Kết quả nghiên cứu về giống chè

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có triển vọng tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 33)

Trong sản xuất nông nghiệp, công tác nghiên cứu về giống có vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế. Giống là ƣu thế cạnh tranh tuyệt đối, là sản phẩm của nghiên cứu công phu và đầu tƣ vô giá.Chè là cây giao phấn, cây con biến dị lớn, những nƣơng chè trồng bằng hạt thƣờng không đều khác nhau về hình thái cũng nhƣ nội chất. Chọn ra giống tốt, nhất là các dòng vô tính có vai trò lớn trong việc nâng cao phẩm chất nguyên liệu và chất lƣợng sản phẩm. Mặt khác, chè là cây công nghiệp lâu năm, có nhiệm kỳ kinh tế dài trồng một lần có thể cho thu hoạch 40 - 50 năm, đầu tƣ trồng chè cao hơn nhiều lần so với các cây ngắn ngày khác, không thể phá đi trồng lại hàng năm đƣợc nên giống tốt hay xấu có ý nghĩa quyết định đến năng suất và chất lƣợng chè trong suốt nhiệm kỳ kinh tế. Kinh nghiệm các nƣớc trồng chè đạt hiệu quả cao cho thấy: giống tốt không những tăng sản lƣợng, chất lƣợng và tăng thu nhập mà còn mở rộng đƣợc địa bàn phát triển chè đến những vùng sinh thái khác. Do vậy việc nghiên cứu chọn, tạo và sử dụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản xuất đƣợc các nhà khoa học và ngƣời sản xuất quan tâm từ rất sớm.

Năm 1905, trạm Nghiên cứu chè đầu tiên trên thế giới đƣợc thành lập trên đảo Java. Đến năm 1913, Cohen Stuart đã phân loại các nhóm chè dựa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

theo hình thái, nghiên cứu sinh lý của sự ra hoa, tạo quả, xác định đƣợc những

dấu hiệu đầu tiên của sự lựa chọn với tƣơng quan cơ bản của các yếu tố cấu

thành năng suất Tác giả đã đề cập đến vấn đề chọn giống chè theo hƣớng di truyền sản lƣợng, đồng thời ông cũng đề ra tiêu chuẩn một giống chè tốt. Theo ông, để chọn đƣợc một giống tốt theo phƣơng pháp chọn dòng cần phải trải qua 7 bƣớc:

1. Nghiên cứu vật liệu cơ bản. 2. Chọn hạt.

3. Lựa chọn trong vƣờn ƣơm. 4. Nhân giống hữu tính và vô tính. 5. Chọn dòng.

6. Lựa chọn tiếp tục khi thu búp ở các dòng chọn lọc. 7. Thử nghiệm thế hệ sau.

Lựa chọn thế hệ sau đƣợc tiến hành theo các đặc tính của tính trạng bên ngoài của cây nhƣ: Thân, cành, lá, búp, hoa, quả ...

Tình hình nghiên cứu giống chè ở Trung Quốc:

Trung Quốc là nƣớc có lịch sử trồng chè lâu đời (khoảng 4000 năm). Ngay từ đời nhà Tống đã có 7 giống chè đƣợc chọn lọc ở Vũ Di Sơn (Phúc Kiến). Các giống chè Thuỷ Tiên (1821-1850), Đại Bạch Trà (1850), Thiết Quan Âm có từ 200 năm nay đều là những giống chè chiết cành do nhân dân tạo ra (Nguyễn Văn Toàn-1994) [33]. Năm 1966 điều tra giống toàn quốc ở Trung Quốc có trên 1000 giống chè trong đó xác định đƣợc 50 giống chè tốt đƣa ra sản xuất. Một số giống chè tốt của Trung Quốc nhƣ Kim Tuyên; Bát Tiên; Phúc Vân Tiên; Keo Am Tích, Đại Bạch Trà; Hùng Đỉnh Bạch; Hoa Nhật Kim...

Hiện nay ở tỉnh Triết Giang Trung Quốc đang xây dựng nhiều vùng chè sinh thái (đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ) từ các giống chè Long Tỉnh 43, Long

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỉnh lá dài, Phúc Đỉnh, Đại Bạch Trà. Năm 2001, 50% sản phẩm sản xuất theo kế hoạch xuất khẩu sang thị trƣờng khó tính nhƣ EU, Mỹ.

Nghiên cứu giống chè ở Ấn Độ:

Ấn Độ là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về diện tích nhƣng lại đứng đầu thế giới về sản lƣợng. Đạt đƣợc thành tích trên là do Ấn Độ rất quan tâm đầu tƣ nghiên cứu triển khai các giống tốt vào sản xuất.

Theo PGS Đỗ Ngọc Quỹ - 2000 [23], thì từ những năm 50 của thế kỷ 20 ấn độ đã thành công trong việc chọn ra 110 giống chè tốt, trong đó có 102 giống chè đƣợc nhân bằng phƣơng pháp vô tính. Đến năm 2003 Ấn Độ đã có trên 80% diện tích chè đƣợc trồng bằng giống tốt. Trong đó có trên 20% giống đƣợc trồng bằng cây con đƣợc nhân giống bằng phƣơng pháp giâm cành.

