Biến chứng tuần hoàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân mắc tay chân miệng tử vong tại bệnh viện Nhi Đồng I - năm 2011_luận văn thạc sĩ y học (Trang 77)

Biến chứng tuần hoàn gặp 43,9% (18/41) bệnh nhân TCM tử vong. Trong đó, 1 bệnh nhân nhập viện đã trong tình trạng sốc, trụy mạch, suy tuần hoàn và tử vong nhanh chóng sau đó chưa đến 1 giờ, 2 bệnh nhân có biểu hiện viêm cơ tim với đầy đủ dấu hiệu mạch nhanh, huyết áp tăng, tăng troponin I, CK và siêu âm tim có suy chức năng thất trái và 15/41 bệnh nhân có biến chứng phối hợp giữa tim mạch và cơ quan khác (bảng 3.13). Tác nhân gây bệnh EV71 hay VRĐR khác liên quan biến chứng tuần hoàn là ngang nhau.

Biểu hiện tuần hoàn sớm nhất và gặp nhiều nhất được ghi nhận là mạch nhanh (63,4%), tiếp theo là thay đổi về huyết áp (60,5%) mà chủ yếu tình trạng HA tụt hoặc không đo được, các dấu hiệu chi lạnh, CRT kéo dài trên 3 giây ít gặp hơn (bảng 3.20). Kết quả nghiên cứu này tương tự nhiều nhiên cứu khác cho thấy biến chứng tuần hoàn thường phát hiện đồng thời huyết áp tăng theo tuổi và nhịp tim nhanh, suy tuần hoàn thường xẩy ra sau suy hô hấp 1 đến 2 giờ [3], [7].

Siêu âm tim được làm ở 23 bệnh nhân khi xẩy ra biến chứng nặng của bệnh, trong đó 9 bệnh nhân có suy chức năng thất trái, 2 bệnh nhân vừa có suy chức năng thất trái vừa có tổn thương tim cũ. Troponin I được làm ở 34 bệnh nhân, trong đó 20 bệnh nhân có xét nghiệm troponin I dương tính và tất cả bệnh nhân có biến chứng tim mạch đều có troponin I dương tính. Xét nghiệm CK được làm ở 38 bệnh nhân và có 23 bệnh nhân cao hơn ngưỡng bình thường, CK trung bình là 4345,8 ± 21000 (U/L)

Một số nghiên cứu cho rằng, biến chứng hô hấp tuần hoàn xẩy ra sau biến chứng thần kinh và là hậu quả của tổn thương vùng thân não (trung tâm

hô hấp, tuần hoàn) gây ra nên bệnh cảnh suy hô hấp tuần hoàn thường diễn biến rất nhanh chóng [7], [40], [57]. Cơ chế gây bệnh đến nay thực sự còn chưa rõ ràng và không tìm thấy bằng chứng của viêm cơ tim điển hình trên mô bệnh học trong các trường hợp sốc do VRĐR [57].

4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong của bệnh nhân TCM tử vong vong

- Các yếu tố cận lâm sàng

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2011, các yếu tố cận lâm sàng liên quan đến biến chứng của bệnh TCM gồm bạch cầu máu trên 16 G/L,

tiểu cầu máu trên 400 G/L, glucose máu trên 180 mg%, lactat máu trên 5 mmol/l, troponin I dương tính, toan chuyển hóa nặng (pH<7,2 mmol/l) [57]. Yang và cộng sự thấy tăng bạch cầu máu ngoại biên làmột yếu tố xấu [59]. Trong cứu của chúng tôi có 67,5% (27/40 bệnh nhân) có bạch cầu máu trên 16 G/L, 37,5% (15/40 bệnh nhân) có tiểu cầu máu trên 400 G/L, có 43,3% (13/30) lactat máu trên 5 mmol/l, có 29,6% (8/27 bệnh nhân) có đường máu trên 180 mg%, và có 13,2 % (5/38 bệnh nhân) có toan chuyển hóa nặng. Như vậy những bệnh nhân TCM nhập viện trong nghiên cứu ngay từ đầu đã cho thấy tiên lượng sẽ diến biến và chuyển nặng nhanh chóng. Số lượng bạch cầu, tiểu cầu trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu 17 bệnh nhân tử vong của bệnh viện Nhi Đồng I [3].

- Mức độ nặng khi nhập viện

41 bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng có biến chứng nặng khó hồi phục về thần kinh, hô hấp, tuần hoàn khi ở giai đoạn lâm sàng 4 (41,4%) và 7,3% (3 bệnh nhân) nhập viện khi ở giai đoạn lâm sàng 1. Theo McMinn P, lâm sàng độ 3 (tương đương giai đoạn lâm sàng 4 hiện nay) thì 80% bệnh nhân tử vong, số còn lại đều có di chứng thần kinh nặng [40]. Điều này cho

thấy ngay khi nhập viện tình trạng bệnh nhân đã quá nặng và tiên lượng ngay từ đầu đã rất xấu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân mắc tay chân miệng tử vong tại bệnh viện Nhi Đồng I - năm 2011_luận văn thạc sĩ y học (Trang 77)