Theo dõi các chỉ tiêu hình thái

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có triển vọng tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 49)

- Theo dõi 1 lần/năm vào tháng 12 (trƣớc khi đốn).

- Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trƣởng (vị trí cao nhất) của tán, đo trƣớc khi chè đốn.

- Chiều rộng tán: Đo chỗ tán rộng nhất vào tháng 12 trƣớc khi đốn. - Đƣờng kính gốc: Đo cách mặt đất 10 cm bằng thƣớc kẹp palme. - Chiều dài lá (d): Đo từ cuống lá đến đỉnh lá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Dạng thân: Quan sát dạng thân sinh trƣởng của cây chè.(dạng bụi, dạng gỗ, dạng gỗ nhỡ).

- Diện tích lá: đƣợc tính theo công thức; DT lá = (dxr) x 0,7.

- Thế lá: phân loại theo chỉ tiêu: Thế lá xiên, thế ngang và thế lá rủ. - Mầu sắc lá: phân loại theo mức độ xanh, xanh nhạt, xanh đậm.

- Thời gian bắt đầu sinh trƣởng: Từ khi có 10% cành nẩy mầm sau đốn. - Thời gian kết thúc sinh trƣởng. Khi cây chè không hình thành búp. - Đợt sinh trƣởng tự nhiên: Cố định cành trên cây chè sinh trƣởng tự nhiên (không thu hái búp) đếm số đợt sinh trƣởng tự nhiên trong năm.

- Đợt sinh trƣởng trong điều kiện thu hái búp: Đếm số vết hái trên cành chè ở các vị trí giữa tán, rìa tán, lấy trị số bình quân theo dõi vào tháng 12 trƣớc khi đốn.

3.4.3.2. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng

- Mật độ búp: Đếm số búp đủ tiêu chuẩn có trong khung 25 x 25cm (5 điểm theo đƣờng chéo góc)

- Khối lƣợng búp: Cân khối lƣợng của 100 búp (1 tôm 2 lá), tính trung bình). - Chiều dài búp: Đo từ điểm giữa lá 2 và lá 3 đến đỉnh búp.

- Năng suất thực thu: Cân khối lƣợng búp tƣơi/ô, quy ra ha.

- Số lứa hái/năm: Theo dõi năng suất thực tế của các lứa trong năm ra tạ búp tƣơi/ha.

3.4.3.3. Các chỉ tiêu chất lượng

+ Phân tích chỉ tiêu hàm lƣợng Tanin, chất hoà tan (% chất khô).

+ Thử nếm chất lƣợng chè xanh của các giống theo phƣơng pháp cảm quan.

+ Bấm, bẻ sau đó phân loại chè A, B,C,D theo (Sổ tay kiểm tra và đánh giá chất lƣợng chè miền Bắc, Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2003).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Thành phần cơ giới búp chè: trọng lƣợng 1 tôm 2 lá, lá 1, lá 2, lá 3, tôm và cuộng.

- Tỷ lệ búp mù xoè: Cân ngẫu nhiên 100g, đếm tổng số búp, số búp mù xoè, tính phần % búp mù xoè.

3.4.3.4. Chỉ tiêu sâu bệnh

Điều tra theo phƣơng pháp 5 điểm chéo góc.

Rầy xanh: Dùng khay có kích thƣớc 35x25x5cm, đáy khay có tráng một lớp dầu hoả đặt nghiêng khay dƣới tán chè, dùng tay đập mạnh 3 cái phía trên, đếm số Rầy xanh rơi vào khay tính bình quân.

Bọ cánh tơ (bọ Trĩ): Hái 5 điểm chéo góc mỗi điểm 20 búp, đếm số con trên búp và tính trung bình.

Bọ xít muỗi: Hái 5 điểm theo đƣờng chéo góc mỗi điểm hái 40 búp, đếm và tính bình quân.

Nhện đỏ: Hái 5 điểm mỗi điểm 20 lá theo đƣờng chéo góc, đếm số nhện và tính trung bình

3.4.3.5. Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu khác

- Lấy mẫu phân tích thành phần sinh hoá búp chè theo phƣơng pháp: Hàm lƣợng Tanin theo phƣơng pháp Leventhal, chất hòa tan theo phƣơng pháp Vozonxob 1946.

- Lấy mẫu, chế biến các sản phẩm chè, thử nếm, đánh giá chất lƣợng: Thử nếm bằng phƣơng pháp cảm quan theo tiêu chuẩn TCVN 3218-93 (chè

đen) theo phƣơng pháp cho điểm.

