Rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu An toàn nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 54)

Rủi ro thanh khoản và rủi ro tài chính do vốn khả dụng hay sẵn có tiền mặt không chắc chắn. Chính phủ sẽ mất thanh khoản nếu gặp phải các tình huống luồng tiền ra đột xuất, hay một số tình huống khác có thể khiến

49

các ngân hàng thƣơng mại hay các định chế khác chỉ cấp vốn đƣợc cho Chính phủ một cách hạn chế hay ngắn hạn. Để giảm thiểu rủi ro này, Chính phủ sẽ phát triển hơn nữa thị trƣờng trong nƣớc đối với trái khoán Chính phủ để biến các loại tín phiếu Kho bạc thành một nguồn huy động ngắn hạn. Chính phủ cũng sẽ cải cách công tác quản lý ngân quỹ chính phủ và xây dựng các chính sách và quy trình duy trì đủ số dƣ tiền mặt và tiếp cận với các nguồn vốn ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro thanh khoản. Việc này sẽ bao gồm xây dựng các chính sách để sử dụng quỹ tích lũy trả nợ nhằm hỗ trợ quản lý rủi ro thanh khoản.

Hàng năm Chính phủ luôn luôn có một khoản tiền chiếm khoảng 3% chi tiêu của Chính phủ để cho vào các quỹ và dự phòng quốc gia. Tuy nhiên, lƣợng dự trữ của Quốc ra cũng chƣa có đƣợc các chính sách hợp lý để đảm bảo lƣợng tiền khi cần thiết để Chính phủ xử lý các tình huống bất cập và khẩn cấp. Khi đồng tiền, đặc biệt là USD, EU.... bị xuất ra nhiều mà Chính phủ không đủ tiền để giữ lại dễ dẫn đến mất an toàn trong việc cầm trịch dòng tiền vào ra của Quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn chƣa bị khủng hoảng mất cân đối, Chính phủ chƣa bị thiếu hụt tiền trầm trọng, nhƣng Chính phủ cũng cần xem xét, nghiên cứu đƣa đƣợc ra các cơ chế cụ thể đảm bảo luôn luôn có tiền dự trữ cả ngoại tệ thông dụng.

Một phần của tài liệu An toàn nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)