quản lý nợ nƣớc ngoài cần đề cập nhiều khía cạnh khác nhau trên một tổng thể để tìm ra một lời giải có lợi cho nền kinh tế.
3.2. Một số giải pháp đảm bảo an toàn nợ nƣớc ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 trong giai đoạn 2011-2015
Từ phân tích thực trạng nợ nƣớc ngoài ở Việt Nam trong những năm trƣớc, căn cứ khả năng huy động vốn vay nợ nƣớc ngoài của Việt Nam, việc đƣa ra một số giải pháp quản lý nợ nƣớc ngoài ở Việt Nam đứng trên góc độ vĩ mô nhằm tránh đƣợc khủng hoảng nợ nƣớc ngoài và đạt đƣợc các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2011-2015 của Việt Nam là rất cần thiết, cụ thể nhƣ sau:
3.2.1. Tiếp tục nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn vay nƣớc ngoài ngoài
Việc bố trí sử dụng các nguồn vốn vay phải đáp ứng đƣợc các mục tiêu, yêu cầu và quán triệt đầy đủ các nguyên tắc quản lý nợ.
Vay cho cân đối ngân sách nhà nƣớc phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo mức bội chi bình quân hàng năm, giai đoạn 2011-2015 không quá 5% so GDP. Tập trung chủ yếu vào nguồn vốn vay ƣu đãi, không vay thƣơng mại nƣớc ngoài hoặc các khoản vay ngắn hạn, có lãi suất cao để sử dụng cho chi tiêu thƣờng xuyên.
Tăng cƣờng quản lý cho vay lại từ nguồn vay nƣớc ngoài của chính phủ, phân cấp và phân công trách nhiệm rạch ròi giữa các cấp ngân sách để tăng tính trách nhiệm về hiệu quả và chủ động trong sử dụng vốn vay.
Tiếp tục thực hiện bảo lãnh cho các khoản vay của doanh nghiệp đầu tƣ các dự án đầu tƣ của nhà nƣớc thuộc diện trọng điểm, các dự án thuộc các
68
lĩnh vực yêu tiên, có hiệu quả, có khả năng trả nợ trực tiếp và không vƣợt quá hạn mức thƣơng mại hàng năm. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định, tăng cƣờng theo dõi, giám sát, dự báo thị trƣờng và xử lý rủi ro đối với các khoản vay nƣớc ngoài của các doanh nghiệp đƣợc Chính phủ bảo lãnh.
Việc vay, trả nợ nƣớc ngoài của các doanh nghiệp và cá nhân phải đƣợc thực hiện theo nguyên tắc thận trọng, nằm trong hạn mức vay thƣơng mại nƣớc ngoài hàng năm đã đƣợc phê duyệt và thực hiện theo các quy định.
3.2.2. Duy trì giới hạn nợ ở mức an toàn
Tiếp tục duy trì các chỉ số nợ ở mức an toàn theo các chỉ tiêu quy định và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tổ chức thực hiện thanh toán trả nợ, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để phát sinh nợ quá hạn làm ảnh hƣởng đến các cam kết quốc tế.
Vận dụng linh hoạt các biện pháp mua lại nợ, chuyển đổi nợ tay ba, giảm nợ đặc biệt trên cơ sở nghiên cứu thận trọng các cơ chế quốc tế phù hợp có khả năng cho phép bằng cách thay đổi cơ cấu nợ để đạt đƣợc danh mục nợ tối ƣu.
Có chính sách điều hành tốt kinh tế vĩ mô để tăng thu ngân sách nhà nƣớc, tăng trƣởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, tăng cƣờng dự trữ ngoại tệ để cải thiện chỉ số nợ và các cân đối lớn của nền kinh tế.