Giai đoạn từ 2004 2006:

Một phần của tài liệu Chiến lược tự do hoá & mở của thị trường dịch vụ viễn thông vn trước xu thế hội nhập quốc tế (Trang 89)

III- Chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông Việt Nam.

2.3.Giai đoạn từ 2004 2006:

2 Chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông Việt Nam trong thời gian tới.

2.3.Giai đoạn từ 2004 2006:

Đây là giai đoạn có những biến chuyển căn bản về cơ cấu và thành phần kinh tế (giữa quốc doanh và ngoài quốc doanh, giữa trong nước và nước ngoài) tham gia trên thị trường cung cấp dịch vụ Viễn thông Việt Nam, trong đó tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể sẽ cấp thêm giấy phép cung cấp các dịch vụ cơ bản và giá trị gia tăng.

Về vấn đề cổ phần hoá, dự kiến đến năm 2006 các thành phần kinh tế trong nước được phép sở hữu 49% cổ phần trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông đường dài và quốc tế, trong đó mỗi pháp nhân không quá 15%, mỗi cá nhân không quá 7%. Đồng thời trong giai đoạn này cần thiết phải thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước. Khuyến khích sự tham gia của phía nước ngoài trong việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng với việc không hạn chế phần vốn góp của nước ngoài trong các liên doanh cung cấp dịch vụ giá trị

gia tăng. Đến năm 2006, phía nước ngoài bắt đầu được phép mua cổ phần trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng với hạn chế tối đa là 49%.

2.4. Giai đoạn 2007 - 2010:

Giai đoạn này có thể coi là giai đoạn chuyển tiếp sang cạnh tranh quốc tế về cung cấp dịch vụ Viễn thông. Sự tham gia của các thành phần ngoài quốc doanh vào thị trường dịch vụ Viễn thông sẽ được mở rộng rất nhiều. Về vấn đề cổ phần hoá, đến năm 2010 trừ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đường dài và quốc tế do Nhà nước nắm cổ phần không hạn chế hoặc đặc biệt, tư nhân trong nước có thể nắm một số lượng cổ phần không hạn chế trong các doanh nghiệp còn lại. Còn phía đối tác nước ngoài được phép sở hữu một số lượng cổ phần không hạn chế trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng - VAS và tối đa là 60% cổ phần trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông cơ bản và 10% trong các doanh nghiệp chủ đạo (mỗi pháp nhân hoặc cá nhân sở hữu không quá 5% cổ phần). Việc hạn chế cổ phần của nước ngoài ở một mức % nhất định trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông cơ bản nhằm mục đích đảm bảo vai trò tham gia chủ đạo của các thành phần kinh tế trong nước.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong giai đoạn này không hạn chế phần vốn góp của phía đối tác nước ngoài trong các liên doanh cung cấp dịch vụ. Ngoài ra tuỳ thuộc vào sự phát triển và yêu cầu cụ thể của thị trường có thể xem xét cho phép một số hình thức đầu tư nước ngoài khác ngoài BCC, JV. Ví dụ như: BTO, BOT,...

2.5. Giai đoạn 2011 - 2012.

Đây là giai đoạn ngắn và có thể coi là giai đoạn bước đệm chuẩn bị về pháp lý, tổ chức thị trường... cho việc mở rộng sự tham gia sâu của các thành phần kinh tế ngoài nước.

Đến năm 2012 sẽ cho phép nước ngoài nâng mức vốn cổ phần trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cơ bản là 49% và trong các doanh nghiệp chủ đạo là 20%. Trong đó mỗi pháp nhân và cá nhân không qúa 10%.

2.6. Giai đoạn 2013 - 2016.

Trong giai đoạn này có thể sẽ cho phép nâng cổ phần của nước ngoài trong các doanh nghiệp chủ đạo lên tối đa 30%. Trong đó mỗi pháp nhân hoặc cá nhân sở hữu không quá 10%.

2.7. Giai đoạn 2017 - 2020:

Đây là giai đoạn cuối của chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông. Kết thúc giai đoạn này bằng việc xoá bỏ hầu hết các hạn chế đối với cấp phép cung cấp dịch vụ và hình thức đầu tư trong khi vẫn đảm bảo sự quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp chủ đạo với việc Nhà nước nắm cổ phần khống chế hoặc đặc biệt, các thành phần kinh tế khác nắm tối đa số % cổ phần còn lại, trong đó mỗi pháp nhân hoặc cá nhân nước ngoài nắm không quá 10% cổ phần.

Đến năm 2020, Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam sẽ vẫn giữ vai trò là doanh nghiệp chủ đạo.

Tóm tắt chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông của Việt Nam từ nay đến năm 2000.

