Chính sách tài khoá tiến tới cân bằng tổng đầu tư trong

Một phần của tài liệu An toàn nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 76)

nước với tiết kiệm nội địa.

Cho dù Việt Nam nhanh chóng thực hiện chuyển đổi sang mô hình tăng trƣởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tức là dựa nhiều hơn vào yếu tố năng suất, trong tƣơng lai gần, nền kinh tế Việt Nam vẫn cần một lƣợng vốn lớn để đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ huy động các nguồn vốn này từ đâu, khi mà lãi suất ngoại tệ có xu hƣớng gia tăng, đồng thời các điều kiện vay ODA ngày càng chặt hơn. Trong giai đoạn gần đây, việc ngƣời dân và doanh nghiệp đua nhau tích trữ vàng, USD, hoặc đòi mức lãi suất tiền gửi ngân hàng rất cao đã khiến cho việc huy động vốn của Chính phủ ngày càng khó khăn, thể hiện qua việc các đợt phát hành trái phiếu không thành công, hoặc chỉ thành công với mức lãi suất cao (hiện đã lên đến 13%/năm). Điều này cho thấy, chính sách lạm phát cao sẽ không giúp tăng huy động vốn cho chính phủ trong dài hạn, mà ngƣợc lại, phản ứng của ngƣời dân sau đó có thể khiến một lƣợng lớn tiền tiết kiệm đƣợc chuyển sang các kênh đầu tƣ khác. Hệ quả là vốn tài trợ cho xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua ngân sách có nguy cơ bị giảm theo, trong khi các rủi ro đối với nợ công nhƣ tỷ giá, lãi suất lại gia tăng.

71

Tuy nhiên, để có thể giảm đƣợc lạm phát và thâm hụt thƣơng mại, thâm hụt ngân sách cần phải đƣợc giảm xuống. Việc cắt giảm các khoản đầu tƣ công kém hiệu quả cần đƣợc ƣu tiên.

Câu hỏi đặt ra là cần cắt giảm đầu tƣ công ở những lĩnh vực nào? và với quy mô ra sao?

Về vấn đề thứ nhất, có thể thấy rằng đầu tƣ công và các khoản vay nợ cần đƣợc hƣớng đến các cơ sở hạ tầng thiết yếu chứ không phải hƣớng tới các ngành công nghiệp nhƣ mía đƣờng, xi măng, đóng tàu... Trong bối cảnh lãi suất ngoại tệ có xu hƣớng tăng, điều kiện vay ODA ngày càng chặt, lòng tin của ngƣời dân vào VND suy giảm, sẽ không thể vay đủ vốn cho tất cả các dự án. Nếu Chính phủ vẫn tiếp tục đầu tƣ cho các ngành công nghiệp này, sẽ không đủ nguồn vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng.

Đối với các khoản đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, cần xây dựng quy hoạch tổng thể mang tính dài hạn, để có thể tập trung cho các dự án có hiệu quả cao, cắt giảm các dự án chƣa thực sự cần thiết hoặc có hiệu quả thấp.

Về quy mô cắt giảm đầu tƣ công, chính sách tài khoá cần phối hợp với chính sách tiền tệ để điều tiết sao cho tổng đầu tƣ trong nƣớc/GDP đƣợc giữ ở mức tƣơng đƣơng với tỷ lệ tiết kiệm nội địa/GDP. Có nhƣ vậy, thâm hụt thƣơng mại mới đƣợc giảm thiểu về mức hợp lý, còn cán cân thanh toán mới đƣợc giữ ở mức cân bằng, bởi theo nguyên tắc tính tổng sản phẩm quốc nội GDP, quy mô thâm hụt thƣơng mại bằng chính chênh lệch giữa đầu tƣ và tiết kiệm nội địa.

Trên thực tế, Việt Nam có một nguồn kiều hối tƣơng đối lớn và ổn định. Bởi vậy, về nguyên tắc, tổng đầu tƣ trong nƣớc của Việt Nam có thể cao hơn tỷ lệ tiết kiệm nội địa. chính sách này, về cơ bản đã đƣợc duy trì trong những năm qua.

72

Tuy vậy, việc đầu tƣ trong nƣớc luôn lớn hơn tiết kiệm nội địa sẽ chứa đựng những rủi ro nhất định khi môi trƣờng kinh tế thay đổi. Thực tế trong những năm qua đã cho thấy điều này. Khi ngƣời dân tăng nắm giữ USD, vàng, do lạm phát cao Việt Nam đã rơi vào tình trạng thiếu ngoại tệ.

Chính vì vậy, trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn trong tình trạng đô la hoá ở mức cao, hơn nữa các nguồn đầu tƣ từ nƣớc ngoài có thể sẽ bất ổn trong thời gian tới, khi môi trƣờng kinh tế quốc tế thay đổi, các dòng kiều hối nên đƣợc xem là nguồn vốn dự phòng và mang tính điều tiết trong các trƣờng hợp đột xuất.

Chẳng hạn, nếu quy mô đầu tƣ nƣớc ngoài giảm mạnh, Việt Nam có thể tăng đầu tƣ trong nƣớc. Tuy nhiên, khi quy mô đầu tƣ nƣớc ngoài đã ở mức cao, Việt Nam cần giữ đầu tƣ trong nƣớc ở mức nhƣ đã nói ở trên.

Một phần của tài liệu An toàn nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)