Các dịch vụ Viễn thông được cung cấp:

Một phần của tài liệu Chiến lược tự do hoá & mở của thị trường dịch vụ viễn thông vn trước xu thế hội nhập quốc tế (Trang 44)

V Đánh giá chung

2. Tình hình phát triển của Viễn thông Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

2.3. Các dịch vụ Viễn thông được cung cấp:

Cho đến trước năm 1990 dịch vụ cung cấp cho khách hàng chỉ là các dịch vụ truyền thống như: Điện thoại, điện báo, Telex chất lượng thấp, đấu nối chậm, khách hàng phải tốn nhiều thời gian chờ đợi... Đến nay nhờ việc đưa vào trên mạng lưới các thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn điện tử kỹ thuật số, nhiều dịch vụ mới đã được cung cấp cho xã hội: Truyền số liệu, điện thoại thấy hình, hội nghị truyền hình, thông tin di động, vô tuyến nhắn tin. .. đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng cho khách hàng thể hiện ở các dịch vụ chủ yếu sau:

2.3.1 Điện thoại gọi số

Là những cuộc gọi mà điện thoại viên quay số trực tiếp đến thuê bao cần gặp ở mạng nội hạt, đường dài trong nước và quốc tế. Cuộc gọi được kết nối thông qua thiết bị mạng lưới kỹ thuật Viễn thông. Điện thoại gọi số ngày càng được mở rộng trong cả nước, đến hết năm 1998 dịch vụ điện thoại số đã được cung cấp đén 75,7% số xã trong cả nước, trong đó có 90% số xã đồng bằng, 61% số xã vùng trung du, 32% số xã miền núi; 65/69 số xã huyện đảo, 50% số xã trọng điểm đường biên, 21/21 cửa khẩu quốc gia, 20/38 cửa khẩu địa phương đã được trang bị liên lạc thoại. Có được kết quả như vậy một phần do số lượng điện thoại trong thời gian qua tăng rất nhanh. Nếu như năm 1989, cả nước mới có 113417 máy điện thoại, mật độ điện thoại trên 100 dân mới đạt 0,1 máy, thì năm 1993 đã tăng lên là 268000 máy, mật độ điện thoại được nâng lên là 0,37 máy/100 dân và đến năm 1994 là 470000, mật độ điện thoại là 0,65 máy/100 dân. Tính đến cuối năm 1995, con số đó đã tăng lên là 766400 máy mật

độ điện thoại là 1,06 máy/100 dân. Đến hết năm 1998 Việt Nam có gần 1,8 triệu máy điện thoại cố định tăng gấp 20 lần so với khi mới bắt đầu mở cửa (năm 1987 mới chỉ có khoảng gần 90000 máy). Đạt mật độ điện thoại bình quân là 2,45 máy/100 dân. Việt Nam là nước thứ 34 trên thế giới có tổng số thuê bao đạt trên 1,5 triệu máy.

Bảng 2: Số máy điện thoại từ năm 1991 - 1998

Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998

Tổng số máy 52500 170000 268000 470000 766400 118600 1 587000 1799640

Số máy tăng lên 19000 117500 118000 202000 366400 419600 401000 212640

(Nguồn: Số liệu báo cáo hàng năm của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam ). Bảng 3: Số xã có máy điện thoại giai đoạn 1991 - 1998.

Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997

Số xã có máy điện

thoại 780 1018 1603 3914 5566 5765 6470

(Nguồn: Số liệu báo cáo hàng năm của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông).

2.3.2. Điện thoại di động:

Máy điện thoại di động là một máy thu phát vô tuyến điện loại nhỏ, gọn nhẹ có thể bỏ túi áo, xách tay, để trên ô tô.

Dịch vụ thông tin di động là dịch vụ thông tin vô tuyến (không dây) rất tiện lợi cho khách hàng sử dụng. Khách hàng vẫn thông tin liên lạc bình thường với máy điện thoại cố định, với máy điện thoại di động trong nước hoặc quốc tế trong khi đi lại ở bất cứ nơi nào trong phạm vi phủ sóng của hệ thống phát vô tuyến điện. Hiện nay, Bưu điện đang triển khai mạng dịch vụ thông tin di động kỹ thuật số với công nghệ tiên tiến của thế giới (GSM) mức độ bảo mật cao với hai mạng khai thác là MobilFone và ViNaFone. Sau gần 3 năm đưa vào khai thác và phục vụ dịch vụ thông tin di động đã phủ sóng ở trung tâm 61/61 tỉnh thành và các huyện lỵ, đô thị quan trọng với 411 trạm BTS, tổng dung lượng là 266500 số với hiệu suất sử dụng đạt gần 80% với 208600 thuê bao trong cả hai mạng.

Mạng Mobiphone: 150000 máy. Mạng ViNaphone: 58300 máy.

