Kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu An toàn nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 65)

Mặc dù Kinh tế thế giới năm 2012 đƣợc dự báo sẽ tăng trƣởng mạnh hơn so với năm 2011, còn nhiều yếu tố bất ổn đe dọa đà phục hồi và thậm chí khiến kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. IMF (6/2011) dự báo tăng trƣởng kinh tế thế giới năm 2012 sẽ đạt 4,5%, cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng năm 2011 là 4,3% và tăng trƣởng cao hơn tại các nền kinh tế phát triển (2,7% năm 2012 so với 2,5% năm 2011) sẽ là động lực chính cho tăng trƣởng kinh tế thế giới trong năm 2012. Tuy nhiên, nhiều rủi ro đang hiện hữu đe dọa triển vọng kinh tế thế giới 2012 nhƣ những bất ổn tài chính tại Mỹ, tăng trƣởng chậm lại tại Trung Quốc và Ấn Độ, khủng hoảng nợ công tại châu Âu, kinh tế chững lại tại Nhật Bản và bất ổn chính trị tại Trung Đông-Bắc Phi.

Triển vọng dòng vốn FDI toàn cầu tiếp tục đƣợc cải thiện năm 2012 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục hồi phục, giá trị thị trƣờng chứng khoán và lợi nhuận của các công ty xuyên quốc gia đang gia tăng. UNCTAD (7/2010) dự báo dòng vốn FDI toàn cầu đạt 1,6-2 nghìn tỉ USD năm 2012. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), giá trị tính theo USD của dòng vốn FDI vào các nƣớc đang phát triển dự báo tăng đến năm 2012 sẽ đạt 604 tỉ USD, gần bằng mức cao trƣớc khủng hoảng tài chính (615 tỉ USD năm 2008).

Đối với nguồn vốn ODA, tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công cao tại các nƣớc phát triển và cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực

60

Eurozone có tác động mạnh đến dòng vốn ODA thế giới năm 2012. Dựa vào việc khảo sát các kế hoạch chi tiêu sắp tới của các nhà tài trợ, OECD dự báo khối lƣợng viện trợ theo chƣơng trình quốc gia toàn cầu sẽ tăng với tốc độ thực tế 2% từ năm 2011 đến năm 2013, so với tốc độ tăng trung bình 8% trong ba năm qua.

Về triển vọng thương mại thế giới, bảo hộ thƣơng mại đang có xu hƣớng ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Xu hƣớng này đi ngƣợc lại với những cam kết do các nền kinh tế công nghiệp hoá và mới nổi hàng đầu thế giới đƣa ra nhằm chống lại chủ nghĩa bảo hộ và ứng phó với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu mới đây. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tê (IMF), tốc độ tăng trƣởng khối lƣợng thƣơng mại thế giới năm 2012 đạt 6,7% (giảm 0,2% so với mức dự báo trƣớc).

Về tình hình tài khóa thế giới, ƣu tiên hàng đầu của các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản là thực hiện chƣơng trình củng cố tài khóa tin cậy tập trung vào việc cải thiện tình hình nợ công trong trung hạn. Theo IMF, thâm hụt ngân sách của các nƣớc phát triển trong năm 2011 đƣợc dự báo sẽ ở mức 7,1% song năm 2012 giảm xuống còn 5,2%. Tại các nền kinh tế đang phát triển, thâm hụt ngân sách đƣợc dự báo ở mức 2,6% GDP năm 2011, nhƣng sang năm 2012 giảm còn 2,2% GDP.

Về biến động các đồng tiền chính, đồng USD đƣợc dự báo vẫn tiếp tục xu hƣớng giảm giá trong 2012 do nhiều khả năng FED sẽ thực hiện gói nới lỏng định lƣợng lần 3 (QE3) vào cuối năm nay. Theo đó, tỷ giá đồng EUR/USD tính đến tháng 5/2012 sẽ ở mức 0,69EUR/1USD với mức độ chính xác dao động ở mức +/-0,06. Tỷ giá YEN/USD tính đến 5/2012 là 78YEN/1USD với độ dao động là +/-7,7.

Một phần của tài liệu An toàn nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)