Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của cây chè

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có triển vọng tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 39)

Nghiên cứu về đặc điển sinh vật học của các giống chè ở Việt Nam cũng đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm:

Theo Nguyễn Ngọc Kính [10], trong điều kiện tự nhiên cây chè có từ 3 - 5 đợt sinh trƣởng trong một năm gọi là sinh trƣởng tự nhiên. Trong điều kiện có chăm sóc và thu hái búp liên tục, một năm cây chè sẽ có từ 6 - 7 đợt sinh trƣởng gọi là đợt sinh trƣởng trong điều kiện có đốn hái. Thời gian hình thành một đợt sinh trƣởng dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, tuổi cây, đất đai, khí hậu và điều kiện canh tác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Nghiên cứu sinh trưởng của búp chè

Nghiên cứu số đợt sinh trƣởng của các giống chè trong điều kiện có đốn hái và điều kiện tự nhiên, Lê Tất Khƣơng [8], cho rằng: Tuỳ điều kiện tự nhiên mà các giống chè sinh trƣởng khác nhau, nhƣng giữa các giống ít có sự sai khác về số đợt sinh trƣởng, số đợt sinh trƣởng tự nhiên của các giống biến động từ 3,4 - 3,6 đợt/năm. Tuy nhiên, trong điều kiện có đốn, hái ở các giống sẽ có sự sai khác đáng kể về số đợt sinh trƣởng và biến động từ 5,5- 6,2 đợt/năm tuỳ thuộc vào điều kiện và phƣơng thức thu hái.

Nghiên cứu về khả năng sinh trƣởng của các giống chè nhập nội tại Thái Nguyên, Lê Tất Khƣơng [7], kết luận: Trong điều kiện không đốn hái, 7 giống có số đợt sinh trƣởng cao hơn giống đối chứng (Trung Du) từ 0,1- 0,4 đợt (cao nhất là giống PT95 4,2 đợt), 2 giống có số đợt sinh trƣởng thấp hơn đối chứng, thấp nhất là giống Hoa Nhật Kim 3,6 đợt.

Nghiên cứu về mối tƣơng quan giữa năng suất chè với một số chỉ tiêu sinh học, Nguyễn Thị Ngọc Bình (2002) [3], kết luận: Năng suất của các giống chè tƣơng quan thuận, chặt với số lƣợng búp (r = 0,8901) và hệ số diện tích lá (r = 0,7128), tƣơng quan thuận nhƣng không chặt với khối lƣợng búp (r = 0,1022) và diện tích lá (r = 0,1009)

Khi theo dõi một số giống chè nhập nội trồng tại Phú Hộ, Phú Thọ, Hoàng Minh Tuấn (2004) [35] kết luận: Nhìn chung các giống chè trong thí nghiệm đều sinh trƣởng mạnh từ giữa tháng 3 hàng năm.

- Nghiên cứu về rễ, thân và cành chè

Mỗi giống chè có những đặc điểm và khả năng phân cành khác nhau, có giống phân cành thấp (thân bụi, nửa bụi) có giống phân cành cao, cành thƣa hơn (thân gỗ, bán gỗ). Khả năng phân cành của mỗi giống có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng chiều cao, độ rộng tán, mật độ cành, mật độ búp của tán chè và qua đó có ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất, chất lƣợng chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trần Thanh và cộng sự [29] cho rằng đặc điểm phân cành của cây chè là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng cho năng suất của giống. Những giống có độ cao phân cành thấp, số cành cấp 1 nhiều, cành lớn sẽ có bộ khung tán to, khoẻ, có khả năng cho năng suất cao.

Vũ Công Quỳ [20] khi nghiên cứu tƣơng quan giữa hình thái và năng suất ở một số vùng chè đã kết luận: Đặc điểm hình thái của những giống chè năng suất cao: Lá có khối lƣợng lớn, mỏng, nhiều búp góc độ phân cành cấp 1 lớn, mô dậu kém phát triển, tán rộng..

Nguyễn Văn Tạo và cộng sự (2004) [27], khi nghiên cứu đặc điểm sinh học của cành chè PH1 sinh trƣởng tự nhiên cho rằng: Hàng năm đợt sinh trƣởng đầu tiên xuất hiện vào ngày 19/1 và kết thúc cuối tháng 3. Các đợt sinh trƣởng 1 và 5 do điều kiện thời tiết khô lạnh nên kéo dài từ 79 và 61 ngày.

