0
Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Các nước ASEAN.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC TỰ DO HOÁ & MỞ CỦA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VN TRƯỚC XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 32 -32 )

IV. Kinh nghiệm và lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông các nước trong khu vực và trên thế giới.

4. Các nước ASEAN.

Hiện nay, các nước Đông Nam á đang từng bước hướng tới tự do hoá thương mại và đầu tư song song với việc nâng cao vai trò quản lý và điều hành của chính phủ. Bên cạnh những lĩnh vực đã được tự do hoá như quần áo xuất khẩu, công nghệ chế tạo, lắp ráp, bất động sản, du lịch, khách sạn... nhưng trước xu thế mở cửa và hội nhập dịch vụ Viễn thông trên thế giới, chính phủ các nước này đã từng bước đa dạng hoá, xoá bỏ độc quyền khai thác dịch vụ Viễn thông nhưng tăng cường quản lý thống nhất mạng lưới Viễn thông trên toàn quốc. Tuy nhiên, quá trình mở cửa và tự do hoá dịch vụ Viễn thông của các nước này được tiến hành một cách thận trọng, từng bước vì một số nguyên nhân sau:

Một là, các nước này đều coi lĩnh vực thông tin, chủ quyền khai thác mạng lưới có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia.

Hai là, các nước (trừ Singapore) đang trong giai đoạn xây dựng hạ tầng Viễn thông thống nhất trên toàn quốc vì vậy vai trò độc quyền của các công ty Nhà nước là rất quan trọng.

Ba là, các nước ASEAN đều là những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trong một thời gian khá dài, thu nhập của người dân tăng nhanh dẫn đến nhu cầu thông tin ngày càng lớn hay nói cách khác các nước này đều có thị trường thông tin đảm bảo lợi nhuận chắc chắn cho các nhà khai thác và nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Mặt khác, trong thời gian hiện tại, các công ty nội địa có khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển trong nước. Ngay trong vòng đàm phán WTO/GBT tháng 2/1997, các nước này đều đưa ra các cam kết về tự do dịch vụ Viễn thông cơ bản thuộc loại thấp nhất thể hiện rất rõ chính sách bảo hộ đối với các công ty Nhà nước.

+ Inđonesia phân thành 5 vùng khai thác và chỉ cho phép tồn tại 5 công ty khai thác tương ứng đồng thời chỉ xét đến việc tự do và cạnh tranh vào năm 2005.

+ Brunei giữ nguyên chính sách độc quyền Nhà nước trong khai thác Viễn thông đến 2010.

+ Philippin đưa ra phương thức kiểm tra nhu cầu kinh tế để quyết định việc cho phép hay không các công ty của nước ngoài đầu tư vào kinh doanh khai thác dịch vụ Viễn thông.

+ Malaysia được coi là nước thực hiện việc tự do hoá nhanh nhất trong khu vực bằng việc cho phép nhiều công ty trong khu vực cùng tham gia khai thác dịch vụ Viễn thông. Tuy nhiên Malaysia đã nhận thấy sai lầm từ chính sách này và năm 1996 đã yêu cầu tất cả các công ty khai thác Viễn thông phải tìm đối tác thực hiện việc sáp nhập và hiện chỉ duy trì 3 công ty khai thác trong nước.

+ Tất cả các nước này đều cam kết buộc công ty nước ngoài phải sử dụng mạng đã có trong nước và khống chế đến mức tối đa vốn nước ngoài trong công ty của mình.

Để xem xét một cách cụ thể chúng ta lần lượt đi vào từng nước như sau:

4.1. Thái lan.

Thị trường dịch vụ Viễn thông của Thái Lan độc quyền bởi hai công ty thuộc sở hữu Nhà nước đó là: Tổ chức Viễn thông Thái Lan (TOT) khai thác tất cả dịch vụ Viễn thông nội hạt và đường dài; cơ quan thông tin liên lạc của Thái Lan (CAT) cung cấp dịch vụ quốc tế. Như vậy hai công ty này vừa quản lý vừa kinh doanh dịch vụ Viễn thông. Đứng trước tình hình như vậy cuối năm 1997, chính phủ Thái Lan đã xây dựng uỷ ban Viễn thông quốc gia (NTC) để quản lý TOT và CAT đồng thời cho phép

các công ty tư nhân đấu thầu giấy phép xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT) cạnh tranh với TOT trong khai thác dịch vụ nội hạt ở nhiều khu vực mà chính phủ đã định trước.

