CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân mắc tay chân miệng tử vong tại bệnh viện Nhi Đồng I - năm 2011_luận văn thạc sĩ y học (Trang 62)

- Biến chứng hô hấp

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân TCM tử vong.

4.1.1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàngbệnh nhân TCM tử vong

- Tác nhân gây bệnh

Trong nghiên cứu này, tất cả 41 bệnh nhân TCM tử vong đều được lấy bệnh phẩm dịch ngoáy họng và có kết quả xét nghiệm VRĐR dương tính. EV71 chiếm 51,2% và VRĐR khác chiếm 48,8%. Kết quả này thấp hơn báo cáo của viện Paster thành phố Hồ Chí Minh, số tử vong do EV71 chiếm 80,0% (76/95), VRĐR khác 16,8% (16/95), âm tính 3,2%[9 ].

Tác nhân gây bệnh cảnh nặng hoặc tử vong cũng thay đổi khác nhau từng năm, từng quốc gia. Nghiên cứu ở phía Nam Việt Nam (năm 2005), 51 bệnh nhân biến chứng thần kinh và 3 bệnh nhân tử vong đều do EV71[50]. Tại Đài Loan, năm 2008 tác nhân chínhgây tử vong là CA10 (18 trường hợp chiếm 34%), năm 2009 thì tác nhân chính gây tử vong do EV71 (91 trường

hợp chiếm 55,2%) [44]. - Tuổi của bệnh nhân

Tuổi trung bình của 41 bệnh nhân TCM tử vong là 28,9 ± 13,9 tháng, nhỏ nhất là 8,5 tháng và lớn nhất là 5 tuổi, gặp nhiều nhất từ 1-3 tuổi chiếm 68,3%. Trong đó, với tác nhân EV71 chỉ gặp ở độ tuổi từ 1 đến 5, không gặp trẻ nào dưới 1 tuổi hoặc trên 5 tuổi, còn tác nhân do VRĐR khác thì phân bố rộng hơn gặp từ 8,5 tháng đến 5 tuổi.

Kết quả này của chúng tôi phù hợp với nhiều nghiên cứu khác trong nước và nước ngoài. Theo nghiên cứu của Đoàn Thị Ngọc Điệp và cộng sự ở 17 bệnh nhân TCM tử vong từ 2005 đến 2007 ở phía Nam Việt Nam thấy trẻ tử vong thuộc lứa tuổi 8 đến 33 tháng, trung bình 22 tháng [3]. Tại Đài Loan, vụ dịch năm 1998 có 78 bệnh nhân TCM tử vong thì 91% (71/78) dưới 5 tuổi [23]. Năm 2009, Trung Quốc có 353 bệnh nhân TCM tử vong, trong đó 93% từ 5 tuổi trở xuống và 75% từ 3 tuổi trở xuống [60]. Như vậy lứa tuổi mắc bệnh TCM tử vong rất trẻ, tập trung chủ yếu từ 1 đến 3 tuổi.

Những trẻ lớn và người trưởng thành thường đã phơi nhiễm với bệnh và có miễn dịch nên thường ít mắc bệnh và nếu có mắc bệnh thường nhẹ, còn trẻ dưới 6 tháng còn khả năng miễn dịch từ mẹ truyền sang nên cũng không bị mắc bệnh [7]. Trong một nghiên cứu ở Singapore đánh giá về kháng thể kháng EV71 thấy: tỷ lệ có kháng thể kháng EV71 khi lấy máu cuống rốn là 44%, trẻ 1 tháng tuổi là 0%, nhóm trẻ 1-23 tháng là 0,8%, nhóm 2-4 tuổi tăng khoảng 12% mỗi năm và nhóm từ 5 tuổi trở lên là 50% [57]. Nhìn chung nhiễm EV71 thường trước tuổi vị thành niên đặc biệt ở nhóm từ 1 đến 3 tuổi. - Đặc điểm về giới

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân nam tử vong cao hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ là 2,2/1. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Trương Thị Triết Ngự và cộng sự tỷ lệ nam/nữ là 1,45/1, theo Ngô Thị Hiếu Minh tỷ lệ nam/nữ

là 1,9/1 và thấp hơn nghiên cứu của Đoàn Thị Ngọc Điệp tỷ lệ nam/nữ là 7,5/1 [3], [4],[7]. Nguyên nhân của sự khác biệt này còn chưa được sáng tỏ, tuy nhiên người ta nghi ngờ liên quan đến sự mẫn cảm bệnh ở mức độ gen của ký chủ [4].

- Phân bố bệnh nhân tử vong theo tháng

41 bệnh nhân TCM tử vong trong nghiên cứu này phân bố từ tháng 3 đến tháng 12 của năm 2011 và cao nhất vào tháng 7 (10 bệnh nhân). EV71 là nguyên nhân gây tử vong chính vào6 tháng cuối năm (17/21 bệnh nhân), VRĐR khác gây tử vong chính vào 6 tháng đầu năm (12/20 bệnh nhân). Kết quả nhiên cứu này phù hợp với đặc điểm dịch tễ bệnh TCM tại Việt Nam. Theo Phan Văn Tú và cộng sự, bệnh TCM xẩy ra lẻ tẻ quanh năm, phía nam Việt Nam EV71 thường gây bệnh dịch vào tháng 9 đến tháng 10 và CA16 thường vào tháng 3 đến tháng 5 [50].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân mắc tay chân miệng tử vong tại bệnh viện Nhi Đồng I - năm 2011_luận văn thạc sĩ y học (Trang 62)