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của tập đoàn giống chè tại Phú Hộ thời kỳ kiến thiết cơ bản tác giả Nguyễn Hữu La [12], đã khẳng định, chiều cao cây có tƣơng quan thuận rất chặt với chiều rộng tán chè (r = 0,72± 0,09) và số cành cấp 1(r = 0,75± 0,090), tƣơng quan chặt với diện tích lá (r=0,58±0,11), nhƣng không có mối tƣơng quan thuận với chiều dài đốt cành, trọng lƣợng búp và mật độ búp.

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm hình thái, điều kiện ngoại cảnh với năng suất chè, Chu Xuân Ái (1988) [2] cho rằng: Năng suất chè có mối tƣơng quan thuận chặt với mật độ búp (r=0,8564) và diện tích lá (r=0,7752), những giống có mật độ búp cao, diện tích lá lớn cho năng suất cao. Giống có chiều rộng lá (r= 0,7542) lớn có năng suất cao hơn những giống có chiều dài lá lớn.

- Nghiên cứu về lá chè

Nguyễn Đình Nghĩa [13], khi theo dõi về mầu sắc lá của các giống chè đã rút ra kết luận: Những cây chè có sản lƣợng cao thƣờng là những cây lá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xanh đậm, bóng láng, dầy. Những giống chè có tỷ lệ chiều dài lá/chiều rộng lá (d/r) bằng 2,2 sẽ có sản lƣợng cao hơn những cây có tỷ lệ này nhỏ hơn 2,2. Sản lƣợng búp mù xoè (không có tôm) và tỷ lệ búp có tôm giảm nhanh ở những giống có tỷ lệ d/r lá lớn hơn 2,2. Giống có dạng lá bầu dục (tỷ lệ d/r lá nhỏ hơn 2,2) sản lƣợng cao hơn giống có dạng lá hình mũi mác. Giống chè Trung du có diện tích lá nhỏ thƣờng cho năng suất thấp, búp nhanh mù xoè.

Nghiên cứu cấu trúc lá chè, Nguyễn Văn Toàn, Trịnh Văn Loan [34],

cho rằng các giống chè có sản lƣợng búp cao thƣờng có góc lá từ 40 - 60o

, khoảng cách giữa 2 lá lớn. Nghiên cứu tƣơng quan về khoảng cách giữa 2 lá của các giống chè với sản lƣợng búp chè các tác giả cho rằng: Khoảng cách giữa 2 lá có tƣơng quan thuận với sản lƣợng búp chè

Nghiên cứu kích thƣớc lá của các giống chè khác nhau, Nguyễn Văn Toàn, Trịnh Văn Loan [34], Lê Tất Khƣơng [8], đều cho rằng: Các giống khác nhau có kích thƣớc lá khác nhau, do vậy các giống khác nhau sẽ có khả năng cho năng suất khác nhau. Nghiên cứu quan hệ giữa hệ số diện tích lá với khả năng cho năng suất của các giống,

Theo Nguyễn Văn Toàn [33], đặc điểm giống chè có năng suất cao ít nhất phải có hệ số diện tích lá lớn (tạo ra số búp nhiều) và kích thƣớc lá lớn (có khối lƣợng búp lớn).

Theo Vũ Văn Vụ, Trần Văn Lài (1993) [37], cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp ở thực vật chủ yếu là lá. Đặc điểm hình thái cũng nhƣ cấu tạo giải phẫu của lá ảnh hƣởng trực tiếp đến quang hợp. Đối với cây chè vấn đề tăng hiệu suất quang hợp cho cây thông qua chọn tạo giống có vai trò quan trọng đặc biệt, vì lá chè vừa là sản phẩm thu hoạch, vừa là bộ máy quang hợp

Nghiên cứu hệ số diện tích lá và quan hệ giữa hệ số diện tích lá với năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, Đỗ Văn Ngọc [17] cho biết: Hệ số diện tích lá có tƣơng quan thuận với tổng số búp/ tán chè (r=0,69- 0,57). Khi nghiên cứu hệ số diện tích lá của các giống chè tác giả chỉ rõ những giống chè có năng suất cao thƣờng có hệ số diện tích lá từ 4 - 6.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng và năng suất chè giai đoạn kiến thiết cơ bản, Chu Xuân Ái và cộng sự [2] kết luận: Mặc dù hệ số diện tích lá, năng suất chè chịu ảnh hƣởng chủ yếu của các yếu tố kali với đạm, song quan trọng nhất trong giai đoạn này là các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng của cây chè. Việc bón cân đối các yếu tố cho cây chè sẽ cho ƣu thế hơn hẳn việc áp dụng theo quy trình cũ chỉ bón đạm và kali, càng không thể chỉ bón đạm.

Nhƣ vậy mỗi giống chè khác nhau có đặc điểm sinh trƣởng, năng suất, chất lƣợng của từng loại khác nhau nên việc lựa chọn các giống chè mới để đƣa vào sản xuất đại trà là một vấn đề rất quan trọng trong khâu sản xuất.