Để tiến tới tự do hoá dịch vụ Viễn thông bắt đầu từ năm 2006 như đã cam kết liên trong WTO/GBT, chính phủ Thái Lan đã cho phép hai công ty TOT và CAT dùng hình thức BTO (xây dựng - chuyển giao - hoạt động) để liên doanh với các tập đoàn Viễn thông ngoài nước. Các hợp đồng này bao gồm việc xây dựng các yếu tố mang dịch vụ hữu tuyến, thông tin di động và các dịch vụ giá trị gia tăng. Hợp đồng lớn nhất là TOT khoán 2 triệu máy điện thoại ở Bang KoK với Telecom ASIA( một công ty liên doanh mà công ty Nynes là nhà đầu tư chính), và khoán 1 triệu máy điện thoại ngoài Bang Kok cho Type Telecommunication (một liên doanh mà công ty NTT là đối tác chủ yếu) ngoài ra TOT cũng khoán mạng di động toàn cầu (GSM) và DCS cho các liên doanh khác.

4.2. Philipines:

Thị trường dịch vụ Viễn thông đường dài và quốc tế của Philipine gần như độc quyền hoàn toàn bởi công ty Long Distance Telephone company (PLDC). Tuy nhiên chình phủ đang tiến hành xoá bỏ tình trạng độc quyền trong hệ thống dịch vụ Viễn thông đường dài bằng các biện pháp tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho nhiều hãng Viễn thông mới ra đời cùng tham gia thị trường để nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá thành; cho phép cạnh tranh 2 dịch vụ thoại và tryền số liệu thông qua hình thức hiện diện thương mại đối với các dịch vụ công cộng đòi hỏi sở hữu mạng lưới.

Trong thị trường điện thoại nội hạt bao gồm rất nhiều công ty khai thác nhỏ, kể cả công ty lớn công cấp dữ liệu và cho thuê kênh PT&T, một phần do Koreatelecom đầu tư. Chính phủ philipine năm 1993 đã tuyên bố cho phép các công ty mới xâm nhập thị trường nội hạt trong hai dịch vụ thoại và truyền số liệu.

Còn trong lĩnh vực thông tin di động chính phủ Philipine cho phép tự do cạnh tranh, hiện tại có 5 công ty khai thác. Trong thời gian tới để tăng cương tính cạnh tranh hơn nữa chính phủ Philipine cho phép nhiều công ty tham gia vào cả nội hạt đường dài và quốc tế trừ truyền hình cáp và vệ tinh. Đối với các công ty nước ngoài, chính phủ sẽ mở cửa thị trường khi các nhà khai thác này đáp ứng được các yêu cầu về sự cần thiết và tiện lợi của sự phát triển thị trường dịch vụ Viễn thông. Vốn nước ngoài trong các công ty trong nước bị giới hạn ở mức 40%.

Từ năm 1984 chính phủ Inđônêsia đã cho phép các công ty tư nhân tham gia thị trường dịch vụ Viễn thông với tư cách là các nhà thầu phụ cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng thông qua việc phối hợp với các công ty như PTTelecom và PTIndosat. Đối với các công ty nước ngoài, chính phủ Indonesia chỉ cho phép đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty PT Telecom. Hình thức này tạo thành một cơ chế có tên gọi là KerJa Sama Operasis (KSO). Cho đến nay có tới 5 KSO được chia thành 5 vùng khác nhau hoạt động trong thời hạn là 15 năm.

Dịch vụ Viễn thông đường dài, nội hạt và quốc tế bị hai công ty thuộc sở hữu nhà nước không chế đó là PT Telecom và PT Indosat. Về thị trường thông tin di động tế bào số vẫn còn chưa phát triển nhưng cơ quan quản lý đã cấp 10 giấy phép khai thác dịch vụ thông tin di động cá nhân PCS. Ngoài ra còn có mạng thông tin di động khai thác bởi công ty PT Satelindo được xây dựng bởi các cổ đông là PT Teleom, PT INdosat và Peutche Telecom (CHLB Đức).

Trong hiệp định WTO/GBT Indonesia cam kết có thể huỷ bỏ đặc quyền của các công ty hiện thời: Năm 2001 đối với dịch vụ nội hạt; 2005 đối với dịch vụ đường dài quốc tế và 2006 đối với dịch vụ đường dài trong nước

Cho cạnh tranh về dịch vụ của mạng chuyển mạch gói công cộng, TELEX, TELEGRAPH, INTERNET nhưng phải sử dụng mạng cố định sẵn có của công ty PT Indosat và PT Satelindo đối với lưu lượng quốc tế. Vốn nước ngoài được giới hạn ở mức 35% đối với tất cả các loại dịch vụ.

Qua xem xét quá trình mở cửa và tự do hoá dịch vụ Viễn thông của các nước ASEAN ta thấy các nước này trong quá trình mở cửa và tự do hoá đều thể hiện mục tiêu cao nhất là bảo hộ tối đa quyền lợi và thị trường cho các công ty khai thác trong nước, dành khoảng thời gian hợp lý để các công ty khai thác kiện toàn và có phương án hiệu quả đề phòng cạnh tranh quốc tế.

Chương II

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC TỰ DO HOÁ & MỞ CỦA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VN TRƯỚC XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 32 -32 )

×