3.4.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHÈ TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ ĐẾN PHÁT TRIỂN CHÈ TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đại Từ là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25km. Phía Bắc giáp huyện Định Hoá; Phía nam giáp huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên; Phía đông giáp huyện Phú Lƣơng; Phía tây Bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ. Toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên 57.415 ha, chiếm 16,32% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Huyện có 31 xã, thị trấn với dân số 158.721 ngƣời, mật

độ dân cƣ 275 ngƣời/km2

, gồm 8 dân tộc cùng sinh sống.

Đặc điểm địa hình: huyện đƣợc bao bọc bởi các dãy núi ở bốn phía, phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo với độ cao từ 300 – 600m, phía Đông là dãy núi Pháo với độ cao từ 150 – 300m, phía Bắc có núi Hồng và núi Chúa, phía Nam có núi Thằn Lằn thấp dần từ Bắc xuống Nam. Đặc điểm địa hình tƣơng đối phức tạp, mang đặc trƣng vùng núi, trung du, đồng bằng. Hƣớng chủ đạo địa hình của huyện theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam.

Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn nhất Thái Nguyên, diện tích năm 2010 là 5253 ha (chiếm 30% tổng diện tích chè của Tỉnh); chất lƣợng chè Đại Từ đƣợc đánh giá rất ngon, có nhiều vùng chè đặc sản nổi tiếng cả nƣớc nhƣ: chè La Bằng, chè Khuôn Gà - Hùng Sơn…Nhiều năm qua, cây chè đƣợc huyện coi là cây trồng chủ lực, mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp; là cây giúp bà con nông dân thoát nghèo và tiến tới làm giàu. Tuy nhiên việc đầu tƣ, phát triển cho cây chè chƣa nhiều, chƣa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh trong phát triển cây chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong điều kiện hiện nay, để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh phát triển cây chè của huyện, góp phần quan trọng trong thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, kinh tế xã hội phát triển nhanh và bền vững thì việc chuyển đổi cơ cấu các giống chè mới có năng suất ổn định, chất lƣợng cao là cần thiết và cấp bách, nhằm để hƣơng vị chè đặc sản đó chính là cơ hội thuận lợi để Huyện tập chung phát triển cây kinh tế mũi nhọn, cây xoá đói làm giầu của ngƣời nông dân.

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất sản xuất Nông lâm nghiệp huyện Đại Từ năm 2010

Danh mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 57415.7 100

1. Đất nông nghiệp 19044.2 33.17

Đất trồng lúa 8102.31

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 3.45

Đất trồng cây hàng năm khác 861.8

Đất trồng cây lâu năm 10076.64

2. Đất lâm nghiệp 27823.9 48.46

3. Đất chuyên dung 5541.25 9.65

4. Đất ở 3552.92 6.19

5. Đất nuôi trồng thuỷ sản 773.13 1.35

6. Đất chƣa sử dụng 680.3 1.18

(Nguồn số liệu: Chi cục thống kê huyện Đại Từ năm 2010) Qua số liệu ở bảng 4.1 hiện trạng sử dụng đất cho thấy:

Hình 4.1: Đồ thị cơ cấu sử dụng đất của huyện Đại Từ năm 2010

33.17 48.46 9.65 6.19 1 .3 5 1 .1 8 1. Đất nông nghiệp 2. Đất lâm nghiệp 3. Đất chuyên dùng 4. Đất ở 5. Đất nuôi trồng thuỷ sản 6. Đất chưa sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đại Từ có tổng diện tích tự nhiên khá lớn, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 33.17 %. Diện tích cây lâu năm chiếm 52,9% trong tổng số đất nông nghiệp (10076.64), trong đó chủ yếu là đất trồng chè chiếm tới 5253 ha số còn lại là các loại cây ăn quả nhƣ vải, nhãn, cam, quýt, xoài…

Trong thực tế hiện nay một số diện tích đất lâm nghiệp hiệu quả kinh tế thấp; Cùng với nhiều diện tích ruộng lúa không chủ động nƣớc tƣới, ở trên cao... đều đƣợc chuyển đổi sang trồng chè điều đó càng chứng tỏ hiệu quả kinh tế thu nhập từ việc sản xuất chè là hƣớng đi đúng đắn của huyện Đại Từ .

4.1.2. Điều kiện về khí hậu

Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10, gió Đông Nam chiếm ƣu thế tuyệt đối, khí hậu nóng ẩm và mƣa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ƣu thế, lƣợng mƣa ít, thời tiết hanh khô.

