Đánh giá chung

Một phần của tài liệu An toàn nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 57)

2.3.1. Thành công và các tác động tích cực của an toàn nợ nƣớc ngoài ở Việt Nam

2.3.1.1. Đánh giá cho giai đoạn 2001-2010

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu và đổi mới trong công tác quản lý nợ, đặc biệt là quản lý nợ nƣớc ngoài, để đƣa quốc gia từ một nƣớc nghèo và mắc nợ trầm trọng thành một nƣớc có mức nợ kiểm soát đƣợc. Tính đến năm 2011, Việt Nam hầu nhƣ không còn nợ quá hạn đối với các chủ nợ nƣớc ngoài, đƣa tỷ lệ tổng số nợ nƣớc ngoài từ mức gần 150% so với GDP năm 1993 xuống còn 42,2% vào cuối năm 2010; nghĩa vụ trả nợ tƣơng ứng từ mức 195,8% xuống còn khoảng 3,4% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời làm giảm đáng kể nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam, tạo điều kiện khai thông quan hệ tài chính – tín dụng với các tổ chức quốc tế và các Chính phủ nƣớc ngoài.

52

Bảng 2.1. CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT VỀ NỢ NƢỚC NGOÀI

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số dƣ nợ nƣớc ngoài so với

GDP (%) 32.2 31.4 32.5 29.8 39 42.2

Nợ nƣớc ngoài khu vực công so

GDP (%) 27.8 26.7 28.2 25.1 29.3 31.1

Nghĩa vụ trả nợ so với xuất khẩu

hàng hoá và dịch vụ (%) 4.8 4 3.8 3.3 4.2 3.4 Nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với

thu NSNN (%) 4.1 3.7 3.6 3.5 5.1 3.7

Dự trữ ngoại hối so với tổng dƣ

nợ ngắn hạn (%) 4075 6380 10177 2808 290 187 Nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính

phủ so thu ngân sách nhà nƣớc (%)

5.2 4.5 4.6 4.7 4.3 5.8

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính (2010)

Qua bảng trên và việc phân tích tại mục 2.1 và 2.2 cho thấy:

Việc trả nợ vay nƣớc ngoài hàng năm đều đã đƣợc thực hiện một cách chủ động trên cơ sở kỳ hạn nợ đến hạn. Chính phủ ƣu tiên nguồn thu ngấn sách nhà nƣớc để trả cho các khoản nợ của Chính phủ, đồng thời có chế tài quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ về vay trả nợ của các doanh nghiệp theo nguyên tắc tự vay, tự trả cho các chủ nợ. Do vậy, không để phát sinh nợ qua hạn làm ảnh hƣởng tới các cam kết quốc tế.

53

Đối với các khoản vay nƣớc ngoài của Chính phủ thì phần lớn đều là các khoản vay dài hạn với lãi suất rất ƣu đãi (vay ODA), điển hình là khoản vay của ngân hàng thế giới có thời hạn 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn, mức lãi suất là 0,75%/năm, khoản vay của ADB có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1-2%/năm (Theo số liệu của Bộ Tài chính).

Trong cơ cấu dƣ nợ theo các đồng tiền vay nƣớc ngoài của Chính phủ thì vay bằng USD chiếm khoảng 16%, vay bằng SDR là 27%, bằng đồng Yên là 42%, đồng Euro là 11% và phần còn lại là các loại tiền khác [13, tr.18].

Cơ cấu dƣ nợ nƣớc ngoài của Chính phủ phân theo nhóm chủ nợ, bao gồm các chủ nợ đa phƣơng là 42,6%, các chủ nợ song phƣơng là 50,1%, các nhà đầu tƣ nắm giữ trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam là 5,6%, các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài là 1,2% và các chủ nợ tƣ nhân khác là 0,5%.

Cơ cấu dƣ nợ nƣớc ngoài của Chính phủ phân theo lãi suất vay chủ yếu dựa trên một lãi suất cố định, chiếm 96,7% và số còn lại dựa trên lãi suất thả nổi. Các khoản vay có lãi suất cố định dƣới 1%/năm chiếm 1,4% tổng danh mục nợ; từ 1% đến dƣới 3%/năm chiếm 82,2%; từ 3% đến dƣới 6%/năm chiếm 8,2%; và trên 6%/năm chỉ chiếm 4,9%.

