Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách xây dựng một môi trường pháp lý thuận lợi nhằm khuyến khích, thúc đẩy Viễn thông phát

Một phần của tài liệu Chiến lược tự do hoá & mở của thị trường dịch vụ viễn thông vn trước xu thế hội nhập quốc tế (Trang 97 - 100)

IV. Những kiến nghị và giải pháp chủ yếu thực hiện chiến lược.

1. Về Phía Chính phủ.

1.2. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách xây dựng một môi trường pháp lý thuận lợi nhằm khuyến khích, thúc đẩy Viễn thông phát

trường pháp lý thuận lợi nhằm khuyến khích, thúc đẩy Viễn thông phát triển.

Hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật, thể lệ quản lý dịch vụ Viễn thông được xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung trên quan điểm đặt các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh theo pháp luật, các cơ quan Nhà nước không can thiệp vào việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. đồng thời khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạng lưới và dịch vụ trong điều kiện mở cửa thị trường Viễn thông trong nước và chuẩn bị mở cửa thị trường cho nước ngoài tham gia vào.

1.2.1. Tiếp tục hoàn thiện luật Bưu chính Viễn thông

Luật Bưu chính - Viễn thông là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để thực hiện được chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông. Hệ thống pháp lý điều chỉnh các hoạt động Viễn thông phải phù hợp với chiến lược đã đề ra:

+ Phát huy nội lực trên cơ sở đổi mới cơ cấu sở hữu và quản lý doanh nghiệp Nhà nước. Thực hiện thắng lợi chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp để thu hút được nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia thị trường dịch vụ Viễn thông

+ Tạo môi trường kinh doanh dịch vụ Viễn thông thuận lợi trên cơ sở tổ chức lại thị trường Viễn thông. Thực hiện việc kiểm soát độc quyền và bảo đám sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể tham gia thị trường theo sự quản lý của Nhà nước.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho Viễn thông Việt Nam hội nhập với Viễn thông quốc tế theo một lộ trình phù hợp trong xu hướng toàn cầu hoá Viễn thông.

+ Đổi mới tổ chức quản lý Nhà nước về Viễn thông trên cơ sở hội tụ cộng nghệ Viễn thông, tin học và phát thanh truyền hình.

1.2.2. Xây dựng quy chế quản lý giá, cước Viễn thông phù hợp chiến lược đề ra.

Cũng giống như những ngành kinh doanh hàng hoá thuần tuý, các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khác. Giá cả là một trong những vấn đề cơ bản để thúc đẩy và tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh. Trong nền kinh tế thị trường giá cả một mặt hàng hay dịch vụ nào đó không phải do Nhà nước quy định, quản lý, mà do chi phí, cung cầu…trên thị trường quyết định. Nhưng đối với lĩnh vực Viễn thông, từ trước đến nay Nhà nước xác định Viễn thông là một ngành kinh tế kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng của nên kinh tế, là công cụ thông tin liên lạc của Nhà nước, do Nhà nước độc quyền tổ chức và thống nhất quản lý. Vả lại trong thời gian qua việc khai thác, kinh doanh dịch vụ Viễn thông được thực hiện duy nhát bởi Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT), đồng thời thực hiện luôn nghĩa vụ công ích phục vụ xã hội. Do vậy hệ thống giá cước Viễn thông được quy định bởi Tổng cục Bưu điện và được xây dựng theo nguyên tắc bảo đảm tổng chi phí bình quân và hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh phục vụ của Tổng công ty; bảo đảm có lãi và không bị lỗ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Chính phủ. Hầu hết mức cước các dịch vụ hiện nay đều thoát ly giá tại thực của nó, thậm chí còn để thực hiện việc bù lỗ cho những dịch vụ còn chưa có lãi trong quá trình hoạt động của Tổng công ty. Tuy nhiên để thực hiện được chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước tham gia vào thì việc Nhà nước còn can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp của doanh nghiệp, thể hiện qua việc quy định những mức giá cụ thể không còn phù hợp nữa. Hệ thống giá này quá cứng nhắc, không khuyến khích được cạnh tranh, làm “xơ cứng” hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp đều

cung cấp dịch vụ Viễn thông với một giá như nhau thì còn gì là cạnh tranh, còn gì là tự do hoá

Tất nhiên đối với một số dịch vụ mạng tính công ích và độc quyền thì Nhà nước vẫn quy định mức cước. Do vậy trong thời gian tới để đảm bảo thực hiện được chiến lược thì định hướng giá cước nên tập trung vào các vấn đề sau:

+ Nhà nước quản lý chặt chẽ giá những sản phẩm, dịch vụ còn độc quyền hoặc mang tính xã hội và công ích cao.

+ Tuỳ thuộc vào chiến lược tự do hoá và mở cửa của thị trường mà Nhà nước sẽ phân cấp mạnh quyền quyết định giá cước của dịch vụ có cạnh tranh cho các doanh nghiệp đặc biệt là các dịch vụ giá trị tăng. Các dịch vụ có cạnh tranh hạn chế Tổng cục Bưu điện nên chuyển từ quy định giá cước cụ thể sang quy định khung giá cước làm như thế thì các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc đưa giá cước cạnh tranh trong khung giá cước mà Nhà nước đã quy định

+ Bảo đảm nguyên tắc xây dựng giá cước xuất phát từ chi phí sản xuất khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh.

+ Điều chỉnh quan hệ hợp lý giữa giá cước Viễn thông trong nước và cước đi quốc tế. Tránh tình trạng cước Viễn thông quốc tế thì quá đắt trong khi cước Viễn thông trong nước quá rẻ hoặc ngược lại.

Ngoài ra các văn bản quản lý giá, cước Viễn thông phải đồng bộ và thống nhất, và phải kịp thời điều chỉnh khi có những vấn đề mới phát sinh

1.2.3. Chính sách thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền, cũng như cần tách bạch rõ mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền.

Việc tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông tất yếu sẽ thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nhưng trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh sẽ xẩy ra hiện tượng "cá lớn nuốt cá bé", chèn ép, đưa ra các thủ đoạn để đánh gục đối thủ và tất yếu sẽ sinh ra độc quyền. Chính vì vậy để đảm bảo quyền bình đẳng cho các doanh nghiệp trong việc khai thác và kinh doanh các dịch vụ Viễn thông mà Tổng cục Bưu điện cấp phép, Chính phủ cần ban hành các chính sách sau:

+ Tất cả các doanh nghiệp đều có quyền bình đẳng cho tham gia sử dụng hệ thống đường trục. Ban hành và quản lý các quy định về kết nối đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

hoạch sử dụng phổ tần số vô tuyến điện sẽ được thực hiện quản lý công khai hoá, công bằng khi phân bổ sử dụng.

+ Và tất nhiên quy chế quản lý giá cước Viễn thông tốt cũng sẽ là công cụ của Nhà nước để chống độc quyền, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng.

Song song với việc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền thì Nhà nước cần xác định ngày trong thời gian tới những dịch vụ nào sẽ được tự do cạnh tranh, dịch vụ nào sẽ được độc quyền khai thác bởi các doanh nghiệp chủ đạo. Có như vậy thì các doanh nghiệp mới trong và ngoài nước yên tâm khai thác và có kế hoạch đầu tư lâu dài phù hợp với lợi ích của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Chiến lược tự do hoá & mở của thị trường dịch vụ viễn thông vn trước xu thế hội nhập quốc tế (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w