Quyền khai thác dịch vụ Cổ phần hoá (Quyền sở hữu) Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1998 1 doanh nghiệp chủ đạo - VNPT - cung cấp dịch vụ Viễn thông.

- 2 doanh nghiệp khác VIETEL và SPT được cấp phép cung cấp các dịch vụ.

a. Các dịch vụ cơ bản:

+ Điện thoại nội hạt sử dụng công nghệ vô tuyến cố định WLL.

+ Điện thoại di động. + Nhắn tin.

+ Điện thoại trung kế vô tuyến

b. Các dịch vụ giá trị gia tăng - 1 IAP và 4 ISP

- Bắt đầu cổ phần hoá trong nước đối với các doanh nghiệp khai thác dịch vụ Viễn thông (trừ dịch vụ đường dài trong nước và quốc tế, tư nhân trong nước có thể chiếm tối đa 49% cổ phần trong đó mỗi pháp nhân chiếm không quá 10%, cá nhân không quá 5%;

Chỉ cho phép hình thức BCC trong khai thác dịch vụ

2000 Xem xét việc cấp thêm 2 giấy phép khai thác dịch vụ cố định nội hạt.

- Xem xét cấp thêm 2 giấy phép khai thác dịch vụ điện thoại đường dài trong nước (mảng riêng, truy nhập bình đẳng, có hiệu lực sau 3 năm kể từ ngày cấp phép)

- Không hạn chế cấp phép đối với các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng - VAS

- Không hạn chế % cổ phần của tư nhân trong nước trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng VAS

ngoài khai thác dịch vụ giá trị gia tăng - VAS.

- Xem xét cấp thêm 2 giấy phép khai thác dịch vụ Viễn thông quốc tế (Mạng riêng, truy nhập bình đẳng, có hiệu lực sau 2 năm kể từ ngày cấp phép) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cấp dịch vụ đường dài trong nước và quốc tế, trong đó tư nhân trong nước nắm tối đa 40% mỗi pháp nhân không quá 10%, cá nhân không quá 5%

nước ngoài trong khai thác VAS và dịch vụ cơ bản (trừ cố định nội hạt, đường dài và quốc tế). Các liên doanh phải thuê kênh đường dài, quốc tế của nhà khai thác Việt Nam

- Hạn chế vốn góp nước ngoài trong các JV về VAS và dịch vụ cơ bản là 30% 2006 - Xem xét cấp thêm giấy phép thiết lập

mạng và cung cấp các dịch vụ Viễn thông nội hạt đường dài trong nước và quốc tế

- Tư nhân trong nước có thể chiếm tới 49% cổ phần trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đường dài và quốc tế,trong đó mỗi pháp nhân không quá 15% và mỗi cá nhân không quá 7%.

- Bắt đầu cho nước ngoài mua cổ phần trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng VAS với hạn chế tối đa 49%

- Các liên doanh phải thuê kênh đường dài, quốc tế của nhà khai thác Việt Nam. - Không hạn chế vốn góp của nước ngoài trong các liên doanh cung cấp dịch vụ VAS

2010 - Trừ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đường dài

trong nước và quốc tế do nhà nước nắm cổ phần khống chế, tư nhân trong nước có thể nắm cổ phần khống chế trong các doanh nghiệp còn lại.

- Không hạn chế cổ phẩn của nước ngoài trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng VAS. - Nước ngoài nắm tối đa 30% cổ phần trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông cơ bản và 10% trong doanh nghiệp chủ đạo do nhà nước nắm cổ phần không chế hoặc đặc biệt. Mỗi pháp nhân và cá nhân không quá 5%

- Cho phép liên doanh đối với tất cả các dịch vụ. - Xem xét cho phép các hình thức đầu tư khác. - Không hạn chế số vốn góp của nước ngoài trong các liên doanh.

các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cơ bản và 20% trong doanh nghiệp chỉ đạo (trong doanh nghiệp chỉ đạo mỗi pháp nhân hoặc cá nhân không quá 10%S). 2016 - Nước ngoài có thể sở hữu tối đa 30% trong các

doanh nghiệp chủ đạo (mỗi pháp nhân hoặc cá nhân không quá 10%)

2020 Không hạn chế số lượng doanh nghiệp cung

cấp dịch vụ Viễn thông - Nhà nước chiếm cổ phần khống chế hoặc đặc biệt trong doanh nghiệp chủ đạo, mỗi pháp nhân hoặc cá nhân nước ngoài nắm không quá 10% cổ phần.

- Không hạn chế sở hữu tư nhân và nước ngoài trong các doanh nghiệp còn lại

- Không hạn chế hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu Chiến lược tự do hoá & mở của thị trường dịch vụ viễn thông vn trước xu thế hội nhập quốc tế (Trang 89)