Công tác chọn dòng trên thứ chè:

Đánh giá về triển vọng của việc chọn dòng chè ở Ấn Độ Karkatde.I.G (1964; Eden (1958), cho rằng: Những giống chè ở Trung Quốc, Ấn Độ có nhiều dạng hình khác nhau, có khả năng sinh trƣởng và cho năng suất khác nhau, quan sát 200 cây chè trên nƣơng chè, có những cây chè cho sản lƣợng cao gấp 3 lần so với năng suất trung bình và gấp tới 20 lần so với cây cho sản lƣợng thấp nhất. Do vậy chọn dòng từ những cây chè tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất vƣờn chè. H. Pbanioh (1986) tại Trạm thực nghiệm Tocklai, đã đề ra phƣơng pháp đơn giản đánh giá sản lƣợng của cây chè và tiềm năng chất lƣợng của các dòng riêng biệt trong vƣờn ƣơm và trên nƣơng chè, phƣơng pháp này gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Quan sát chọn ra những cây chè tốt.

Giai đoạn 2: Đánh giá khả năng ra rễ khi giâm cành của các dòng (khả năng ra rễ cần đạt trên 80%).

Giai đoạn 3: Đánh giá sản lƣợng, chất lƣợng nguyên liệu và chất lƣợng sản phẩm chế biến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài phƣơng pháp chọn dòng, phƣơng pháp chọn hạt (do hai dòng tạo nên) đƣợc các nhà nghiên cứu đặt ra từ năm 1965 cho đến năm 1987 đã có 6 hạt đƣa ra sản xuất có hiệu quả.

Nghiên cứu giống chè ở Srilanca:

Srilanca là nƣớc nhỏ nhƣng là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè hàng đầu của thế giới. Chè của Srilanca có hƣơng thơm, chất lƣợng cao, đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Giống chè ở Srilanca hiện nay chủ yếu có nguồn gốc Ấn Độ. Srilanca đặc biệt chú ý đến công tác chọn giống, chú ý kết hợp chọn dòng có sản lƣợng cao kết hợp với tính chống chịu và khả năng chống bệnh. Kết quả là đã chọn đƣợc các dòng chè TRI777, TRI2043, giống chè TRI777 đã đƣợc nhập nội vào Việt Nam và hiện đang là giống chè có chất lƣợng khá, phát triển rộng rãi trong sản xuất. Hiện nay diện tích trồng chè bằng các giống chè đƣợc nhân giống vô tính đạt trên 40% diện tích trồng chè trong cả nƣớc.

Nghiên cứu giống chè ở Nhật Bản:

Nhật Bản là nƣớc đầu tiên nhập giống chè từ Trung Quốc, vào thế kỷ thứ 9. Chè ở Nhật Bản đƣợc trồng tập trung ở giữa 35 - 38 vĩ độ Bắc, chủ yếu trồng trên đất bằng, độ cao không quá 60 -1000 m so với mực nƣớc biển.

Theo Satoshi Yamagushi, Jitanaka (1995). Công tác chọn dòng cũng đƣợc đặc biệt chú ý ở Nhật Bản, nhiều giống chè mới đã đƣợc đƣa vào sản xuất, trong đó giống Yabukita đƣợc trồng phổ biến nhất chiếm tới 70% diện tích chè ở Nhật Bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo PGS Đỗ Ngọc Quỹ (2000) [23]. Bắt đầu từ những năm 1953 Nhật Bản đã xây dựng chế độ đăng ký các giống chè tốt, qua đó các Sở Nông Lâm của các các tỉnh đã đăng ký 33 giống tốt, trong đó giống chủ lực cũng là giống Yabukita.

Nghiên cứu giống chè ở Liên Xô cũ:

Hiện nay sản xuất chè ở nƣớc Nga chủ yếu tập trung ở Grudia. Theo Daraselia (1989), sơ đồ kế hoạch chọn giống chè ở đây vạch ra nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nghiên cứu đặc tính sinh học, hình thái học cây chè (hình dạng bên ngoài, tính sinh trƣởng, sản lƣợng và chất lƣợng, ...).

- Trồng những vật liệu đã chọn lựa đối với những mẫu vật tốt đã chọn lọc để chăm sóc.

- Chăm sóc, lựa chọn và nhân giống những cây tốt nhất.

- Thí nghiệm tính ổn định về sự di truyền của hạt, về những dấu hiệu mong muốn và các chỉ tiêu kỹ thuật của cây.

- Trồng những nƣơng chè giống tốt đã lựa chọn qua quá trình thí nghiệm và khu vực hoá.

Nghiên cứu giống chè ở Kênia:

Chè lần đầu tiên đƣợc đƣa tới Kênia vào năm 1903 nhƣng sản xuất chè ở Kênia chỉ bắt đầu từ những năm 1925 - 1927. Cho đến nay công tác nghiên cứu giống chè ở Kênia đƣợc quan tâm rất nhiều. Các giống chè đƣợc chọn lọc, giâm cành chiếm tới 67% ở khu vực tiểu nông và chiếm tới 33% diện tích chè ở các đồn điền lớn, ngoài nhân giống bằng hình thức giâm cành, Kênia còn nhân giống bằng hình thức ghép. Công tác nghiên cứu giống chè đã góp phần đƣa năng suất chè của Kênia lên rất cao. Kênia là một trong những quốc gia có năng suất chè cao nhất thế giới, đạt trên 2.192,7 kg chè khô/ha.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có triển vọng tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 33)