4, có 2 trường hợp dưới týp C5 [49].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân mắc tay chân miệng tử vong tại bệnh viện Nhi Đồng I - năm 2011_luận văn thạc sĩ y học (Trang 30)