Mạng Viễn thông trong nước.

Một phần của tài liệu Chiến lược tự do hoá & mở của thị trường dịch vụ viễn thông vn trước xu thế hội nhập quốc tế (Trang 42 - 44)

V Đánh giá chung

2.2.Mạng Viễn thông trong nước.

2. Tình hình phát triển của Viễn thông Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

2.2.Mạng Viễn thông trong nước.

Bao gồm các hệ thống chuyển mạch, các tuyến truyền dẫn đường trục, liên tỉnh, nội tỉnh được xây dựng hiện đại, vững chắc, rộng rãi và đều khắp bằng cả ba phương thức hiện đại: Cáp quang, vi ba số và qua vệ tinh.

2.2.1. Trên tuyến đường trục Bắc - Nam.

Tuyến cáp quang tốc độ 34 Mb/s (480 kênh) dài 1830 km được khởi công đầu năm 1992. Sau hơn một năm nỗ lực phấn đấu vượt nhiều khó khăn về vốn, vật tư kỹ

thuật và các điều kiện thi công khác đã hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả vốn đầu tư, phục vụ kịp thời nhu cầu về thông tin liên lạc trên tuyến trục Bắc - Nam. Khi xây dựng do bị cấm vận kỹ thuật cao của Mỹ nên có dung lượng nhỏ 34 Mb/s. Đến năm 1995 tuyến cáp quang này được nâng cấp từ công nghệ PDH - 34 Mb/s lên công nghệ SDH - 2,5 Gb/s tương đương 30000 kênh liên lạc tiêu chuẩn.

Tuyến cáp quang trên đường dây 500 KV được đầu tư lắp đặt với thiết bị hiện đại. Hệ thống sợi cáp quang SDH 2,5GB/s Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh gồm 4 mạc vòng truyền dẫn liên tỉnh, có 36 trạm trải dài trên 3700 km. Đây là tuyến cáp quang gồm những thiết bị đồng bộ, có dung lượng truyền dẫn đến 30000 kênh thoại, với công nghệ tiên tiến và là tuyến thông tin quang công nghệ SDH 2,5Gb/s dài nhất hiện nay trong khu vực Đông Nam á.

Ngoài hai tuyến cáp quang kể trên thì mạng lưới Viễn thông Bắc - Nam còn có tuyến vi ba số băng rộng 140 Mb/s có dung lượng 1920 kênh điện thoại được đưa vào khai thác cuối năm 1993, nối liền các tỉnh phía Bắc với miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ. Và trong hai năm 1997 và 1998, tuyến vi ba số này đã được nâng cấp, mở rộng dung lượng từ (1 + 1) lên (2 + 1).

Các kênh lên lạc qua vệ tinh được thông qua các đài mặt đất thông tin vệ tinh Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Đến hết năm 1997 đã hoà mạng 169 tổng đài (trong đó có 5 tổng đài cấp I, 13 tổng đài cấp II, 51 tổng đài cấp III), mở rộng các tổng đài hiện có với tổng dung lượng lắp đặt mới là 770000 số, đưa số tổng đài trên toàn mạng là 1528 với tổng dung lượng lắp đặt 2221272 số.

Tóm lại, các tuyến liên lạc đường trục trên đã và sẽ góp phần đáng kể chất lượng thông tin trên tuyến lạc Bắc - Nam, các tuyến có lưu lượng thông tin lớn nhất toàn quốc.

2.2.2. Các tuyến liên lạc liên tinh.

Được toả ra từ ba trung tâm Viễn thông lớn của toàn quốc là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh bằng các tuyến cáp quang hoặc bằng các tuyến vi ba số có dung lượng 16 - 34 - 140 Mb/s. Trước đây khi phát triển do nguồn vốn hạn hẹp, nhu cầu phục vụ lại cần ngay cho nên ở một số tuyến liên tỉnh có sử dụng vi ba dung lượng nhỏ 2 - 16 Mb/s, nay các tuyến này đã và đang được thay bằng tuyến vi ba băng rộng 140 Mb/s và các thiết bị băng hẹp trên hiện được đưa xuống mạng huyện, xã để phát triển các tuyến liên lạc cấp II và cấp III. Trên các tuyến thông tin của các vùng địa bàn kinh tế trọng điểm có lưu lượng lớn như: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu..., ngoài các tuyến vi ba số còn

đang được trang bị thêm song song bằng các tuyến cáp quang 622 Mb/s công nghệ đồng bộ sô SDH, góp phần phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế xã hội của các vùng trọng điểm kinh tế đầy năng động này. Hệ thống chuyển mạch quá giang liên tỉnh trước đây được trang bị 2 tổng đài TANDEMTDX - 10 của Hàn Quốc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995 đã được trang bị bổ sung thêm hai tổng đài trung chuyển - TOLL AXE - 10 của Thuỵ Điển có trang bị tín hiệu 7 làm nhiệm vụ lưu thoát lưu lượng liên tỉnh cho khu vực và các tuyến trục, chuẩn bị cho việc xây dựng xa lộ thông tin và đưa các dịch vụ băng rộng vào phục vụ.

Đến cuối năm 1998, 61/61 tỉnh, thành phố, 100% số huyện đã được trang bị tổng đài điện tử số, 500/500 huyện được trang bị truyền dẫn số, được kết nối lại với nhau, liên lạc với nhau một cách tự động.

Một phần của tài liệu Chiến lược tự do hoá & mở của thị trường dịch vụ viễn thông vn trước xu thế hội nhập quốc tế (Trang 42 - 44)