Tình hình phát triển của Viễn thông Việt Nam trước đổi mới (trước năm 1986).

Một phần của tài liệu Chiến lược tự do hoá & mở của thị trường dịch vụ viễn thông vn trước xu thế hội nhập quốc tế (Trang 39 - 40)

V Đánh giá chung

1. Tình hình phát triển của Viễn thông Việt Nam trước đổi mới (trước năm 1986).

năm 1986).

Vào cuối những năm 70, do nhiều nguyên nhân nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Những tác động bất lợi của tình hình thế giới, hậu quả của chiến tranh còn nhiều, đất nước còn bị bao vây cấm vận, thêm vào đó, trong quá trình thực hiện những biện pháp cải cách đã phạm nhiều sai lầm nên khủng hoảng kinh tế - xã hội tiếp tục diễn ra rất gay gắt. Trong tình hình kinh tế - xã hội đất nước như vậy Viễn thông Việt Nam còn ở trong tình trạng quá lạc hậu, yếu kém, cả về cơ sở vật chất - kỹ thuật, lẫn phương thức kinh doanh, cả trình độ quản lý lẫn con người.

1.1 Về cơ cấu mạng Viễn thông chưa hình thành mạng quốc gia thống nhất.

Mạng đang khai thác của Bưu điện gồm các mạng nội hạt có kết cấu đa trạm ở hai thành phố lớn (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), có kết cấu đơn trạm ở các tỉnh lỵ, thị trấn. Cơ cấu mạng nông thôn chưa hình thành, các cấp trung tâm mạng đường dài chưa xác định, kích thước mạng đồng trục bé, ít vu hồi, độ dự phòng thấp, trên thực tế chưa đóng vai trò của mạng đường trục.

Bên cạnh mạng lưới đang hoạt động của ngành Bưu điện, còn tồn tại nhiều mạng riêng của các Bộ, các Ngành (Bộ Nội vụ, Quân đội, Đường sắt...), các mạng này chiếm một phần cơ sở vật chất khá lớn của Viễn thông.

Trong điều kiện chưa hình thành mạng quốc gia thống nhất, việc liên kết các mạng này trong một tổng thể, nhằm phát huy cao khả năng của chúng để tiết kiệm nguồn đầu tư cho Nhà nước tuy được đề cập đến, nhưng chưa có những quyết định và giải pháp triệt để. Thông tin với quốc tế chủ yếu qua phương thức sóng ngắn, tuy đến năm 1980 có bổ sung hệ thống vệ tinh Intersputnic. Đến năm 1985 mật độ điện thoại của Việt Nam rất thấp mới đạt 0,2 máy/100 dân so với châu Phi năm 1989 là 1,5 máy/100 dân. Nếu so sánh với các nước phát triển công nghiệp thì con số này lại càng quá nhỏ bé.

Về trang thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực Viễn thông nước ta gồm rất nhiều chủng loại, thuộc nhiều thế hệ và sản xuất từ nhiều nước khác nhau. Tất cả những thiết bị này đều thuộc thế hệ cũ. Số máy lẻ trong toàn quốc có khoảng 110000 máy. Trong số này có 55% đã nối tự động, số còn lại được nối với tổng đài nhân công.

Hệ thống dây trần phải đóng vai trò của mạng trục Bắc Nam. Trang thiết bị chắp vá, thiếu đồng bộ và lạc hậu. ở các tỉnh lỵ chủ yếu sử dụng tổng đài nhân công, còn ở 2 thành phố lớn (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) thì vẫn sử dụng thiết bị tổng đài và mạng cáp treo đã có hàng chục năm, thận chí trên 50 năm. Điều đó dẫn đến thông tin liên lạc ngay trong một tỉnh đã gặp khó khăn, thông tin liên tỉnh còn rất hạn chế về khối lượng, không tự động liên lạc quốc tế được. Năm 1986 có gần 20 ngàn cuộc đàm thoại quốc tế bị huỷ bỏ. Dịch vụ Telex trong năm 1986 tuy có hoạt động nhưng còn rất nhỏ bé so với nhu cầu. Điện báo trong nước giảm mạnh, nhiều khi còn gửi theo thư.

Một phần của tài liệu Chiến lược tự do hoá & mở của thị trường dịch vụ viễn thông vn trước xu thế hội nhập quốc tế (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w