Nghiên cứu về chu kỳ phát triển cá thể của cây chè, các tác giả Trung Quốc đã chia tổng chu kỳ phát dục cá thể của cây chè làm 5 giai đoạn: Phân tích đặc điểm sinh trƣởng phát triển của cây chè trong từng giai đoạn và nêu ra các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp cần thiết nhằm tạo điều kiện cho cây chè sinh trƣởng phát triển tốt trong từng giai đoạn đó là:

- Giai đoạn phôi thai ( giai đoạn hạt giống). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giai đoạn cây con: Từ khi hạt nẩy mầm đến khi cây ra hoa lần đầu (1-2 năm sau trồng).

- Giai đoạn cây non: Từ khi cây ra hoa lần đầu tiên đến khi cây có bộ khung tán định hình (từ năm thứ 2 - 3 đến hết năm thứ 4 sau trồng).

- Giai đoạn chè lớn: Là giai đoạn chè kinh doanh sản xuất. thời kỳ này kéo dài hơn 20 - 30 năm phụ thuộc vào điều kiện đất đai kỹ thuật canh tác...

- Giai đoạn chè già: Giai đoạn này cây chè đã trải qua thời kỳ kinh doanh sản xuất, có biểu hiện già cỗi, năng suất giảm nhanh chóng (Đỗ Ngọc Quỹ 1980) [21]. Nghiên cứu về sự hình thành các đợt sinh trƣởng của cây chè M.A.A. Alidatde (1964) cho rằng: Khi trên búp chè có 5 lá thì nách các lá thứ nhất, thứ 2 đã có những mầm nách; Khi lá thứ 6 xuất hiện thì trên búp chè có mầm nách thứ 3, khi lá thứ 7 xuất hiện thì trên búp chè có mầm nách thứ 4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nghiên cứu về sự sinh trƣởng của búp chè K.M. Dzedemukhatde-1976 cho rằng: Sự sinh trƣởng của búp chè phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. ở những nƣớc có mùa đông rõ rệt, búp chè sẽ ngừng sinh trƣởng vào mùa đông và nó đƣợc phục hồi vào kỳ ấm lên.

Nghiên cứu sự sinh trƣởng của búp chè trong điều kiện có đốn và không đốn, Dzedemukhatde-1976 đã chỉ ra rằng: Trong điều kiện để giống hoặc không đốn thì các mầm chè đƣợc phân hoá trong vụ thu, vụ đông sẽ hình thành búp trong vụ xuân, trong khi đó ở nƣơng chè có đốn thì sự phân hoá mầm chè chủ yếu đƣợc tiến hành trong vụ xuân.

2.3.3. Nghiên cứu phân bón lá cho cây chè

Hàng năm do nhu cầu khai thác búp chè đạt năng suất hàng chục tấn búp tƣơi trên một héc ta mà lƣợng sinh khối chất khô cây chè bị lấy đi rất lớn. Vì vậy để đảm bảo sản xuất lâu dài bền vững cho ngành chè thì lƣợng dinh dƣỡng hàng năm chúng ta cần cung cấp cho cây chè là không nhỏ. Dinh dƣỡng đƣợc cung cấp cho cây chè dƣới hai hình thức: bón phân trực tiếp cho đất và bón phân qua lá. Hình thức bón phân cho đất với cây chè đã đƣợc sử dụng lâu đời và đã khẳng định tính ƣu việt của nó. Tuy nhiên ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhiều loại phân bón qua lá đã đƣợc nghiên cứu và đƣa vào sản xuất. Với cây chè cũng có nhiều loại phân bón qua lá đã đƣợc thử nghiệm và mang lại kết quả khả quan, nó cung cấp vi lƣợng qua lá nhƣ: Kẽm, sắt, manhê, phốt pho...mà không phải phân nào cũng có đƣợc. Năm 2009, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè - Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã thực hiện các nghiên cứu khảo nghiệm phân bón lá cho chè gồm: UREAKING và chế phẩm phân hữu cơ sinh học cải tạo đất WEHG. Qua theo dõi, nghiên cứu kết quả thu đƣợc bƣớc đầu:

Phun phân bón lá UREAKING tăng hiệu quả kinh tế từ 9,09% tới 11,68%. Phun chế phẩm WEHG đã làm tăng mật độ búp từ 8,72% đến 25,8%.