Bảng 4.2. Diễn biến khí hậu huyện Đại Từ qua các tháng (số liệu trung bình trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010)

Tháng Nhiệt độ (oC) Ẩm độ (%) Lƣợng mƣa (mm) 1 14.5 78.7 8.6 2 18.5 83.0 24.1 3 19.8 85.3 48.8 4 22.5 85.2 143.2 5 25.7 81.2 290.1 6 27.8 81.6 274.1 7 28.7 82.3 393.6 8 28.5 85.3 238.6 9 26.8 84.3 240.8 10 25.7 83.4 87.6 11 21.5 76.0 70.8 12 17.9 76.7 10.8 T.Bình 23.1 81.9 152.7 Tổng (mm/năm) 1831.0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số liệu bảng 4.2 cho thấy:

Diễn biến khí hậu thời tiết trung bình trong 3 năm từ 2008 đến 2010 tại huyện Đại Từ nhiệt độ trung bình trên tháng là 23,10C, cao nhất vào tháng 7 là 28,7 0C, thấp nhất vào tháng 1 là 14,5 0C đây là khung nhiệt độ rất phù hợp đối với sự sinh trƣởng phát triển của cây chè, cũng nhƣ sản xuất chè xanh đặc sản mà ít địa phƣơng nào ở Việt Nam có đƣợc. Đƣợc thể hiện ở Bảng 4.2.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ Ẩm độ Lượng mưa

Hình 4.2: Đồ thị diễn biến nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa qua các tháng trung bình 3 năm ((2008- 2010)

Lƣợng mƣa và ẩm độ không khí là yếu tố quan trọng quyết định đến sinh trƣởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lƣợng của cây chè. Ngay cả khi trong đất có đủ dinh dƣỡng nhƣng thiếu nƣớc thì cây trồng cũng khó hấp thu đƣợc. Tổng lƣợng mƣa trung bình trong năm là 1831.0 mm đây là lƣợng mƣa thích hợp đối với cây chè, tuy nhiên lƣợng mƣa phân bố qua các tháng trong năm lại không đều; Có tháng lƣợng mƣa rất ít ( tháng 1, 2,11 và 12). Lƣợng mƣa tập trung chủ yếu vào các tháng (5,6,7,8,9) mà theo quy luật phát triển của cây chè, đây là những tháng cho năng suất cao nhất vì vậy đây là lợi thế của vùng chè Đại Từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lƣợng mƣa thấp vào các tháng đầu năm và cuối năm, vào tháng 1 chỉ đạt 8,6 mm với lƣợng nƣớc này không đủ để cây chè sinh trƣởng phát triển tốt. Theo quy luật đây là giai đoạn cây chè bƣớc vào giai đoạn nghỉ đông. Vì vậy nếu phát triển chè theo hƣớng chè mùa đông thì phải bổ xung độ ẩm bằng phƣơng pháp tƣới.

4.1.3. Tình hình sản xuất chè của huyện Đại Từ

- Diện tích, năng suất và sản lượng chè Đại Từ

Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn của tỉnh Thái Nguyên. Huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 30 xã, thị trấn trồng chè. Theo số liệu thống kê đến hết năm 2010, tổng diện tích chè toàn huyện là 5.253 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh 4.935 ha, năng suất chè búp tƣơi bình quân đạt 102,39 tạ/ha, với sản lƣợng nguyên liệu chè tƣơi 50.530 tấn

Tính trong giai đoạn 2000 – 2005, mức tăng về diện tích chè của Đại Từ đạt 39,69% (mức tăng bình quân của toàn tỉnh là 30,94%), năng suất chè từ 72,0 tạ/ha (năm 2000) tăng lên 86,0 tạ búp tƣơi/ha (năm 2005) (tăng 19,45%, so với mức tăng bình quân của tỉnh), sản lƣợng chè búp tƣơi tăng tƣơng ứng là 53,41% (so với mức tăng sản lƣợng bình quân của tỉnh là 41,09%). Giai đoạn này, xét cả về diện tích, năng suất và sản lƣợng, sản xuất chè của huyện đều tăng mạnh hơn so với mức trung tăng trung bình chung của toàn tỉnh.

Trong vòng 5 năm trở lại đây (2005 - 2010), diện tích, năng suất và sản lƣợng chè của Đại Từ tiếp tục tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên so với mặt bằng chung của toàn tỉnh, mức độ tăng vẫn còn thấp hơn cả về năng suất và sản lƣợng, đặc biệt về sản lƣợng. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng về sản lƣợng chè Đại Từ thấp hơn so với tốc độ tăng trung bình chung toàn tỉnh là do: ở các huyện khác, tốc độ tăng về diện tích chè cho thu hoạch búp cao hơn (tốc độ tăng về diện tích chè cho sản phẩm của Đại Từ là 2,60%/năm, trong khi tốc độ tăng trung bình toàn tỉnh là 2,96%/năm). Mặt khác, tốc độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tăng năng suất trung bình trung toàn tỉnh cao gấp đôi so với tốc độ tăng năng suất của huyện (10,39%/năm so với 5,02%/năm). Nguyên nhân dẫn đến năng suất trung bình chung toàn tỉnh tăng cao chủ yếu xuất phát từ thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ, có mức độ đầu tƣ thâm canh chè rất cao.

Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè Đại Từ giai đoạn 2000- 2010

Hạng mục Đơn vị 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2000/ 2005 Tốc độ tăng 2005- 2010 (%/năm) Tổng diện tích 1000 ha 3,487 4,871 5,028 5,098 5,152 5,196 5,253 139,69 1,53 Diện tích cho sản phẩm 1000 ha 3,375 4,346 4,623 4,743 4,900 4,900 4,935 128,77 2,60 Năng suất chè búp tƣơi Tạ/ha 2,00 86,00 89,02 91,13 94,13 99,02 102,39 119,45 3,55 Sản lƣợng chè búp tƣơi 1000tấn 24,30 37,38 41,15 43,22 46,12 48,52 50,53 153,81 6,23

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đại Từ)

Số liệu ở Bảng 4.3, cho thấy, so với năm 2005, năm 2010 diện tích chè Đại Từ tăng 7,84% (từ 4.871 ha lên 5.253 ha), tƣơng ứng với tốc độ tăng bình quân là 1,53%/năm. So với giai đoạn 2000 - 2005, giai đoạn này tốc độ mở rộng diện tích chậm hơn. Nguyên nhân có thể là do ở giai đoạn trƣớc, diện tích đất đồi núi chƣa sử dụng còn nhiều, nên việc phát triển, mở rộng diện tích trồng chè rất thuận lợi. Càng về sau, khi quỹ đất trống thu hẹp dần sẽ không còn đất để mở rộng diện tích trồng chè.

Có thể nói, quỹ đất để phát triển mở rộng diện tích trồng chè của Đại Từ không còn nhiều. Những loại đất tốt, phù hợp, thuận lợi cho trồng chè về cơ bản đã sử dụng hết, do đó nên tập chung đầu tƣ vào trồng thay thế các giống mới nhập nội có năng suất ổn định, chất lƣợng cao trên những diện tích chè già cỗi, năng suất thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Về năng suất:

Giai đoạn này, mức tăng năng suất cao hơn so với giai đoạn trƣớc (năm 2005: 86,0 tạ/ha, năm 2010: 102,39 tạ/ha, mức tăng 19,06%, tốc độ tăng 3,55%/năm). Nguyên nhân có thể là do trong những năm vừa qua, việc đầu tƣ phát triển cây chè đƣợc sự quan tâm chỉ đạo, đầu tƣ của huyện và của tỉnh, nhiều chƣơng trình, dự án phát triển chè đã đƣợc thực hiện, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong thâm canh, cải tạo và trồng mới chè; nhiều mô hình ứng dụng giống mới, khoa học kỹ thuật mới đƣợc xây dựng thành công; chú trọng công tác đào tạo tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân làm chè.

Trong cả giai đoạn, tốc độ tăng năng suất bình quân là 3,55%/năm, năm sau tăng cao hơn so với năm trƣớc. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng này rất thấp so với tốc độ tăng trƣởng trung bình trung về năng suất của tỉnh. Năm 2010, năng suất chè búp tƣơi bình quân của Đại Từ đạt 102,39 tạ/ha, đứng thứ 3 trong tỉnh Thái Nguyên (sau thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ).

- Về sản lượng: Giai đoạn 2005-2010, sản lƣợng có tốc độ tăng trƣởng cao hơn so với diện tích và năng suất (mức tăng trƣởng về sản lƣợng đạt 6,23%/năm). Chính yếu tố năng suất đã làm cho sản lƣợng chè ở giai đoạn này tăng cao. Tuy nhiên, so với mức tăng trƣởng trung bình chung về sản lƣợng của tỉnh, tốc độ tăng trƣởng về sản lƣợng của huyện vẫn thấp hơn nhiều (tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng của huyện: 6,23%/năm, của tỉnh: 13,18%/năm). Trên địa bàn huyện, diện tích chè giống Trung Du trồng bằng hạt chiếm tỷ lệ cao nhất: 77,92%, các giống mới chọn lọc trồng bằng bầu giâm cành chỉ chiếm 22,08% (tỷ lệ giống mới của cả nƣớc là 51%, Thái Nguyên là 30,6%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.4: Hiện trạng giống và cơ cấu giống chè ở huyện Đại Từ năm 2010

Tên giống Diện tích

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có triển vọng tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)