Huy động vốn và quy mô nợ nƣớc ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu An toàn nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 38)

Trong 10 năm qua, để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế cũng nhƣ đối phó với các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã huy động một lƣợng vốn khá lớn. Các kênh huy động vay nƣớc ngoài chủ yếu bao gồm: vay ODA, vay ƣu đãi, vay thƣơng mại, phát hành trái phiếu quốc tế)

Đơn vị: Tỷ đồng 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 20010 Vay nước ngoài Vay trong nước Tổng vốn huy động

Hình 2.1. HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHÍNH PHỦ TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2010

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính (2010)

Mức độ huy động vốn vay của Chính phủ từ 2001 đến nay liên tục tăng qua các năm. So với năm 2001, nhu cầu vay vốn của Chính phủ năm 2005 tăng 2,5 lần, năm 2010 dự kiến tăng 7,1 lần. Mức huy động vốn bình quân hàng năm giai đoạn 2001 – 2010 khoảng 27,67%.

33

Đơn vị: Triệu USD

Hình 2.2. VỐN CAM KẾT VÀ ĐÃ KÝ KẾT TỪ VỐN VAY ODA

Nguồn:Tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính (2010)

Nguồn huy động vốn vay nƣớc ngoài của Chính phủ chủ yếu là ODA. Mức ODA cam kết giai đoạn 2001 – 2020 vào khoảng 40 tỷ USD, trong đó có 15-20% là viện trợ không hoàn lại. Trong tổng số vốn cam kết nói trên, tổng số vốn vay ODA và vay ƣu đãi nƣớc ngoài của Chính phủ đã đƣợc ký kết đạt khoảng 32,8 tỷ USD, tƣơng đƣơng 82% tổng lƣợng ODA cam kết. Phần lớn các hiệp định vay đều có lãi suất rất ƣu đãi, thời hạn vay và ân hạn dài (khoảng 45% số hiệp định vay đã ký có lãi suất dƣới 1%/năm, thời hạn vay trên 30 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, 40% hiệp định vay có lãi suất từ 1- 3%/năm, thời hạn vay từ 12-30 năm, trong đó có 5-10 năm ân hạn, còn lại là các hiệp định vay có điều kiện ƣu đãi kém hơn).

Bên cạnh nguồn vốn ODA, một số khoản vay thƣơng mại đƣợc Chính phủ đàm phán ký kết để đầu tƣ một số dự án theo hình thức vay về cho vay lại. Ngoài ra, năm 2005 Chính phủ đã phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên với tổng giá 750 triệu USD để cho vay lại. Đầu năm 2010 Chính phủ cũng đã

34

thực hiện phát hành trái phiếu ra thị trƣờng vốn quốc tế lần 2 với tổng trị giá 1 tỷ USD để thu hút vốn thực hiện một số dự án trọng điểm.

Kỳ hạn vay bình quân gia quyền của các khoản vay chính phủ (cả vay trong nƣớc và nƣớc ngoài) khoảng 11 năm, trong đó kỳ hạn vay nƣớc ngoài bình quân khoảng 26,6 năm (vay ODA chiếm 75% tổng số nợ) và vay trong nƣớc bình quân là 4,9 năm; mức lãi suất bình quân của các khoản vay nƣớc ngoài của Chính phủ là 1,9%/năm, với thời gian vay và mức lãi suất hiện tại không gây sức ép cho NSNN về nghĩa vụ trả nợ đến hạn.

Với các khoản vay ngày càng nhiều, tỷ lệ nợ công của Việt Nam so với GDP đã tăng lên đáng kể trong một thập kỷ qua. Vào năm 2001 quy mô nợ công/GDP (danh nghĩa) của Việt Nam chỉ vào khoảng 36,5%. Đến năm 2005 con số này đã tăng lên mức 42,6%. Tổng số dƣ nợ công tính đến năm 2010 ƣớc bằng khoảng 56,7% GDP. Nếu tính theo số tuyệt đối, nợ công của Việt Nam trong 10 năm qua đã tăng gấp khoảng 5 lần (Hình 2.3)

Đơn vị: Tỷ đồng (cột trái), % GDP (cột phải)

Hình 2.3. QUY MÔ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001 – 2010

35

So với các nƣớc đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm BB, chỉ số nợ công của Việt Nam hiện nay ở mức trung bình. Chẳng hạn, tỷ lệ nợ công so với GDP của Philipin là 57,5%; của Uruquay là 69% còn của Ai Cập là 73,8%. Tuy nhiên, trên thực tế, luôn có sự chênh lệch trong cách tính nợ công của Việt Nam và các tài chính quốc tế. Theo cách tính nợ công của tổ chức Thƣơng mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới sử dụng, thì nợ công còn bao gồm cả nợ của doanh nghiệp nhà nƣớc theo cơ chế tự vay tự trả, nợ của công ty cổ phần tƣơng ứng với tỷ lệ phần vốn góp của Nhà nƣớc, Quỹ bảo hiểm xã hội mà Nhà nƣớc sử dụng để mua trái phiếu hay đầu tƣ vào các công trình trọng điểm quốc gia. Nếu tính theo cách này, thì con số nợ công của Việt Nam cụ thể tính đến 31/12/2010 là: 32,500 tỷ USD, trong đó: Nợ của Chính phủ là 27,857 tỷ USD, nợ đƣợc chính phủ bảo lãnh là: 4,643 tỷ USD

Một phần của tài liệu An toàn nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)