V Đánh giá chung
2. Tình hình phát triển của Viễn thông Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
2.1. Mạng Viễn thông quốc tế
Bắt đầu từ năm 1987, mạng Viễn thông quốc tế đã tiến thẳng vào kỹ thuật hiện đại cả về kỹ thuật truyền dẫn cũng như chuyển mạch. Công nghệ kỹ thuật Digital được lựa chọn đầu tư phát triển. Hàng loạt công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của Viễn thông quốc tế trong giai đoạn đổi mới.
Năm 1987, công trình đài mặt đất thông tin vệ tinh Vista thuộc hệ Internet tại thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng dung lượng 12 kênh gồm 8 kênh thông tin dịch vụ Sydney (Australia) và 4 kênh nghiệp vụ. Đến năm 1988, trạm vista được mở rộng, nâng cấp thành trạm tiêu chuẩn F2.
Tháng 1 năm 1989, đài mặt đất thông tin vệ tinh Vista Hà Nội hoàn thành đưa vào sử dụng. Công trình hợp tác với hãng OTC - Australia, dung lượng 12 kênh gồm 8 kênh thông tin dịch vụ, 4 kênh nghiệp vụ. Và cũng trong năm đó, đài mặt đất thông tin tiêu chuẩn 4 - thành phố Hồ Chí Minh (SAG - 1A) thuộc hệ thống Intesat được khánh thành và đưa vào khai thác. Năm 1990, tiếp theo thành phố Hồ Chí Minh là thành phố Hà Nội, đài mặt đất thông tin vệ tình tiêu chuẩn A (HAN - 1A) thuộc hệ thống Intersat được lắp đạt và đi vào khai thác. Nếu như trước đây để quay các cuộc gọi quốc tế thì người tiêu dùng phải túc trực hàng giờ để nhân viên Bưu điện đấu nối, nhưng đến ngày 13 - 12 - 1991 đã khánh thành và đưa vào hoạt động tổng đài liên lạc quốc tế (AXF - 103) đầu tiên của Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ nay Việt Nam có thể quay số tự động quốc tế đi các nước trên thế giới. Và đến năm 1992, hai tổng đài quốc tế nữa được xây dựng và lắp đặt tại thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng.
Ngày 17 -3 – 1994, hợp đồng xây dựng tuyến cáp quang biển quốc tế Thái Lan - Việt Nam - Hồng Kông (T - V - H) được chính thức ký kết tại Hồng Kông. Công trình có tổng chi phí là 151 triệu USD, trong đó phần đóng góp của Bưu điện Việt Nam là 28,3%. Công trình được khánh thành vào đầu năm 1996, như vậy từ nay mạng Viễn thông quốc tế Việt Nam sẽ có thêm trên 7000 kênh liên lạc quốc tế. Để Mạng viễn thống quốc tế tiếp tục được đầu tư đón đầu về công nghệ và nâng cao dung lượng phục vụ cho các thông tin, trong tương lai Viễn thông Việt Nam đã tiếp tục xây dựng tuyến cáp biển SEA - MEA - WE3, CSC.
Cho đến nay mạng Viễn thông quốc tế được xây dựng hiện đại, liên lạc ra ngoài bằng các phương thức qua vệ tinh và cáp quang biển. Gồm 7 trạm vệ tinh mặt đất thuộc cả hai hệ Inter Sputnet và Iutelsat và các tổng đài quốc tế hiện đại AXE - 103 đặt tại 3 thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng đã cung cấp các dịch vụ gọi tự động quốc tế về điện thoại, Fax, truyền số liệu... phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, Văn hoá, phục vụ yêu cầu của tất cả các ngành, các tổ chức kinh tế, mọi thành phần kinh tế và nhu cầu cần giao tiếp của nhân dân. Đến hết năm 1998, Việt Nam đã mở được 5013 kênh quốc tế trong đó kênh cáp biển chiếm 60% (3023 kênh).
Bảng 1: Số lượng kênh quốc tế giai đoạn 1995 - 1998.
Năm 1995 1996 1997 1998
Số lượng kênh 3402 4285 4838 5013
Trong đó
Kênh cáp biển 430 1802 2837 3023
Kênh vệ tinh 2972 2283 2001 1990
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam).
Tính đến cuối năm 1998 Viễn thông Việt Nam đã hoà mạng trực tiếp với 36 quốc gia trên thế giới và quá giang đi tất cả các quốc gia còn lại trên thế giới. Việt Nam còn là thành viên của 7 tổ chức Viễn thông quốc tế. Giờ đây, trên đất nước Việt Nam, ở bất kỳ một địa điểm nào có điện thoại đều có thể liên lạc qua điện thoại tự động với người nước ngoài một cách dễ dàng nhanh chóng. Lưu lượng thông tin quốc tế từ năm 1990 đến nay hàng năm đều tăng lên, năm sau gấp đôi năm trước.
Biểu đồ 1: Sản lượng điện thoại quốc tế cả đi và đến - (1991 - 1998)
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Tổng công ty Bưu Chính - Viễn thông).