Kỳ hạn vay bình quân gia quyền của các khoản vay nƣớc ngoài quốc gia 20,7 năm, trong đó vay nƣớc ngoài của Chính phủ khoảng 2,63%/năm, trong đó lãi suất bình quân đối với các khoản vay nƣớc ngoài của Chính phủ là 1,69%/năm và lãi suất bình quân đối với các khoản vay thƣơng mại nƣớc ngoài của các doanh nghiệp là 5,07%.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định việc vay nợ nƣớc ngoài của Việt Nam trong thời kỳ 2001-2010 là khá ổn định và an toàn.

54

2.3.1.2. Ảnh hưởng giai đoạn 2011-2015:

Trên cơ sở thực trạng nợ nƣớc ngoài của quốc gia giai đoạn 2001- 2010, dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, nhu cầu vay mới và phân tích mức độ rủi ro đối với danh mục nợ nƣớc ngoài của quốc gia, dự báo các chỉ tiêu an toàn nợ theo các phƣơng án sau:

(1) Phƣơng án cơ bản

Đây là phƣơng án chƣa tính đến mức độ rủi ro có thể xẩy ra, nhất là các rủi ro về tỉ giá hối đoái, lãi suất và tái cấp vốn. Theo phƣơng án này, nếu các yếu tố về tỷ giá, lãi suất đƣợc căn cứ theo thực tế năm 2010 thì các chỉ tiêu về nợ nƣớc ngoài của quốc gia nhƣ sau:

Bảng 2.2. CÁC CHỈ TIÊU VỀ NỢ NƢỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIA

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Nợ nƣớc ngoài của quốc gia so với GDP (%)

33,3 34 34,4 34,6 35

Nghĩa vụ trả nợ nƣớc ngoài quốc gia so XK (%)

5,1 5,2 5,3 5,5 5,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính (2010)

(2) Phƣơng án có tính đến rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá có ảnh hƣởng tới biến động các chỉ số nợ nƣớc ngoài của quốc gia. trong chƣơng trình trung hạn, dự báo tỷ giá VND sẽ tiếp tục mất giá giữa các loại ngoại tệ vay nƣớc ngoài hàng năm khoảng 1,5-2,0% (trong giai đoạn 2006-2010, trung bình mỗi năm tỷ lệ mất giá VND khoảng từ 5-7%. Với biến động tỷ giá này, dự báo các chỉ tiêu về nợ nƣớc ngoài của quốc gia nhƣ sau:

55

Bảng 2.3. CHỈ TIÊU VỀ NỢ NƢỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIA TÍNH ĐẾN RỦI RO

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Nợ nƣớc ngoài của quốc gia so với GDP (%)

36,3 37 37,2 37,3 37,4

Nghĩa vụ trả nợ nƣớc ngoài quốc gia so XK (%)

5,5 5,8 5,9 6,1 6,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính (2010)

(3) Phƣơng án có tính đến sự thay đổi mức lãi suất vay

Lãi suất vay thay đổi sẽ tác động đến chi phí trả lãi của các khoản nợ nƣớc ngoài của quốc gia. Đối với vay nƣớc ngoài của Chính phủ, xuất phát từ sự phát triển của đất nƣớc nên điều kiện vay ODA ngày càng kém ƣu đãi. Theo tính toán của Bộ Tài chính, mức lãi suất vay ODA của Chính phủ trung bình năm 2006 ở mức 1,54%/năm lên khoảng 1,91%/năm vào năm 2009. Dự báo đến năm 2012, mức lãi suất trung bình đối với các khoản vay nƣớc ngoài của Chính phủ sẽ tăng lên khoảng từ 2,6%/năm. Tuy nhiên, dự báo với xu hƣớng nền kinh tế ngày càng thoát ra khỏi suy thoái, Chính phủ sẽ điều chỉnh linh hoạt mức lãi suất cơ bản nhằm ổn định chính sách tiền tệ và duy trì tăng trƣởng kinh tế

Từ các dự báo sự biến động lãi suất nói trên, dự kiến các chỉ tiêu về chi phí nợ nƣớc ngoài của quốc gia nhƣ sau:

56

Bảng 2.4. CHỈ TIÊU VỀ NỢ NƢỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIA TÍNH ĐẾN LÃI SUẤT

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Mức tăng trả lãi vay của Chính phủ so với GDP (%)

0,06 0,07 0,08 0,09 0,1

Mức tăng trả lãi vay của Chính phủ so với thu NSNN (%)

0,28 0,33 0,34 0,35 0,36

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính (2010)

Nhƣ vậy, tổng hợp các chỉ tiêu an toàn nợ nƣớc ngoài của quốc gia đề xuất trong chƣơng trình quản lý nợ nƣớc ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 nhƣ sau:

Bảng 2.5. CÁC CHỈ TIÊU VỀ NỢ NƢỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIA TÍNH LÃI SUẤT VÀ RỦI RO