Dịch vụ nhắn tin là dịch vụ tiếp nhận các cuộc nhắn một chiều qua điện thoại tới các trung tâm nhắn tin của Bưu điện, nhân viên Bưu điện sẽ nạp tin nhắn vào hệ thống máy vi tính để truyền tin bằng vô tuyến điện đến đối tượng được nhắn theo yêu cầu của khách hàng. Khách hàng có máy nhắn tin mua của Bưu điện sẽ không bi mất thông tin liên lạc khi rời khỏi nơi làm việc, nhà riêng... tại bất cứ thời gian nào. Đến hết năm 1998, dịch vụ nhắn tin đã phủ sóng 58/61 trung tâm tỉnh thành phố trong toàn quốc với tổng thuê bao của các mạng là 131294 đạt hiệu suất sử dụng trên 60%.

2.3.4. Dịch vụ điện thoại dùng thẻ.

Dịch vụ điện thoại dùng thẻ là loại dịch vụ rất phổ biến trên thế giới. Với một tấm thẻ điện thoại được mua trước, khách hàng sẽ chủ động gọi bất cứ thời gian nào (ngày, đêm) tại những nơi có máy điện thoại dùng thẻ. Dịch vụ điện thoại dùng thẻ bắt đầu được đưa vào khai thác từ năm 1995 ở các tỉnh, thành phố: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhưng sau 4 năm, đến hết năm 1998 dịch vụ dùng thẻ đã được triển khai nhanh tại 25 tỉnh, thành phố trong cả nước với 3980 máy điện thoại thẻ. Trong thời gian tới, Bưu điện đang tiến tới triển khai dịch vụ điện thoại dùng thẻ vi mạch tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.

2.3.5. Dịch vụ 108 (Dịch vụ thông tin kinh tế - xã hội).

Khi có nhu cầu muốn giải đáp thông tin kinh tế - xã hội, khách hàng có thể gọi cho 108. Đây là một loại hình dịch vụ được phổ biến khắp cả nước, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân về thông tin trong và ngoài nước.

2.3.6. Dịch vụ cơ bản của Internet.

Kể từ ngày 19/11/1997 Internet Việt Nam chính thức hoà nhập vào mạng lưới toàn cầu. Chỉ sau hơn một năm hoạt động dịch vụ Internet đã có một bước phát triển đến chóng mặt. Đến hết năm 1998 có gần 18834 thuê bao tăng gần 600% so với năm 1997. Hiện tại Bưu điện Việt Nam đang cung cấp các dịch vụ cơ bản của Internet bao gồm:

+ Dịch vụ thư tín điện tử (E.Mail): Cho phép thuê bao trao đổi thông tin dạng văn bản với bất cứ thuê bao Internet nào dù họ ở bất cứ đâu trên thế giới. Đây là dịch vụ rất phổ cập và được rất nhiều khách hàng sử dụng.

+ Dịch vụ truyền File (File Transfer Protocol/FTP): Cho phép thuê bao bao gửi nhận thông tin dạng File bất cứ tới / từ một máy tính nào đó đặt ở nơi xa. Thuê bao có thể sao chép các File này về máy của mình để sử dụng.

+ Dịch vụ Telnet: Cho phép thuê bao truy nhập các máy tính khác trên mạng Internet để chạy các chương trình hoặc truy nhập các cơ số dữ liệu trên các máy đó.

+ Các dịch vụ tìm kiếm thông tin: Gồm Wide - Area Infomation Saver (WAIS), Gober, Word Wide - Web (WWW)... cho phép thuê bao tìm kiếm từ nhiều cơ sở dữ liệu cùng một lúc trên nhiều máy chủ Internet khác nhau.

2.3.7. Dịch vụ Faxcimile (Fax)

Faxcimile viết tắt là Fax, là dịch vụ Viễn thông dùng để truyền đưa nguyên văn bản, biểu mẫu, hình ảnh, thư từ, bản vẽ... từ nơi này đến nơi khác qua thiết bị mạng lưới Viễn thông. Dịch vụ Fax có thể loại cơ bản sau:

Fax công cộng: Là dịch vụ Fax mở tại Bưu cục của Bưu điện để phục vụ

khách hàng nhận gửi, truyền đưa các bức Fax theo yêu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.

+ Fax Thuê bao: Fax thuê bao còn gọi là tele fax là thiết bị fax của tổ chức, cơ quan, công dân Việt Nam hoặc tổ chức người nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam, được đặt trụ sở hoặc nhà riêng và được đấu trực tiếp vào hệ thống tổng đài điện tử của Bưu điện để liên lạc với các thiết bị Fax thông qua mạng lưới Viễn thông.

2.3.8 Các loại dịch vụ khác.

Ngoài loại dịch vụ chủ yếu kể trên thì hiện tại Viễn thông Việt Nam còn cung cấp nhiều loại dịch vụ Viễn thông khác như dịch vụ điện thoại thấy hình, hội nghị truyền hình, truyền số liệu, chuyển tiền điện tử, dịch vụ điện thoại HCD (Home country Direct), điện thoại ảo, thuê kênh thông tin... Tất cả các dịch vụ này được tự động hoá giúp khách hàng sử dụng được dễ dàng. Các chỉ tiêu chất lượng, nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi ngày càng tiến bộ rõ rệt.

Một phần của tài liệu Chiến lược tự do hoá & mở của thị trường dịch vụ viễn thông vn trước xu thế hội nhập quốc tế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w