III. Tổ chức quản lý và môi trường pháp lý.
bảng 7: Tổng số vốn đầu tư qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Năm cấp
giấy phép Tên dự án theo hợp đồng Nước hợp đồng tư (1000 USD)Tổng vốn đầu
Tỷ lệ góp vốn bên nước ngoài
Thời gian hoạt động
Địa điểm thực hiện
1989 Hợp đồng nhắn tin và điện thoại cầm tay úc 217 75% 10 TP. HCM
1989 Hợp đồng khai thác Viễn thông quốc tế OTC
(úc) 9000 70% 10 Hà Nội
1990 Hợp đồng Intelsat xây dựng 2 đài mặt đất Telstra
(úc) 8700 81% 10 Hà Nội
1994 Nâng cấp mạng Viễn thông việt nam, chủ yếu là mạng Viễn thông quốc tế (úc) 20000 70% 10
1994 Xây dựng, lắp đặt hệ thống cáp biển -T-V-H (úc) 90000 70% 10 TP.HCM
1994 Dịch vụ công cộng làm thẻ Malaixia 5200 60% 8 Toàn quốc
1995 Hợp tác để phát triển mạng thông tin di động Việt Nam Komvik
Thụy Điển 341500 47% 10 Toàn quốc
1997 Phát triển mạng viễn thông nội hạt
NTT (Nhật bản và Franch Telecom)
(Pháp)
661000 70% 10
Đơn vị tính: tỷ VNĐ Nguồn vốn 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Tổng cộng Tỷ lệ vốn (%) Tổng vốn: 140,25 890,118 2339,382 2260 3133,93 4166,755 4212 17142,435 Trong đó: 1. Vốn từ nước ngoài 70 566,959 1192,552 1105 2120,447 2621 2232,37 9908,32 57,8 2. Vốn từ trong nước 70,25 323,159 1146,86 1155 1013,483 1545,755 1979,601 7234,108 42,2 Gồm: - Vốn ngân sách nhà nước 24,8 55,231 68,96 77,519 205,89 255,432 252,72 940,482 5,48 - Vốn vay ngân hàng 29,13 30 68,556 226,616 101,79 831,323 1279,883 2567,298 14,79 - Vốn từ bổ sung, huy động Cán bộ
2.2. Các chính sách mới
Ngoài ra trong năm 1998 trước xu hướng toàn cầu hoá, tự doa hoá thị trường dịch vụ Viễn thông, việc hội tụ công nghệ Viễn thông, tin học, phát thanh truyền hình đã làm xuất hiện nhiều dịch vụ mới đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước về Viễn thông phải kịp thời đề ra các chính sách phù hợp để hỗ trợ cho sự phát triển của Viễn thông. Nhận thức được yêu cầu đó Chính phủ và Tổng cục Bưu điện đã ban hành một số các chính sách mới về Viễn thông.
2.2.1. Chính sách mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông.
Năm 1998 là năm đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cơ chế kinh doanh dịch vụ Viễn thông từ đặc quyền sang cạnh tranh, thể hiện ở một số mặt sau.
+ Mở ra cạnh hoàn toàn đổi với các dịch vụ thông tin di động mặt đất. Ngoài VNPT, Tổng cục Bưu điện đã cấp thêm hai giấy phép cho các công ty SPT và VIETEL được quyền khai thác dịch vụ điện thoại di động và nhắn tin trên phạm vi toàn quốc.
+ Cạnh tranh hoàn toàn trung cung cấp các dịch vụ Internet. Các dịch vụ Internet hiện được cung cấp tại Việt Nam gồm thư điện tử, truyền tệp dữ liệu, truy nhập từ xa và truy nhập cơ sở dữ liệu.
+ Mở ra cạnh tranh từng phần trong cung cấp các dịch vụ cố định. Trong năm qua Tổng cục Bưu điện cũng đã cấp giấy phép cho các công ty SPT và VIETEL được thiết lập các mạng vô tuyến cố định nội hạt (WLL) để cung cấp dịch vụ Viễn thông trên phạm vi toàn quốc.
+ Mở thêm hình thức cung cấp dịch vụ mới. Ngoài hình thức cung cấp dịch vụ trực tiếp, Tổng cục Bưu điện cũng khuyến khích việc cung cấp dịch vụ gián tiếp của các nhà khai thác thông qua hình thức bán lại và đại lý dịch vụ Viễn thông. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trừ các công ty 100% vốn nước ngoài, đều được quyền xin phép cung cấp dịch vụ dưới hình thức bán lại. Các doanh nghiệp bán lại được phép mua trực tiếp dịch vụ từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông dưới hình thức mua lưu lượng hoặc thuê dung lượng và bán lại cho người sử dụng theo giá cước hoặc khung giá cước quy định.
2.2.2 Chính sách cổ phần hoá.
Trong năm 1998 với Nghị định 109 về Bưu chính Viễn thông và Nghị định 44 về cổ phần hoá, Chính phủ Việt Nam đã cụ thể hoá chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực Viễn thông. Theo tinh thần của các Nghị định này thì
trừ các doanh nghiệp quản lý trực tiếp hệ thống đường trục Viễn thông quốc gia Nhà nước không cổ phần hoá, còn các doanh nghiệp Viễn thông còn lại sẽ được cổ phần hoá theo nguyên tắc Nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt. Hiện nay công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) cũng đã được Chính phủ chính thức cho phép được huy động vốn ngoài quốc doanh lên tới 49%.
2.2.3 Quy chế quản lý giá, cước Viễn thông.
Trong những năm qua, mạng lưới các dịch vụ Viễn thông đã phát triển nhanh với công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu chung của đất nước và phục vụ tiện lợi cho người sử dụng dịch vụ. Tham gia vào kết quả chung đó có sự đóng góp quan trọng của chính sách và cơ chế quản lý giá cước Bưu điện. Đặc biệt để tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này ngày 26/5/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 99/TTg về quản lý giá và cước phí Viễn thông quy định các nguyên tắc hình thành giá và cước Viễn thông cũng như việc phân cấp quản lý cho các cơ quan thuộc Chính phủ và các doanh nghiệp theo hướng tăng cường trách nhiệm và tạo điều kiện chủ động cho cơ sở trong lĩnh vực này.