II. Các quan điểm về việc mở cửa và hội nhập quốc tế về dịch vụ Viễn thông Việt Nam
III. Chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông Việt Nam IV Những kiến nghị và giải pháp chủ yếu thực hiện chiến lược
I - Mục tiêu phát triển của ngành Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. định hướng đến năm 2020.
1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và chủ trương hội nhập khu vực, quốc tế của Đảng và Chính phủ. nhập khu vực, quốc tế của Đảng và Chính phủ.
Tại đại hội Đảng toàn quốc lấn thứ VIII vào tháng 6/1996, Đảng và Chính phủ đã nêu lên mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế xã hội chi giai đoạn trước mắt 1996 - 2000 là: Tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trương có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu được đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000: Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.
+ Đẩy nhanh chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy quá trình hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và phát triển các ngành mũi nhọn để lôi kéo và thúc đẩy nền kinh tế - xã hội tăng trưởng với tốc độ cao và bền vững.
+ Khai thác mọi tiềm năng trong nước, tranh thủ tối đa nguồn đầu tư nước ngoài. + Tiếp tục đổi mới nền kinh tế, giải phóng mọi lực lượng sản xuất và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
+ Đảm bảo sự phát triển hài hoà với các mục tiêu khác của xã hội.
Khi phân tích đặc điểm tình hình thế giới Đảng và Nhà nước nhận định trong quan hệ kinh tế quốc tế ngày nay, đã và đang nổi lên những xu thế chủ yếu sau:
+ Hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng trưởng sức mạnh tổng hợp của quốc gia.
+ Các quốc gia lớn, nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Hợp tác ngày càng tăng nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt.
Tiếp đến sau khi phân tích những thời cơ và thách thức đối với Việt Nam, Đại hội Đảng VIII cũng đề ra mục tiêu chủ yếu nhằm phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 như sau: Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Về lực lượng sản xuất đến lúc đó sẽ đạt trình độ tương đối hiện đại, phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hoá cơ bản được thực hiện trong cả nước, năng suất lao động xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn nhiều so với hiện nay. GDP tăng từ 8 đến 10 lần so với năm 1990. Trong cơ cấu kinh tế, tuy nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, song công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và trong lao động xã hội. Để thực hiện được điều đó Đại hội đã đề ra 10 định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu trong đó mở rộng quan hệ đối ngoại. Đó là tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt
Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và các tranh chấp bằng thương lượng.
Cuối năm 1997, chủ trương hội nhập lại được thể hiện một lần nữa tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII: Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là về những sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và thị trường quốc tế. Tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại Việt Mỹ, gia nhập APEC và WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA.
2. Phương hướng, các mục tiêu chủ yếu phát triển Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Xây dựng và phát triển mạng Viễn thông Việt Nam hiện đại, đồng bộ, vững chắc và đều khắp, đủ sức đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng tăng của xã hội. Các dịch vụ phong phú, đa dạng có chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng của thị trường trong nước và quốc tế. Xây dựng xa lộ thông tin quốc gia, hình thành mạng trí tuệ và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Mạng Viễn thông Việt Nam năm 2020 đạt trình độ công nghệ, chất lượng dịch vụ của các nước phát triển và có vị trí tiên tiến trong khu vực.
2.1. Giai đoạn 1998 - 2000.- Mạng lưới: - Mạng lưới:
+ Đến hết năm 2000 tổng số máy điện thoại trong cả nước là trên 3 triệu máy (hiện tại hết năm 1998 là 2008440 máy), đưa mật độ điện thoại bình quân đạt 4 máy/100 dân. Còn đối với hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt từ 15 - 20 máy/100 dân.
+ Thực hiện cáp quang hoá mạng lưới, xây dựng thêm các tuyến cáp quang liên tỉnh có công nghệ SDH. Phấn đấu đến năm 2000 có 90%- 95% tỉnh thành trên toàn quốc có truyền dẫn liên tỉnh bằng cáp quang. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố lớn khác có mạng truyền dẫn nội hạt được cáp quang hoá sử dụng các mạch vòng cáp quang.
+ Thực hiện báo hiệu số 7 trên toàn mạng quốc tế và hầu hết các tuyến liên tỉnh để chuẩn bị cho việc triển khai mạng số liên kết đa dịch vụ ISDN cung cấp các
+ Xây dựng các trung tâm quản lý, điều hành quốc gia và từng bước tiến hành nâng cấp cải tạo hệ thống mạng ngoại vi nâng cao chất lượng mạng nội hạt.
- Hoàn thành các dự án lớn trọng điểm.
+ Hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến cáp quang qua 6 nước Đông Nam á (Trung Quốc - Việt Nam - Lào - Thái Lan - Malaixia - Singapo).
+ Tham gia xây dựng tuyến cáp quang biển Thái Bình Dương SEA - ME - WE3. + Triển khai đề án thông tin di động vệ tinh mặt đất toàn cầu GMPCS.
+ Xây dựng nghiên cứu khả thi và các công việc chuẩn bị cho việc phóng vệ tinh thông tin riêng của Việt Nam VINASAT.
+ Xây dựng trung tâm điều hành Viễn thông quốc gia TMN thực hiện Roaming quốc tê cho thông tin di động.