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 2015

Nợ nƣớc ngoài của quốc gia so với GDP (%)

36,5 37,3 37,7 38 38,1

Nghĩa vụ trả nợ nƣớc ngoài quốc gia so XK (%)

5,6 6,0 6,2 6,4 6,5

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính (2010)

Tóm lại, các chỉ số nợ nƣớc ngoài tại Việt Nam cho giai đoạn tới ở mức độ khó khăn rất nhiều so với giai đoạn trƣớc. Tuy nhiên, với cách điều hành linh hoạt và có sự giám sát chặt chẽ các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô so với các chỉ số vay và trả nợ nƣớc ngoài, đảm bảo nợ nƣớc ngoài đƣợc an toàn thì nền kinh tế vẫn phát triển nhanh và bền vững.

57

2.3.2. Một số tồn tại về an toàn nợ và nguyên nhân

Trong giai đoạn 2001-2015 và đầu những năm giai đoạn 2011-2015, việc vay nợ nƣớc ngoài vẫn ở ngƣỡng an toàn, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số tồn tại phải đề cao:

Vay nợ nƣớc ngoài của Chính phủ và đƣợc Chính phủ bảo lãnh càng ngày càng tăng trong khi tổng GDP không kịp tăng để đảm bảo ổn định nền kinh tế, dự kiến đến 2015 nợ nƣớc ngoài/GDP đạt 38,1%, đây là con số báo động, chƣa kể nợ trong nƣớc.

Nghĩa vụ trả nợ nƣớc ngoài so với xuất khẩu càng ngày càng tăng, dự kiến đến 2015, nghĩa vụ trả nợ/xuất khẩu là 6,5%, đây là con số báo động.

Về quản lý nguồn vốn ODA trong NSNN, thì vốn vay nƣớc ngoài là một nguồn bù đắp bội chi và đƣợc cân đối trong tổng thể chi NSNN; nhƣng đối với các tỉnh, thánh phố, vay nƣớc ngoài chỉ đƣợc coi nhƣ một khoản đƣợc ngân sách trung ƣơng cấp bổ sung thêm cho ngân sách của các địa phƣơng và địa phƣơng cũng không phải hoàn trả số vốn vay này. Chính cơ chế này đã kích thích làm nhu cầu vốn ODA tăng lên và sử dụng nguồn vốn vay nƣớc ngoài lãng phí, kém hiệu quả.

Đối với vốn vay ODA thì tốc độ giải ngân chậm và không bảo đảm đƣợc tiến độ của dự án đã ký kết.

Ngoài ra, hiệu quả và khả năng hấp thụ nguồn vốn vay hiện cũng đang là vấn đề cần có sự quan tâm. Thời gian qua cũng đã có sự hoài nghi về hiệu quả của các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn vay. Đã có một số công trình khi đầu tƣ xong, đi vào sản xuất đã gặp phải nhiều khó khăn về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, hay khó khăn về nguyên liệu sản xuất.

58

Sự mất giá của đồng Việt Nam, nhƣ trong năm 2011, chỉ số CPI khoảng 17% đã khiến đồng Việt Nam bị mất giá mạnh so với các đồng tiền Yên, EUR..

Nền kinh tế Việt Nam ngày một giàu nên, khiến cho việc vay ODA ngày một khó khăn và thay vào đó là vay thƣơng mại với lãi suất cao.

Chính phủ chƣa đƣa đƣợc ra các chính sách, chiến lƣợc vay hợp lý. Bên cạnh đó các cán bộ quản lý, điều hành vay và điều hành dự án chƣa đủ năng lực để làm tốt các công việc đƣợc giao.

Nền kinh tế hiện nay tăng trƣởng thấp, khiến cho tổng GDP và xuất khẩu không cao, nên việc vay và trả nợ về an toàn luôn luôn đƣợc báo động

59

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN NỢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015

3.1. Phƣơng hƣớng

3.1.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong và ngoài nƣớc trong giai đoạn 2011-2015 nƣớc trong giai đoạn 2011-2015

3.1.1.1. Kinh tế thế giới

Mặc dù Kinh tế thế giới năm 2012 đƣợc dự báo sẽ tăng trƣởng mạnh hơn so với năm 2011, còn nhiều yếu tố bất ổn đe dọa đà phục hồi và thậm chí khiến kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. IMF (6/2011) dự báo tăng trƣởng kinh tế thế giới năm 2012 sẽ đạt 4,5%, cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng năm 2011 là 4,3% và tăng trƣởng cao hơn tại các nền kinh tế phát triển (2,7% năm 2012 so với 2,5% năm 2011) sẽ là động lực chính cho tăng trƣởng kinh tế thế giới trong năm 2012. Tuy nhiên, nhiều rủi ro đang hiện hữu đe dọa triển vọng kinh tế thế giới 2012 nhƣ những bất ổn tài chính tại Mỹ, tăng trƣởng chậm lại tại Trung Quốc và Ấn Độ, khủng hoảng nợ công tại châu Âu, kinh tế chững lại tại Nhật Bản và bất ổn chính trị tại Trung Đông-Bắc Phi.