Xuất phát từ thực trạng vừa nêu, nhằm đánh giá chất lƣợng một số loại phân bón qua lá trên cây chè chúng tôi tiến hành khảo nghiệm trên giống chè có triển vọng tại xã La Bằng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN III

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1.1. Các giống chè

Vật liệu nghiên cứu là 5 giống chè, trong đó có 4 giống đƣợc chọn lọc, lai tạo, nhập nội lấy từ Viện nghiên cứu Chè Việt Nam (nay là Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc): Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Bát Tiên và giống chè Trung Du trồng bằng hạt tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Giống Trung Du: Là giống chè hiện nay chiếm trên 70% diện tích các giống chè ở huyện Đại Từ. Có nguồn gốc từ biến chủng Trung Quốc lá to, đƣợc trồng bằng hạt. Đây là giống thích nghi điều kiện khí hậu Việt Nam nói chung và Đại Từ nói riêng.

Giống Phúc Vân Tiên: Giống Trung Quốc nhập nội. Tán cây trung bình, phân cành cao, mật độ cành dày, lá mọc ngang hoặc hơi rủ. Cây sinh trƣởng khoẻ, mật độ búp cao, thời gian nảy búp sớm, búp sinh trƣởng khoẻ, mập. Chế biến chè xanh có chất lƣợng khá cao, đặc biệt chế biến chè xanh dạng “

mao tiêm” có chất lƣợng tốt. Giống vừa đƣợc Hội đồng Khoa học Bộ Nông

nghiệp và PTNT đề nghị cho khu vực hoá ở các vùng sinh thái.

Giống chè Kim Tuyên: Là giống chè Đài Loan đƣợc lai tạo bằng phƣơng pháp lai hữu tính giữa mẹ là giống Ôlong lá to của địa phƣơng với bố là giống Raiburi Ấn Độ, nhập vào Việt Nam năm 1994. Có năng suất khá và chất lƣợng cao, đặc biệt nguyên liệu có thể chế biến chè Ôlong một sản phẩm có giá trị kinh tế cao đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng. Giống đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm 2007.

Giống Bát Tiên: Nhập từ Đài Loan. Cây to trung bình, tán đứng, mật độ cành hơi thƣa. Lá màu xanh nhạt, dạng lá thuôn, thế lá ngang, răng cƣa rõ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chóp lá hơi nhọn. Cây sinh trƣởng khá, mật độ búp hơi thƣa. Giống vừa đƣợc Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị cho khu vực hoá ở các vùng sinh thái.

Giống Keo Am Tích: Giống đƣợc nhập nội từ Trung Quốc. Cây và tán to vừa, cành nhiều, lá hơi thuôn, lá hình bầu dục, lá dày, chóp lá nhọn, răng cƣa sâu và rõ, mặt lá phẳng, màu lá xanh nhạt. Búp màu xanh nhạt, hơi phớt tím, nhiều tuyết. Cây sinh trƣởng khá, mật độ búp dày, búp sinh trƣởng khoẻ và mập. Giống Keo Am Tích đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhân giống tạm thời trồng thử trên diện rộng theo sinh thái tại các tỉnh Trung du miền núi Phía Bắc

3.1.2. Các loại phân bón nghiên cứu

3.1.2.1. Các loại phân bón lá

- Phân bón lá AMINO USA đƣợc sản xuất và phân phối tại Công ty cổ

phần HATASHI Việt Nam – Hà Đông - Hà Nội đƣợc chuyên dùng cho cây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chè. Thành phần gồm có: N: 6,1%, P2 O5: 6,1%, K2O5: 6,1%, ≥ 5% AMINO

chelate chiết xuất từ nguồn Proteine thực vật (Rong biển, Đậu tƣơng, Đại mạch): Ca, Mg, Cu, Zn, Fe, Bo, Mo.

- Phân bón lá ATOPE.T đƣợc đăng ký và cung ứng tại Việt Nam do Công ty cổ phần sản xuất và thƣơng mại Hà Thái – Ba Đình Hà Nội. là phân chuyên dùng cho cây chè. Thành phần N: 15%, P2 O5: 14,1%, K2O5: 8%, MgO: 438, Fe: 185, Mn: 525, Cu: 136, Zn: 236, B: 230, Mo: 0,5 ( ở dạng chelate và tính bằng mg/kg).

- Phân bón lá Rong Biển Công nghệ Mỹ, chuyên dùng cho cây chè sản xuất và phân phối độc quyền – Công ty Việt Gia – Thành Phố Hồ Chí Minh. Thành phần N: 15%, P2 O5: 14,1%, K2O5: 8%, MgO: 438, Fe: 185, Mn: 525, Cu: 136, Zn: 236, B: 230, Mo: 0,5 ( ở dạng chelate và tính bằng mg/kg).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trung vi lƣợng: Cu 300 mg/kg, Fe: 7000mg/kg, Zn: 350mg/kg, B:

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có triển vọng tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 39)