61
Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng nhanh và bền vững. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chính trị, xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ và kỷ cƣơng. Tạo nền tảng để đến năm 2020 đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại.
(1) Về kinh tế
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP bình quân 5 năm 2011-2015 tăng khoảng 7,0-7,5%/năm, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,6-2,8%; công nghiệp và xây dựng tăng 8,0-8,5%; dịch vụ tăng 7,6-8,1% [18, tr.29].
Quy mô GDP theo giá thực tế đến năm 2015 đạt khoảng 4.550 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ khoảng 185,7 tỷ USD. GDP bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 2.030 USD, gấp khoảng 1,74 lần so với năm 2010.
Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 5 năm đạt khoảng 12%/năm, đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 1.390 USD/ngƣời. Kiểm soát nhập siêu đến năm 2015 dƣới 15% kim ngạch xuất khẩu.
Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nƣớc bình quân 5 năm 2011-2015 khoảng 23,9% GDP, trong đó thu từ thuế và phí khoảng 22-23% GDP; bội chi NSNN bình quân 5 năm dƣới 5%/năm.
Tỷ trọng đầu tƣ toàn xã hội 5 năm 2011-2015 khoảng 36,8% GDP.
(2) Quan hệ tích lũy và tiêu dùng
Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 khoảng 7,0-7,5%, tổng GDP theo giá thực tế 5 năm 2011-2015 đạt khoảng 17.360 nghìn tỷ đồng. Trong đó: tổng quỹ tiêu dùng đạt khoảng 12.200 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 70,4% GDP. Tổng quỹ tích luỹ đạt khoảng 6.220 nghìn tỷ đồng, bằng
62
khoảng 34% GDP. Tỷ lệ tiết kiệm nội địa trên GDP bình quân 5 năm 2011- 2015 đạt khoảng 29,6%.
(3) Cân đối vốn đầu tư phát triển
Để đảm bảo tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 7,0-7,5% và thực hiện khâu đột phá về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, trong đó tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị lớn,... đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn vốn, bảo đảm tỷ lệ đầu tƣ so với GDP trong giai đoạn 5 năm 2011-2015 phải đạt khoảng 36,8%, tăng bình quân trên 15%/năm.
Tổng số vốn đầu tƣ toàn xã hội trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 theo giá thực tế dự kiến khoảng 6.300 nghìn tỷ đồng, tƣơng đƣơng khoảng 270 tỷ USD. Trong đó: nguồn vốn trong nƣớc chiếm khoảng 70%, nguồn vốn nƣớc ngoài chiếm khoảng 30%.
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong 5 năm 2011-2015 dự kiến vốn cam kết khoảng 32-34 tỷ USD, giải ngân khoảng 15-17 tỷ USD. Đầu tƣ gián tiếp 5 năm dự kiến khoảng 9-12 tỷ USD.
(4) Cân đối ngân sách nhà nước
Dự kiến tổng thu cân đối ngân sách nhà nƣớc trong 5 năm 2011-2015 gấp 1,5 lần so với giai đoạn 2006-2010; tốc độ tăng thu ngân sách bình quân khoảng 16%/năm
Quy mô chi ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015 khoảng 30% so với GDP. Tốc độ tăng chi ngân sách tăng bình quân khoảng 14%/năm.
Chi đầu tƣ phát triển bình quân 5 năm (bao gồm cả trái phiếu Chính phủ) tối thiểu bằng 25-26% tổng chi ngân sách nhà nƣớc.
Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nƣớc trong GDP phấn đấu theo hƣớng giảm dần, bình quân 5 năm duy trì mức dƣới 5% GDP, phấn đấu đến năm
63
2015 đƣa bội chi NSNN xuống còn 4,5% GDP. Bội chi ngân sách sẽ đƣợc bù đắp bằng 2 nguồn là vay trong nƣớc và vay nƣớc ngoài.
(5) Cân đối cán cân thanh toán quốc tế, vay và trả nợ nước ngoài
Căn cứ vào các dự báo về hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thƣơng mại trong 5 năm tới dự kiến thâm hụt khoảng 16 tỷ USD. Thâm hụt cán cân dịch vụ khoảng 10 tỷ USD; thu nhập đầu tƣ khoảng trên 34 tỷ USD. Thặng dƣ chuyển tiền dự kiến 5 năm 2011-2015 khoảng 32 tỷ USD [18, tr.31].
Cán cân thanh toán vãng lai (gồm cán cân ngoại thƣơng, cán cân thanh toán dịch vụ và thu nhập đầu tƣ, chuyển tiền và kiều hối) dự kiến thâm hụt khoảng 28,5 tỷ USD.
Về cán cân vốn và tài chính, dự kiến vốn FDI vào ròng trong 5 năm 2011-2015 có khả năng đạt 37 tỷ USD, (phần đƣa vào cân đối cán cân thanh toán quốc tế). Giải ngân vốn vay nƣớc ngoài đạt khoảng 22 tỷ USD. Tính chung, cán cân vốn và tài chính sẽ thặng dƣ khoảng 69 tỷ USD.
Cán cân thanh toán quốc tế tổng thể dự kiến thặng dƣ khoảng 29-30 tỷ USD.
Dƣ nợ công đến 2015 dự kiến tƣơng đƣơng khoảng 55-60% GDP, trong đó: dƣ nợ của Chính phủ khoảng dƣới 50% GDP; dƣ nợ nƣớc ngoài của quốc gia dƣới 50% GDP.