Triển vọng dòng vốn FDI toàn cầu tiếp tục đƣợc cải thiện năm 2012 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục hồi phục, giá trị thị trƣờng chứng khoán và lợi nhuận của các công ty xuyên quốc gia đang gia tăng. UNCTAD (7/2010) dự báo dòng vốn FDI toàn cầu đạt 1,6-2 nghìn tỉ USD năm 2012. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), giá trị tính theo USD của dòng vốn FDI vào các nƣớc đang phát triển dự báo tăng đến năm 2012 sẽ đạt 604 tỉ USD, gần bằng mức cao trƣớc khủng hoảng tài chính (615 tỉ USD năm 2008).

Đối với nguồn vốn ODA, tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công cao tại các nƣớc phát triển và cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực

60

Eurozone có tác động mạnh đến dòng vốn ODA thế giới năm 2012. Dựa vào việc khảo sát các kế hoạch chi tiêu sắp tới của các nhà tài trợ, OECD dự báo khối lƣợng viện trợ theo chƣơng trình quốc gia toàn cầu sẽ tăng với tốc độ thực tế 2% từ năm 2011 đến năm 2013, so với tốc độ tăng trung bình 8% trong ba năm qua.

Về triển vọng thương mại thế giới, bảo hộ thƣơng mại đang có xu hƣớng ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Xu hƣớng này đi ngƣợc lại với những cam kết do các nền kinh tế công nghiệp hoá và mới nổi hàng đầu thế giới đƣa ra nhằm chống lại chủ nghĩa bảo hộ và ứng phó với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu mới đây. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tê (IMF), tốc độ tăng trƣởng khối lƣợng thƣơng mại thế giới năm 2012 đạt 6,7% (giảm 0,2% so với mức dự báo trƣớc).

Về tình hình tài khóa thế giới, ƣu tiên hàng đầu của các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản là thực hiện chƣơng trình củng cố tài khóa tin cậy tập trung vào việc cải thiện tình hình nợ công trong trung hạn. Theo IMF, thâm hụt ngân sách của các nƣớc phát triển trong năm 2011 đƣợc dự báo sẽ ở mức 7,1% song năm 2012 giảm xuống còn 5,2%. Tại các nền kinh tế đang phát triển, thâm hụt ngân sách đƣợc dự báo ở mức 2,6% GDP năm 2011, nhƣng sang năm 2012 giảm còn 2,2% GDP.

Về biến động các đồng tiền chính, đồng USD đƣợc dự báo vẫn tiếp tục xu hƣớng giảm giá trong 2012 do nhiều khả năng FED sẽ thực hiện gói nới lỏng định lƣợng lần 3 (QE3) vào cuối năm nay. Theo đó, tỷ giá đồng EUR/USD tính đến tháng 5/2012 sẽ ở mức 0,69EUR/1USD với mức độ chính xác dao động ở mức +/-0,06. Tỷ giá YEN/USD tính đến 5/2012 là 78YEN/1USD với độ dao động là +/-7,7.

61

Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng nhanh và bền vững. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chính trị, xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ và kỷ cƣơng. Tạo nền tảng để đến năm 2020 đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại.

(1) Về kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP bình quân 5 năm 2011-2015 tăng khoảng 7,0-7,5%/năm, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,6-2,8%; công nghiệp và xây dựng tăng 8,0-8,5%; dịch vụ tăng 7,6-8,1% [18, tr.29].

Quy mô GDP theo giá thực tế đến năm 2015 đạt khoảng 4.550 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ khoảng 185,7 tỷ USD. GDP bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 2.030 USD, gấp khoảng 1,74 lần so với năm 2010.

Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 5 năm đạt khoảng 12%/năm, đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 1.390 USD/ngƣời. Kiểm soát nhập siêu đến năm 2015 dƣới 15% kim ngạch xuất khẩu.

Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nƣớc bình quân 5 năm 2011-2015 khoảng 23,9% GDP, trong đó thu từ thuế và phí khoảng 22-23% GDP; bội chi

Một phần của tài liệu An toàn nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)